Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Nghị quyết sẽ khơi dậy động lực, tinh thần cải cách của các bộ, ngành, địa phương.

PV: Ông đánh giá thế nào về tinh thần, ý nghĩa của việc ban hành, triển khai Nghị quyết 02 năm 2024?

Ông Đậu Anh Tuấn: Năm 2024 là năm thứ 10 chúng ta có Nghị quyết 02, mà trước đây là Nghị quyết 19, nhằm mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh với cách tiếp cận mới là so sánh với các nước trong khu vực với các mục tiêu rõ ràng.

Bản thân số hiệu Nghị quyết 02, chỉ sau Nghị quyết 01, được ban hành ngay trong những ngày đầu tiên của năm, đã thể hiện ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian qua, như chúng ta đã thấy, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn từ cả áp lực trong nước và nước ngoài. Dự báo năm 2024 khó khăn vẫn nhiều hơn thuận lợi. Do đó, việc Chính phủ ban hành trở lại Nghị quyết 02 ngày 5/1/2024 thể hiện thông điệp rằng, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, thể hiện mức độ quan tâm và đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp. Điều này vừa tạo áp lực, đồng thời khơi dậy động lực, tinh thần cải cách của các bộ, ngành, địa phương.

PV: Từ góc nhìn doanh nghiệp, ông cho rằng kết quả hoạt động cải cách môi trường kinh doanh thời gian gần đây có đạt như kỳ vọng?

"Chất lượng thực thi" là từ khóa để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024
Ông Đậu Anh Tuấn

Ông Đậu Anh Tuấn: Nhìn chung, các doanh nghiệp đánh giá kết quả cải thiện môi trường kinh doanh đang vững chắc dần theo thời gian. Chính phủ có nhiều hoạt động thúc đẩy, cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các nghị quyết, chỉ thị: Nghị quyết 93/NQ-CP; Nghị quyết 31/NQ- CP; Chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

Các bộ vẫn đang triển khai cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh theo chỉ đạo của Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ. Từ rà soát của các tổ công tác của Chính phủ, bộ ngành, báo cáo của VCCI, chúng ta đã đạt được những cải thiện tích cực.

Cụ thể như: tài liệu được đơn giản hóa, thời gian giải quyết thủ tục rút ngắn, phương thức thực hiện qua điện tử phổ biến hơn, nhiều quy định vướng mắc liên quan đến điều kiện kinh doanh được kịp thời sửa đổi; đặc biệt là tinh thần phân cấp mạnh mẽ trong thực hiện thủ tục hành chính. Chẳng hạn trong các luật Đất đai, Kinh doanh bất động sản, Nhà ở… mới thông qua, tinh thần phân cấp thể hiện rất rõ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng kiến nghị cần đẩy mạnh hơn nữa tính thực chất, hiệu quả trong cải cách môi trường kinh doanh. Bởi thực tế, một số phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh còn hình thức. Vài năm gần đây, chưa có các đề xuất cắt giảm thiếu tính đột phá. Nhiều vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh chưa được xem xét… Đặc biệt, trong quá trình rà soát cắt giảm các văn bản hiện hành, có hiện tượng các văn bản đang soạn thảo lại bổ sung rào cản mới.

Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong năm 2024
Năm 2024 các doanh nghiệp sẽ có sự hỗ trợ kịp thời vượt qua khó khăn, cùng đưa nền kinh tế tăng tốc.

PV: Để tinh thần cải cách của Nghị quyết 02 được thực sự đi vào cuộc sống, mang lại kết quả như doanh nghiệp kỳ vọng, theo ông đâu là những vấn đề cần tập trung?

Ông Đậu Anh Tuấn: Từ khóa để Nghị quyết 02 thành công vẫn là “chất lượng thực thi”. Cải cách môi trường kinh doanh cần tiếp tục được thực thi một cách hiệu quả, thực chất. Phải đảm bảo được kỷ luật, kỷ cương của bộ máy thực thi, đi cùng với cơ chế để giám sát thực thi, đánh giá hiệu quả hoạt động một cách độc lập.

Nhưng bên cạnh đó cũng phải có cơ chế tạo động lực cho bộ máy thực thi. Bởi việc xây dựng chính sách trong các bộ ngành phải nói là rất vất vả, khối lượng rất lớn, đòi hỏi rất cao, rủi ro áp lực không ít… Do đó, để quá trình cải cách bền vững cần có cơ chế tạo động lực lâu dài cho việc thực thi. Đồng thời, các hoạt động tham vấn phải tiến hành rộng rãi và thực chất hơn. Thực tế cho thấy, những nội dung nào được tham vấn rộng rãi, công khai, có sự giám sát của xã hội thì kết quả thực chất hơn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng mong muốn các giải pháp tạo thuận lợi nhiều hơn, thực chất hơn nữa. Trong bối cảnh khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp rất kỳ vọng vào các nhóm giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí khi mà thị trường đang bị thu hẹp, chi phí gia tăng. Chính phủ cũng đã nhận định được những thách thức năm 2024 và những giải pháp được ban hành đã thể hiện rõ tinh thần này. Với việc triển khai quyết liệt những giải pháp đã ban hành, tôi kỳ vọng năm 2024 các doanh nghiệp sẽ có sự hỗ trợ kịp thời từ đó thích ứng tốt, vượt qua khó khăn, cùng đưa nền kinh tế tăng tốc.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hoàng Yến

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động