Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công lần 3. Nghị định mới dự kiến sẽ thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP (Nghị định 167) của Chính phủ cũng quy định về nội dung này trước đó và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP (Nghị định 67) sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.

Thực trạng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất còn chậm

Trước thực trạng tổng thể và tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công (TSC) còn chậm, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý TSC. Dự thảo đã được gửi xin ý kiến rộng rãi bằng văn bản các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước… Đặc biệt, Bộ Tài chính đã tổ chức 3 cuộc hội thảo tại TP. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An để lấy ý kiến trực tiếp góp ý cho dự thảo.

Không thực hiện sắp xếp nhà, đất của đối tượng là doanh nghiệp
Ảnh TL minh họa.

Ông Nguyễn Tân Thịnh – Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đây là một nghị định rất khó và quan trọng, Bộ Tài chính đã tổng hợp đầy đủ các ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương trên tinh thần cầu thị. Mỗi ý kiến đều xuất phát từ thực tiễn, nắm rõ các vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện xử lý lại, sắp xếp tài sản công.

“Đây đều là các ý kiến tâm huyết, xuất phát từ yêu cầu thực tiến. Trên cơ sở giải trình, tổng hợp tiếp thu, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định lần 3 để tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ” - Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết.

Dự thảo Nghị định lần này tập trung vào 2 nội dung chính đó là: Sắp xếp lại, xử lý TSC là đất, nhà, công trình khác gắn liền với đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định, trừ nhà, đất không phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Điều 3 dự thảo Nghị định; xử lý chuyển tiếp việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quản lý, sử dụng.

Cũng theo dự thảo Nghị định, có 2 trường hợp nhà, đất không thực hiện sắp xếp. Trường hợp thứ nhất là nhà, đất do doanh nghiệp quản lý; các đối tượng không thuộc phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Lý do là việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp nhà nước là công việc thường xuyên và đã được quy định đầy đủ tại các pháp luật có liên quan (pháp luật về quản lý, sử dụng TSC; pháp luật về doanh nghiệp; pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan).

Trường hợp thứ hai là nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng trong 9 trường hợp đã quy định tại khoản 2 Điều 3 dự thảo.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 3 dự thảo quy định 12 trường hợp cụ thể thuộc hoặc không thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý. Đơn cử như đất quốc phòng đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đất giao cho địa phương, đã bố trí làm nhà ở theo đúng quy định của pháp luật, có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên cơ sở nhà, đất, có lối đi riêng mà nhà và tài sản gắn liền với đất đó không phải là tài sản công hoặc đã được thanh lý, hóa giá theo đúng quy định của pháp luật thì không thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất…

Có 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất

Để việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là TSC đạt hiệu quả cao nhất, dự thảo Nghị định đã quy định 5 hình thức sắp xếp, xử lý gồm: Giữ lại tiếp tục sử dụng; thu hồi; điều chuyển; chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý; tạm giữ lại tiếp tục sử dụng.

Không thực hiện sắp xếp nhà, đất của đối tượng là doanh nghiệp
Ảnh TL minh họa

Trong đó, hình thức chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý đối với nhà, đất đã bố trí làm nhà ở trước ngày Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên cơ sở nhà, đất, có lối đi riêng mà cơ quan, tổ chức, đơn vị không còn nhu cầu sử dụng được xử lý như sau: Trường hợp nhà, đất đã bố trí làm nhà ở trước ngày 19/1/2007 thì thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật khác có liên quan.

Trường hợp nhà, đất đã bố trí làm nhà ở từ ngày 19/1/2007 đến trước ngày Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành thì người đang sử dụng nhà, đất đó có trách nhiệm liên hệ với cơ quan chức năng của địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai. Trong đó, trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì người đang sử dụng nhà, đất có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất (nếu có) theo quy định của pháp luật về đất đai, nộp tiền nhà như quy định tại khoản 2 Điều 71 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở và các khoản phải nộp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì cơ quan tài nguyên và môi trường trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất của người đang sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong trường hợp này (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định và xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc bố trí nhà, đất làm nhà ở đối với các trường này.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng đưa ra quy định, không phải ban hành quyết định xử lý đối với nhà, đất được xử lý theo hình thức giữ lại tiếp tục sử dụng hoặc tạm giữ lại tiếp tục sử dụng.

Về xử lý chuyển tiếp, dự thảo Nghị định quy định xử lý chuyển tiếp chia thành 2 Mục riêng.

Mục 1 để xử lý chuyển tiếp đối với nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng trong các trường hợp cụ thể được quy định tại dự thảo Nghị định.

Mục 2 để xử lý chuyển tiếp đối với nhà, đất do doanh nghiệp quản lý, sử dụng trong các trường hợp cụ thể được quy định tại dự thảo Nghị định.

Ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, với những ý kiến đóng góp, Cục Quản lý công sản sẽ tiếp tục tổng hợp, rà soát để nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ xem xét ban hành trong thời gian sớm nhất giúp công tác sắp xếp lại, xử lý TSC nhanh chóng được triển khai, giúp nguồn lực của Nhà nước được quản lý, sử dụng hiệu quả./.

Tô Thục

Tin cùng chuyên mục

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.
Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Sau hai năm công tác đấu giá đất công không thu được kết quả như mong muốn, năm nay Đồng Nai lên kế hoạch đấu giá 30 khu đất có vị trí đắc địa, nhằm tạo nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Sau khi tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính đã đổi tên dự thảo "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công" thành "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất". Đồng thời bổ sung thêm nhiều quy định giúp cho việc sắp xếp, xử lý lại loại tài sản này đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính có Công văn số 12828/BTC-QLCS ngày 25/11/2024 gửi lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Bộ Tài chính đã tổng hợp các ý kiến và có những giải trình, tiếp thu cụ thể đối với từng ý kiến tham gia.
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 14590/BTC-QLCS hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công và tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng.

Tin khác

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2024 thêm ít nhất 15% dự toán Quốc hội giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC về việc tăng cường các giải pháp quản lý thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp và Bộ sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính vừa có bản tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá; quản lý; sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản
TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua Kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn đầu tư công 84.149 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến ngân sách trung ương hơn 3.237,5 tỷ đồng và vốn thuộc ngân sách địa phương gần 80.911,5 tỷ đồng.
Phân công, phân cấp tạo điều kiện trong quản lý, điều hành giá

Phân công, phân cấp tạo điều kiện trong quản lý, điều hành giá

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá năm 2023. Theo Bộ Tài chính, nghị định phải được xây dựng để đảm bảo sự tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý, điều tiết giá đã được thể hiện tại Luật Giá năm 2023.
Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ cho biết đang phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn giao năm 2024 đạt 95% trở lên. Tính đến giữa tháng 11/2024, ban đã thực hiện giải ngân được hơn 1.917 tỷ đồng, đạt hơn 71% kế hoạch vốn.
Xem thêm
Phiên bản di động