Bộ Tài chính đưa ra đề xuất giúp các dự án giao thông quan trọng quốc gia thuận lợi trong công tác giải ngân

Bộ Tài chính cho biết, các dự án trọng điểm quốc gia đang có tỷ lệ giải ngân cao hơn trung bình của cả nước. Tuy nhiên, những dự án này cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân.

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, đến hết ngày 31/8/2023, tổng số vốn giải ngân của 9 dự án quan trọng quốc gia ngành Giao thông vận tải (Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, giai đoạn 1; Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, giai đoạn 1; Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1; Dự án Vành đai 4 TP. Hà Nội; Dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; Dự án đường Hồ Chí Minh; Dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành) là 48.297,55 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 55,3% trên tổng kế hoạch năm 2023 được giao (87.317 tỷ đồng).

Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 41.857,66 tỷ đồng, đạt 53,9% và vốn ngân sách địa phương là 6.997,98 tỷ đồng, đạt 72,9%.

Như vậy, kết quả giải ngân các dự án quan trọng quốc gia đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn tỷ lệ bình quân chung 8 tháng của cả nước.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ Bộ Tài chính, các dự án này cũng đang gặp một số khó khăn trong công tác giải ngân.

Cụ thể, về giao dự toán đối với khoản vốn 13.796 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương (NSTW) năm 2021 cho 3 dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng ở giai đoạn 1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới giao tổng nguồn tăng NSTW năm 2021 cho 3 dự án, không giao chi tiết cho từng dự án thành phần.

Trong khi đó, hết thời hạn giao dự toán nguồn tăng thu NSTW năm 2021 (31/12/2022), Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có văn bản thông báo danh mục và mức vốn dự kiến từ nguồn vốn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 cho từng dự án, dự án thành phần để hoàn thiện thủ tục, thực hiện đầu tư theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg ngày 28/7/2022.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải và 8 địa phương là cơ quan chủ quản chưa đề xuất nhu cầu giao dự toán (tại các quyết định phê duyệt đầu tư dự án thành phần không phân định nguồn vốn tăng thu NSTW) nên Bộ Tài chính chưa có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ giao dự toán năm 2022. Việc tiếp tục sử dụng nguồn vốn này trong năm 2023 phải báo cáo Quốc hội cho phép chuyển nguồn.

Các dự án giao thông quan trọng quốc gia đang có tỷ lệ giải ngân cao
Bộ Tài chính đề xuất giải pháp giúp giải quyết các khó khăn cho các dự án trọng điểm quốc gia. Ảnh: TL

Về khó khăn này, Bộ Tài chính cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại văn bản số 6652/VPCP-KTTH ngày 28/8/2023, Bộ Tài chính đã có văn bản số 9339/BTC-ĐT ngày 31/8/2023 đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các địa phương xác định nhu cầu vốn bố trí từ nguồn tăng thu cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 cho các dự án đã đáp ứng đủ điều kiện giao vốn.

Trên cơ sở đó, tổng hợp chung vào tờ trình về thí điểm tháo gỡ một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan đến đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (trong đó có cơ chế đặc thù về đối tượng thủ tục đầu tư, giao kế hoạch, giải ngân cho các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn tăng thu NSTW năm 2022), báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội cho phép chuyển nguồn vốn trên sang năm 2023 để bố trí cho các dự án.

Ngoài ra, về phê duyệt tổng mức đầu tư của các dự án thành phần của Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, theo các quyết định phê duyệt đầu tư các dự án thành phần, tổng mức đầu tư của 4 dự án thành phần do UBND các tỉnh được phân cấp làm cơ quan chủ quản phê duyệt là 44.814,3 tỷ đồng, cao hơn 123,3 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư được Quốc hội phê chuẩn.

Để tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải ngân vốn đầu tư công của các dự án trọng điểm quốc gia từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính đã đưa ra kiến nghị về giao dự toán đối với khoản vốn 13.796 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi của NSTW năm 2021 cho 3 dự án đường bộ cao tốc (hiện tờ trình thí điểm trên đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

Còn việc bổ sung nội dung nguồn tăng thu NSTW năm 2021 thì Bộ Tư pháp phải thẩm định và báo cáo lại Chính phủ (ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 7620/BKHĐT-TH ngày 15/9/2023).

Thực hiện Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 10/9/2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023 và cũng để Bộ Tài chính có cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép chuyển nguồn vốn trên sang năm 2023 bố trí cho các dự án theo đúng quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, đầu tư công, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định nhu cầu bố trí vốn phù hợp với khả năng giải ngân từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 cho từng dự án thành phần đã đủ điều kiện giao vốn gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương là cơ quan chủ quản các dự án thành phần rà soát, điều chỉnh đảm bảo phê duyệt trong phạm vi sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 đã được Quốc hội phê chuẩn. Trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư cao hơn sơ bộ tổng mức đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 60/2022/QH15, đề nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định./.

