Cần Thơ: Tiếp tục các giải pháp trong thu hồi tạm ứng vốn đầu tư công
Theo báo cáo từ Sở Tài chính TP. Cần Thơ, tổng số dự tạm ứng vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2022 chuyển sang năm 2023 thuộc địa phương quản lý trên 3.174 tỷ đồng. Tổng số thu hồi tạm ứng từ đầu năm đến hết tháng 8/2023 trên 1.318 tỷ đồng. Số còn lại chưa thu hồi gần 1.886 tỷ đồng.
Lũy kế số dư tạm ứng vốn ĐTC theo chế độ chưa thu hồi thuộc địa phương quản lý đến hết tháng 8/2023 là trên 3.826 tỷ đồng; trong đó, số tiền tạm ứng quá hạn trên 321 tỷ đồng.
![]() |
Cần Thơ nâng cao hiệu quả đầu tư công từ thu hồi tạm ứng. Ảnh TL minh họa |
Cũng theo báo cáo từ Sở Tài chính TP. Cần Thơ, tính từ khi Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn ĐTC có hiệu lực, tại Cần Thơ có 19 dự án thuộc ngân sách cấp quận, huyện thực hiện tạm ứng hợp đồng mà có mức vốn tạm ứng vượt 30% giá trị hợp đồng với 20 hợp đồng. Tổng giá trị tạm ứng trên 122 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/8/2023 còn trên 18 tỷ đồng số dư tạm ứng chưa thu hồi.
Nêu nguyên nhân của tình trạng chậm thu hồi vốn tạm ứng, Sở Tài chính TP. Cần Thơ cho biết, chi phí tạm ứng quá hạn chủ yếu là đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do người dân chưa chịu nhận tiền theo quyết định phê duyệt, hay như các dự án hết thời gian thực hiện. Đơn cử như dự án Bệnh viện Ung bướu TP. Cần Thơ có quy mô 500 giường, hiện thời gian thực hiện hiệp định khung và hiệp định vay đã hết hạn vào ngày 10/7/2022…
Bên cạnh đó là việc một số nhà thầu không phối hợp, không thực hiện thu hồi tạm ứng theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền mặc dù đã được chủ đầu tư gửi văn bản đôn đốc nhiều lần.
Đưa ra biện pháp xử lý thu hồi tạm ứng quá hạn để nâng cao hiệu quả nguồn vốn ĐTC, Sở Tài chính TP. Cần Thơ cho biết, sẽ tiếp tục kiến nghị UBND thành phố và các quận, huyện tăng cường công tác chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư đề xuất biện pháp thu hồi hết số vốn tạm ứng quá hạn cụ thể từng trường hợp. Chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định; hoàn thành nghiệm thu khối lượng để thực hiện thu hồi số vốn đã tạm ứng theo đúng thời hạn; cũng như làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng dự án đã thực hiện từ nhiều năm nhưng chưa thu hồi hết số vốn đã tạm ứng.
Sở Tài chính TP. Cần Thơ cũng yêu cầu các tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các chủ đầu tư cần bố trí nhân lực để thực hiện công tác tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng. Đặc biệt là không chờ đến khi hoàn thành toàn bộ phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ – CP của Chính phủ./.
Tin cùng chuyên mục

Hàng hóa hư hỏng, sinh lý hóa tự nhiên có được tính chi phí được trừ để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Chi bổ sung chế độ cho người lao động có bị tính thuế thu nhập cá nhân?

Chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cùng công ty, khác chi nhánh
Tin khác

Quyết toán thuế ra sao khi đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?

Người nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh ở đâu thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đó

Quà tặng cuối năm có phải tính nộp thuế thu nhập cá nhân?

Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?

Cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp chế xuất áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Hóa đơn đầu vào sử dụng mã số thuế của công ty hay mã số thuế của chi nhánh?

Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Doanh nghiệp có được trừ số tiền thuê đất đã nộp vào kỳ nộp thuế sau?

Khoản trợ cấp thêm khi nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí có chịu thuế khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
