Bố trí vốn kịp thời, sát thực tế - phát huy hiệu quả đầu tư công

Hiện nay tình trạng chậm phân bổ vốn đầu tư công đã được khắc phục. Ngay khi được giao kế hoạch vốn, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương phân bổ chi tiết cho từng nhiệm vụ, dự án, giúp cho nguồn vốn đầu tư công ngày càng phát huy hiệu quả.
Khẩn trương phân bổ chi tiết vốn đầu tư công
Bố trí đủ nguồn vốn kịp thời - phát huy hiệu quả đầu tư công. Ảnh: TL

Phân bổ kế hoạch vốn bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm

Theo quy trình của Luật Đầu tư công (ĐTC), sau khi Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn, việc phân bổ chi tiết tới các chương trình, dự án sẽ do các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện. Đây là khâu rất quan trọng để bảo đảm tiến độ và hiệu quả giải ngân.

Tuy nhiên trong nhiều năm qua, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm vẫn là khâu yếu, chưa sát với khả năng thực hiện. Hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không phân bổ hết kế hoạch theo đúng thời gian quy định. Công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án chưa phù hợp, dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần…

Nhìn lại việc thực hiện kế hoạch vốn ĐTC năm 2023, nhiều dự án được giao vốn khi chưa hoàn thiện các thủ tục cần thiết, dẫn đến chậm trễ giải ngân, thậm chí không giải ngân được đồng nào do chưa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư.

Theo báo cáo tổng thể giám sát đánh giá đầu tư năm 2022, có 3.673 dự án phải điều chỉnh, chiếm 5,2% tổng số dự án thực hiện trong kỳ, trong đó chủ yếu là điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư, tiến độ đầu tư, vốn đầu tư…

Để khắc phục tình trạng này, trong quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 cho các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ kế hoạch vốn được giao, thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương phân bổ kế hoạch vốn bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, dứt khoát không dàn trải, manh mún, chia cắt. Đặc biệt phải tuân thủ điều kiện, thứ tự ưu tiên quy định tại Luật ĐTC và các nghị quyết của Quốc hội, không để xảy ra tiêu cực.

Để thực hiện nghiêm các yêu cầu của Chính phủ, ngày 11/1/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 405/BTC-ĐT đôn đốc phân bổ, nhập dự toán Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC nguồn NSNN năm 2024 của các bộ, ngành, địa phương.

Tại công văn, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết vốn cho từng nhiệm vụ, dự án đã đủ điều kiện giao vốn theo quy định của pháp luật về ĐTC và theo QĐ1603 gửi Bộ Tài chính làm cơ sở để thực hiện kiểm tra việc phân bổ và thanh toán kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết vốn

Để phát huy nguồn vốn ĐTC, giúp phát triển kinh tế - xã hội, ngay khi nhận được nguồn vốn Thủ tướng Chính phủ giao, cùng sự đôn đốc của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương phân bổ chi tiết vốn và nhập dự toán trên Tabmis để có thể thực hiện giải ngân ngay từ tháng đầu, quý đầu của năm.

Năm 2024, tỉnh Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 6.520 tỷ đồng vốn ĐTC; trong đó, ngân sách trung ương (NSTW) gần 2.195 tỷ đồng; ngân sách địa phương (NSĐP) hơn 4.325 tỷ đồng.

Ngay khi nhận kế hoạch vốn, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án. Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã phân bổ chi tiết hơn 2.088 tỷ đồng vốn NSTW; hơn 4.057 tỷ đồng vốn NSĐP. Theo báo cáo của UBND tỉnh, việc chưa phân bổ chi tiết hết số kế hoạch vốn còn lại là do nguồn thu sử dụng đất năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao cho Quảng Nam là 2.700 tỷ đồng, tăng gần 20% so với các năm 2022, 2023. Tuy nhiên, thực tế những năm qua, tỉnh Quảng Nam liên tục hụt thu nguồn sử dụng đất. Đồng thời, năm 2024 dự báo khả năng nguồn thu sử dụng đất thấp, do đó HDND tỉnh đã thống nhất chủ trương giữ lại 400 tỷ đồng từ nguồn thu sử dụng đất phân bổ sau trong năm, để dự phòng tình trạng hụt thu, hạn chế phát sinh nợ đọng trong năm.

Hiện tỉnh Lâm Đồng cũng đã hoàn thành phân bổ chi tiết trên 7.266 tỷ đồng vốn ĐTC kế hoạch năm 2024 cho các huyện, thành phố, các chương trình, dự án giao thông trọng điểm, dự án chuyển tiếp trên địa bàn tỉnh.

Với mục tiêu năm 2024, tiếp tục dành vốn ĐTC cho các dự án trọng điểm, TP. Hải Phòng đã dành nguồn vốn ĐTC để phân bổ cho gần 80 dự án trên địa bàn. Theo đó, với tổng số vốn trên 19.217 tỷ đồng, Hải Phòng đã phân bổ 11.791 tỷ đồng cho 79 dự án ĐTC chuyển tiếp từ các năm trước và khởi công mới đã đủ thủ tục đầu tư. Đồng thời, thành phố đã thực hiện phân bổ 4.200 tỷ đồng vốn ĐTC năm 2024 theo thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND các quận, huyện; phân bổ hơn 2.000 tỷ đồng cho chương trình xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu…

Việc các địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết nguồn vốn ĐTC được giao đã cho thấy sự quyết tâm trong thực hiện ĐTC để đưa nền kinh tế phát triển. Bởi vốn đã được giao, giờ là thời điểm để các sở, ban, ngành, chủ đầu tư bắt tay vào việc thực hiện để tạo ra các khối lượng hoàn thành gửi Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán vốn.

Hạnh Thảo

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tin khác

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Trong năm 2024, các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công cuối năm 2024 dự kiến khoảng 36 - 37% GDP. Việc kiểm soát tốt nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khiến cho “bức tranh nợ công" của Việt Nam càng trở nên tươi sáng hơn.
Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế không mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, kịp thời cung cấp thông tin các đối tượng rao bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp cho cơ quan thuế và cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.
Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này xấp xỉ với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% trở lên.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi cho biết, mấy năm qua chưa năm nào TPHCM giải ngân đạt 95%. Khối lượng thường dồn rất lớn vào cuối năm. Năm 2025 các địa phương, đơn vị phải cố gắng chủ động hàng tuần, tháng để đạt được chỉ tiêu 95%.
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động