Hà Vân

Tin cùng chuyên mục

Cả nước mới giải ngân được trên 59% kế hoạch vốn đầu tư công

Cả nước mới giải ngân được trên 59% kế hoạch vốn đầu tư công

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân của cả nước đến thời điểm này vẫn đạt thấp khi ước hết tháng 11/2023 mới giải ngân được trên 59% kế hoạch vốn.
Giải ngân vốn đầu tư công: Dồn lực cho chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Dồn lực cho chặng nước rút

Để giải ngân hết số vốn đầu tư được giao, các địa phương đang dốc toàn lực cho chặng nước rút này.
Hà Nội: Nhiều nỗ lực từ Kho bạc để giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Nhiều nỗ lực từ Kho bạc để giải ngân vốn đầu tư công

Mặc dù kết quả giải ngân trên địa bàn thành phố chưa đạt như kỳ vọng khi mới đạt trên 58% kế hoạch vốn giao, nhưng cũng cho thấy sự nỗ lực của các cấp, ngành trên địa bàn thủ đô để góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu giải ngân đạt 95% khi kết thúc năm. Trong hành chính đó, có sự đóng góp không nhỏ của Kho bạc Nhà nước Hà Nội trong kiểm soát và thanh toán vốn.
Đồng Nai tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm

Đồng Nai tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm

"Từ nay đến cuối năm, lãnh đạo các đơn vị phải hạn chế đi công tác nước ngoài, nghỉ phép không cần thiết để tập trung thực hiện công tác giải ngân vốn đầu tư công" - đây là yêu cầu của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đưa ra để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh.
Nghệ An: Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình của tỉnh

Nghệ An: Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình của tỉnh

Tại tỉnh Nghệ An, hiện vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình của tỉnh. Do vậy, để đạt mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch năm 2023, trong thời điểm cuối năm này, tỉnh Nghệ An đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp.

Tin khác

Hòa Bình: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân chung của cả nước

Hòa Bình: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân chung của cả nước

Các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đang được tỉnh Hòa Bình nỗ lực đề ra và thực hiện trong những tháng còn lại của năm, bởi ước tính đến hết tháng 11/2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023 của tỉnh mới đạt trên 20%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.
Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 90% kế hoạch được giao

Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 90% kế hoạch được giao

Hải Phòng hiện đang đứng thứ 8 cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao khi đạt 90,5% và đạt 56% kế hoạch thành phố giao.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%

Trong 7 nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong 2 tháng cuối năm 2023 để thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tập trung nỗ lực cho công tác giải ngân vốn đầu tư công, với mức phấn đấu đạt tỷ lệ 95%.
Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ việc thu hồi nợ tạm ứng

Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ việc thu hồi nợ tạm ứng

Mặc dù kết quả thu hồi tạm ứng qua các năm tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) Ninh Thuận đều tăng và vượt chỉ tiêu đăng ký thi đua hàng năm, tuy nhiên số dư tạm ứng còn lại tại đơn vị cho thấy, vẫn còn nhiều khoản tạm ứng từ nhiều năm trước chưa được thu hồi và chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Giải pháp nào đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối cùng của năm

Giải pháp nào đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối cùng của năm

Ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư Bộ Tài chính cho rằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng không có sự bứt phá so với những tháng trước, nên mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% rất khó thực hiện. Với trách nhiệm của mình, Bộ Tài chính đang tiếp tục kiến nghị các giải pháp để giúp đưa tỷ lệ giải ngân tăng lên trong những tháng cuối cùng của năm.
Quảng Ninh quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm

Quảng Ninh quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm

Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Quảng Ninh mới giải ngân được gần 1 nửa kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 sau khi được điều chỉnh. Theo đó, áp lực giải ngân số vốn còn lại của tỉnh là rất lớn khi thời gian không còn nhiều. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Ninh vẫn kiên định và quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm.
Khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ

Khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ

Thảo luận về dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí cho phép tăng tỷ lệ vốn tham gia của nhà nước vào dự án PPP từ không quá 50% lên không quá 70%. Thời điểm này, cần một cơ chế đặc thù nhằm khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ, một trong những lĩnh vực hạ tầng quan trọng quốc gia.
Còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ

Còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ chi tiết, bằng 2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đạt thấp

Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đạt thấp

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân của cả nước ước 10 tháng chưa có sự đột phá. Nhiều bộ, ngành, địa phương giải ngân chưa cao nên rất khó có thể đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính giao vào cuối năm, như mục tiêu đã đặt ra.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ký Công điện số 09/CĐ-BKHĐT về việc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động