Bộ tiêu chí quản lý rủi ro nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế

Với xu hướng số lượng người nộp thuế (NNT) ngày một gia tăng, hoạt động kinh tế phát sinh ngày càng phức tạp, ngành Thuế đã đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT, đồng thời phòng chống gian lận gây thất thoát ngân sách nhà nước (NSNN).
Bộ tiêu chí quản lý rủi ro nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế
Bộ tiêu chí quản lý rủi ro nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Ảnh: TL

Đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý rủi ro

Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, hiện cả nước có tổng số trên 3,4 triệu hộ kinh doanh (HKD), cá nhân kinh doanh (CNKD), với số thuế quản lý trên 12,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số hộ khoán là trên 1,9 triệu hộ, số thuế quản lý là trên 3,7 nghìn tỷ đồng; số cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh trên 47,5 nghìn hộ, số thuế quản lý trên 641,4 tỷ đồng; số cá nhân kinh doanh hoạt động đại lý xổ số, bảo hiểm, đa cấp là trên 639 nghìn hộ, số thuế quản lý 102,8 tỷ đồng; số cá nhân kinh doanh khai thuế, nộp thuế thông qua tổ chức khai thay là trên 434,7 nghìn hộ, số thuế quản lý 278,9 tỷ đồng; số cá nhân cho thuê tài sản là trên 61,6 nghìn hộ, số thuế quản lý trên 4,8 nghìn tỷ đồng.

Với xu hướng số lượng người nộp thuế (NNT) ngày một gia tăng, hoạt động kinh tế phát sinh ngày càng phức tạp, ngành Thuế đã đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT, đồng thời phòng chống gian lận gây thất thoát ngân sách nhà nước (NSNN).

Từ tháng 6/2023, Tổng cục Thuế ban hành công văn hướng dẫn các cục thuế tổ chức kiểm tra “danh sách NNT thuộc diện giám sát xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn” theo hệ số K tại ứng dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT).

Tổng cục Thuế cho biết, qua báo cáo kết quả rà soát của cơ quan thuế các cấp, đến cuối năm 2023, toàn ngành đã thực hiện rà soát số lượng lớn NNT (bao gồm cả tổ chức, doanh nghiệp và HKD), xác định các trường hợp vượt hệ số K có rủi ro cao (kê khai sai, dừng hoạt động, bỏ trốn, chuyển cơ quan điều tra,...). Với đặc thù tốc độ phát sinh nhanh của dữ liệu HĐĐT, hệ số K là công cụ theo dõi giám sát có độ trễ sát với thời gian xuất hóa đơn của NNT. Đây cũng là giải pháp quản lý cho thấy tính chủ động và trách nhiệm trong thực thi công vụ của công chức thuế.

Song song với đó, Tổng cục Thuế đã xây dựng ứng dụng đối chiếu tờ khai và hóa đơn đối với NNT là doanh nghiệp và HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai trên phạm vi cả nước. Theo báo cáo của cục thuế các địa phương, tính đến cuối năm 2023, số thuế giá trị gia tăng mà NNT đã thực hiện kê khai bổ sung là hàng nghìn tỷ đồng.

Chuẩn hóa các nội dung và các bước công việc

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, mới đây, Tổng cục Thuế vừa tổ chức cuộc họp trao đổi về “Dự thảo áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh”. Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, bộ tiêu chí QLRR là cơ sở giúp cơ quan thuế xác định HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp kê khai và HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp khoán có dấu hiệu rủi ro trong việc vi phạm pháp luật về hóa đơn hoặc có dấu hiệu rủi ro trong việc vi phạm pháp luật về thuế.

Theo Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh, việc đưa ra bộ tiêu chí giúp chuẩn hóa các nội dung và các bước công việc, tạo sự thống nhất, khách quan trong công tác đánh giá HKD, CNKD có dấu hiệu rủi ro về thuế và quản lý, sử dụng hóa đơn. Đồng thời, góp phần hiện đại hóa công tác QLRR trong quản lý thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn đối với HKD, CNKD; nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về thuế và hóa đơn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Để thực hiện các biện pháp QLRR trong cơ quan thuế, lãnh đạo Tổng cục Thuế chỉ đạo, cơ quan thuế các cấp cần tăng cường triển khai HĐĐT theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Đồng thời, toàn ngành tiếp tục bám sát nội dung Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Từ đó, tăng cường sử dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, sử dụng cơ sở dữ liệu đó để kết nối thông tin giữa các ngành, tăng cường công tác quản lý thuế.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế tiếp tục chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tập trung triển khai Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.

