Chính sách tài khóa hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế

“Sóng cả không ngã tay chèo”, trong khó khăn chưa từng có bởi đại dịch ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế - xã hội, nhưng Chính phủ đã điều hành linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác. Trong đó, chính sách tài khóa chiếm đến hơn 80% gói hỗ trợ phục hồi và phát triển chính là “liều thuốc” mạnh, là điểm tựa thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.

Giãn, giảm thuế phí lên tới 233 nghìn tỷ đồng

Năm 2022, một chương trình hỗ trợ lớn chưa từng có được triển khai - Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó triển khai các chính sách tài khóa là chủ yếu, chiếm khoảng 83% tổng giá trị chương trình, bao gồm các cấu phần hỗ trợ về an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực y tế, chuyển đổi số doanh nghiệp.

Chính sách thuế trong chương trình đã hỗ trợ cụ thể, như: giảm 2% thuế giá trị gia tăng để thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng, góp phần kiểm soát lạm phát với số tiền hỗ trợ khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất quy mô 135 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ lãi suất từ tiền ngân sách nhà nước (NSNN) với giá trị 40 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động quy mô 6,6 nghìn tỷ đồng; chính sách tăng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với quy mô 113,85 nghìn tỷ đồng dành cho đầu tư hạ tầng giao thông chiến lược.

Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung

Ngoài các chính sách ưu đãi thuế thuộc chương trình này, Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách, như: giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, dự kiến doanh nghiệp, người dân sẽ được giảm nghĩa vụ khoảng 7,3 nghìn tỷ đồng; điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng để thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp với số tiền khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí, với số tiền được giảm khoảng 900 tỷ đồng.

Trong khó khăn, giá xăng dầu thế giới lại liên tục tăng cũng đã “làm khó” cho ngân sách, khi Bộ Tài chính 2 lần trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn.

Theo Bộ Tài chính, thực hiện các giải pháp nêu trên trong năm 2022 sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí là khoảng 233 nghìn tỷ đồng. Đây là số tiền giãn, giảm thuế, phí, lệ phí lớn nhất trong lịch sử ngành Tài chính. Những con số “biết nói” đó cho thấy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan đã hết sức trách nhiệm, vì dân.

Chính sách tài khóa tác động gián tiếp và lớn hơn tới kinh tế vĩ mô

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, chính sách tài khóa đã được điều hành mở rộng, linh hoạt, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Đến thời điểm hiện nay các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô đều rất tích cực và dự kiến tăng trưởng năm nay sẽ đạt khoảng 7%.

Thu NSNN đến thời điểm hiện nay đã đạt khoảng 96%. CPI dự kiến ở mức dưới 4% so với chỉ tiêu Quốc hội giao. Nợ công khoảng 44%, kiểm soát ở mức an toàn, đảm bảo trong hạn mức mà Quốc hạn giao là 60% và ngưỡng cảnh báo 55%. Bội chi ngân sách kiềm chế ở mức dưới 4%. “Có thể nói kinh tế vĩ mô và quản lý nợ công năm nay chúng ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” - người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định.

Bộ Tài chính đồng hành cùng doanh nghiệp

Các chính sách tài khóa đã lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Thấu hiểu và sẻ chia, người đứng đầu ngành Tài chính từng khẳng định: “Doanh nghiệp cần nhất là thị trường, vốn, lao động và cơ sở hạ tầng, cởi mở thủ tục hành chính, do đó với chức năng, quyền hạn, phạm vi công tác Bộ Tài chính sẽ cùng đồng hành với doanh nghiệp”.

Có được kết quả trên, theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhiều thách thức lớn hơn so với dự báo. Kết quả đó khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt, sát sao, kịp thời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, bài bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính và đặc biệt là sự nỗ lực đóng góp tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách tài khóa đã được điều hành theo hướng chủ động, mở rộng hợp lý, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, chính sách tài khóa đã tác động gián tiếp và lớn hơn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn, phát triển bền vững của nền kinh tế.

Cơ quan thuế, hải quan đã thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính. Bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, cơ quan thuế, hải quan đã nhanh chóng triển khai việc giãn, giảm thuế, phí theo đúng quy định với các thủ tục đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Ngành Hải quan cũng đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành, đồng hành cùng doanh nghiệp, cải cách thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để cắt giảm chi phí và thời gian, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng vị thế tài khóa ngân sách của Việt Nam tương đối tốt. Các chỉ số về thâm hụt, tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở mức khả quan. Do vậy, Việt Nam đã quyết định dựa nhiều vào chính sách tài khóa, nguồn tiền hỗ trợ đều nhờ ngân sách, chưa cần dùng đến chính sách tiền tệ. Việc lựa chọn này là hợp lý, do chính sách tài khóa khi ít gây áp lực cho lạm phát hơn, đồng thời cũng có dư địa lớn hơn so với chính sách tiền tệ. Việc tập trung vào chính sách tài khóa đã tạo dư địa cho chính sách tiền tệ để ứng phó với những rủi ro, bất định.

Tài khóa Việt Nam vẫn vững vàng trong biến động của thế giới

“Gói hỗ trợ chủ yếu nhờ vào chính sách tài khóa, kết quả của lựa chọn chính xác này là khi tình hình quốc tế có biến động mạnh, tình hình tài khóa của nước ta vẫn vững vàng, thu ngân sách những tháng đầu năm tăng cao, chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện nới tài khóa, cẩn thận và linh hoạt với chính sách tiền tệ” - TS. Võ Trí Thành nhận định.

PGS. TS Vũ Minh Khương - Đại học Quốc gia Singapore nhận định, trong điều kiện vô cùng ngặt nghèo của đại dịch Covid-19, chính sách tài khóa đã tham gia tích cực, chủ động, hiệu quả vào quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam khi làm rất tốt chức năng giữ ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành KPMG Việt Nam, đánh giá cao sự chia sẻ, hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam giúp các doanh nghiệp vượt qua thách thức trong thời gian đại dịch. “Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua đại dịch. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia duy trì đà phát triển GDP, đạt thành tựu đáng khen ngợi" - ông Warrick Cleine nói.

Thành công đó đặt trong bối cảnh hết sức khó khăn. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để ngành Tài chính vừa thu ngân sách đạt dự toán, đảm bảo cho các nhiệm vụ chi trong kế hoạch cũng như các nhiệm vụ cấp bách, phát sinh.

Năm 2022 đã qua được 3/4 chặng đường với nhiều kết quả nổi bật trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, thu NSNN năm 2022 ước vượt cao so với dự toán, bội chi, nợ công trong ngưỡng Quốc hội cho phép đã góp phần quan trọng vào phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng. Một trong những điểm sáng được ghi nhận trong bức tranh kinh tế chung của 9 tháng đầu năm là việc thực hiện thu NSNN cả năm ước vượt cao so với dự toán, bội chi, nợ công trong ngưỡng Quốc hội cho phép đã góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.

Đến nay, ngành Tài chính đã gần “về đích” thu NSNN theo dự toán. Có được kết quả đó là nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu thuế, triển khai hóa đơn điện tử, chống thất thu ngân sách từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, thu thuế trên nền tảng số…

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Xem thêm
Phiên bản di động