Ngoài ra, lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng đề nghị các cục, vụ chuyên môn tập trung phối hợp với Ban Quản lý rủi ro tổ chức triển khai tổng hợp báo cáo sớm bộ tiêu chí, đưa vào hệ thống để lập trình nhằm đưa ra những giải pháp, công cụ phân tích rủi ro, tự động hóa các khâu giúp cơ quan thuế hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế rủi ro với công tác nghiệp vụ của công chức quản lý HKD ở cơ quan thuế cấp cơ sở./.

Thư Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để

Tại Hội nghị lấy ý kiến nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công với các bộ, cơ quan trung ương được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, lần sửa luật này sẽ tập trung vào 2 nội dung cơ bản, trong đó sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện luật thời gian qua.
Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn

Với những bất cập trong quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công là rất cần thiết. Từ yêu cầu cấp bách này cũng như để hoàn thành dự án một luật sửa nhiều luật thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự án thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Thủ tướng chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch.
Khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024

Khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024

Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Để chính sách sớm đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đã lưu ý các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất theo Luật Đất đai năm 2024.
Tăng thu trên nền tảng số

Tăng thu trên nền tảng số

Để đảm bảo thu đạt và vượt dự toán ngân sách nhà nước được giao, Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan triển khai nhiều giải pháp, trong đó tiếp tục “tăng thu nhờ số hóa”.

Tin khác

Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công: Chuyển biến từ nhận thức cho đến thực tiễn

Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công: Chuyển biến từ nhận thức cho đến thực tiễn

Theo Bộ Tài chính, từ khi có hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tình trạng này đang dần được đẩy lùi và có nhiều chuyển biến tích cực.
Ngành Giao thông đăng ký giải ngân thêm 77.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Ngành Giao thông đăng ký giải ngân thêm 77.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) dự kiến sẽ giải ngân khoảng 77.624 tỷ đồng (tăng khoảng 5.172 tỷ đồng so với báo cáo trước đó) vốn đầu tư công cho các công trình giao thông trọng điểm.
Ngành Hải quan yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Ngành Hải quan yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước; thực hiện nghiêm quy chế làm việc của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Bộ tiêu chí quản lý rủi ro nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế

Bộ tiêu chí quản lý rủi ro nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế

Với xu hướng số lượng người nộp thuế (NNT) ngày một gia tăng, hoạt động kinh tế phát sinh ngày càng phức tạp, ngành Thuế đã đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT, đồng thời phòng chống gian lận gây thất thoát ngân sách nhà nước (NSNN).
Các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý gì trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024?

Các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý gì trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024?

Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết thi hành trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hơn 8,5 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hơn 8,5 tỷ hóa đơn điện tử

Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, tính từ khi triển khai đến hết 19/7/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 8,54 tỷ hóa đơn, trong đó 2,35 tỷ hóa đơn có mã và hơn 6,19 tỷ hóa đơn không mã. Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng, đây là nguồn dữ liệu lớn cơ quan thuế cần thực hiện rà soát, phân tích dữ liệu, phát hiện rủi ro, phòng chống gian lận về hóa đơn điện tử để chống thất thu thuế.
21.115,6 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

21.115,6 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Phân bổ chi tiết vốn đầu tư công (ĐTC) nhanh sẽ góp phần đưa tiến độ giải ngân lên nhanh. Tuy nhiên, theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện vẫn còn tới 21.115,6 tỷ đồng vốn ĐTC chưa được phân bổ chi tiết, chiếm 3,16% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52/2024/TT-BTC bãi bỏ một số thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực thuế.
TP Hồ Chí Minh: 7 tháng, giải ngân đạt 15% số vốn được giao

TP Hồ Chí Minh: 7 tháng, giải ngân đạt 15% số vốn được giao

Tại phiên họp thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và tổng kết tình hình kinh tế - xã hội trong 7 tháng được tổ chức chiều 1/8, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cho biết, 7 tháng, thành phố giải ngân vốn đầu tư công 11.804 tỷ đồng, đạt 15% số vốn được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động