Chính sách thuế đối với bảo hiểm nhân thọ

Trả lời Công văn số 2812/ĐLBHHG ngày 28/12/2023 của Công ty TNHH đại lý bảo hiểm Hoàng Gia vướng mắc về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN) đối với bảo hiểm nhân thọ, ngày 23/2/2024 Cục Thuế TP .Hà Nội có ý kiến như sau:
Chính sách thuế đối với bảo hiểm nhân thọ
Chính sách thuế đối với bảo hiểm nhân thọ. Ảnh: TL

- Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điểm 2.11 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
“2.11. Phần chi vượt mức 3 triệu đồng/tháng/người để: trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; quy chế thưởng do Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
DN không được tính vào chi phí đối với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu DN không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc)”.
- Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN:
+ Tại Khoản 3 Điều 11 sửa đổi bổ sung Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:
“3. Sửa đổi, bổ sung Tiết đ.2 Điểm đ Khoản 2 Điều 2
“đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí),... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do DN bảo hiểm trả.”
+ Tại Khoản 3 Điều 12 sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về các khoản thu nhập được miễn thuế:
“n) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; ... Cụ thể trong một số trường hợp như sau:
n.1) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc toà án và chứng từ trả tiền bồi thường.
...”
+ Tại Khoản 2 Điều 14 sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về căn cứ tính thuế như sau:
“2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 7
“6. Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc là khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động và tỷ lệ khấu trừ 10%.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của DN bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế khi người sử dụng lao động mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, DN bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 1/7/2013. Trường hợp khoản phí tích lũy được trả nhiều lần thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích lũy.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của DN bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động.
DN bảo hiểm có trách nhiệm theo dõi riêng phần phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động để làm căn cứ tính thuế TNCN.”
- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN:
+ Tại Tiết g Khoản 1 Điều 3 hướng dẫn về các khoản thu nhập được miễn thuế:
“g) Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ.
...
g.2) Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các DN bảo hiểm.
Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.”
+ Tại Tiết a Khoản 2 Điều 9 hướng dẫn về giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm:
“2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
...”
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Về thuế TNDN: trường hợp Công ty mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động thì khoản chi được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN nếu mức chi không vượt mức 3 triệu đồng/tháng/người và đáp ứng các điều kiện theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC nêu trên.
- Về thuế TNCN:
+ Khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ không phải là bảo hiểm mang tính bắt buộc tham gia nên không thuộc các khoản đóng bảo hiểm được giảm trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định tại Tiết a Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
+ Trường hợp Công ty mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ có tích lũy về phí bảo hiểm thì căn cứ tính thuế và đối tượng thực hiện khấu trừ thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC nêu trên.
+ Khoản thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN theo hướng dẫn tại Tiết g Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
+ Trường hợp Công ty mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ không có tích lũy về phí bảo hiểm thì khoản tiền mua bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC./.

Cục Thuế TP. Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp thì nghĩa vụ thuế như thế nào?

Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp thì nghĩa vụ thuế như thế nào?

Hỏi: Tôi kinh doanh phần mềm nhưng chưa đăng ký kinh doanh. Hiện tôi muốn mở rộng hoạt động nên có ý định thành lập công ty, nhưng băn khoăn là nếu bây giờ mới bắt đầu đăng ký thì có bị truy thu thuế thu nhập cá nhân từ các năm trước không?
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công

Trả lời Công văn số 1803/MV-2024 ngày 18/3/2024 của Công ty CP đầu tư thương mại quốc tế Minh Vượng về vướng mắc mã loại hình E62, ngày 13/5/2023 Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 4688/CTHPH-TTHT của Cục Thuế TP Hải phòng về ưu đãi thuế TNDN đối với Công ty TNHH Nippon Express Engineering (Việt Nam). Về vấn đề này, ngày 20/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất

Xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất

Trả lời Công văn số 1405/CTKHH-HKDCN ngày 12/3/2024 của Cục Thuế Khánh Hòa về xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất, ngày 20/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Hướng dẫn giảm trừ bảo hiểm khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn giảm trừ bảo hiểm khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Trả lời Công văn số 199/LĐHK-TCKT của Công ty CP Cung ứng và xuất nhập khẩu lao động Hàng Không (sau đây gọi là Công ty) vướng mắc về việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân, Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:

Tin khác

Nghĩa vụ thuế đối với cá nhân nước ngoài làm việc, kinh doanh tại Việt Nam

Nghĩa vụ thuế đối với cá nhân nước ngoài làm việc, kinh doanh tại Việt Nam

Hỏi: Công ty chúng tôi có ký hợp đồng thuê chuyên gia với 1 cá nhân người nước ngoài (đối tượng không cư trú) để "tư vấn và thực hiện các công việc cần thiết để hỗ trợ công ty thực hiện các công việc trong quá trình đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất". Cá nhân này không phải là thương nhân, không có đăng ký kinh doanh. Thời hạn hợp đồng là 1 năm. Phí dịch vụ được trả 1 khoản cố định hàng tháng và kết thúc dự án sẽ có thêm 1 khoản thưởng (phí dịch vụ này không bao gồm các khoản thuế phí theo quy định). Tôi xin hỏi, trường hợp này phải nộp các loại thuế theo quy định nào?
Thuế giá trị gia tăng đối với hàng miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng

Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 3148/HQBD-TXNK của Cục Hải quan Bình Dương về thuế GTGT đối với hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng. Về vấn đề này, ngày 12/4/2024 Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Hướng dẫn chính sách thuế giá trị gia tăng khi sáp nhập doanh nghiệp

Hướng dẫn chính sách thuế giá trị gia tăng khi sáp nhập doanh nghiệp

Trả lời Văn bản số 03.23/CV-RKH-THN của Công ty TNHH Rhythm Kyoshin Hà Nội đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế GTGT khi thực hiện sáp nhập DN, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Giải đáp vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân

Giải đáp vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân

Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn của Tổ chức Winrock International Institute for Agricultural Development (sau đây gọi là tắt là Tổ chức) vướng mắc về chính sách thuế TNCN, ngày 24/4/2024 Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Hướng dẫn khoản tiền nộp bổ sung do thực hiện dự án chậm tiến độ

Hướng dẫn khoản tiền nộp bổ sung do thực hiện dự án chậm tiến độ

Trả lời Công văn số 309/CTGLA-HKDCN ngày 20/2/2024 của Cục Thuế Gia Lai vướng mắc về khoản tiền nộp bổ sung do chậm tiến độ thực hiện dự án, ngày 8/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Chính sách hoàn thuế nhập khẩu khi tái xuất nguyên liệu

Chính sách hoàn thuế nhập khẩu khi tái xuất nguyên liệu

Hỏi: Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ hàng hóa theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, sau đó, chính doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ tái xuất nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đó vào khu phi thuế quan theo mã loại hình B13 thì doanh nghiệp có thuộc diện được hoàn thuế nhập khẩu không?
Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót

Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót

Trả lời Công văn số 012024/PU ngày 29/2/2024 của Công ty TNHH PURETECH Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty) hỏi về việc xuất hóa đơn trả lại dịch vụ cho thuê xưởng, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Có được cho thuê, mượn nhà đất công?

Có được cho thuê, mượn nhà đất công?

Hỏi: Đơn vị tôi đang công tác là 1 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cấp huyện được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. Đơn vị tôi hiện đang được giao quản lý và sử dụng nhà văn hóa trung tâm của huyện, hiện nay cơ sở vật chất tại nhà văn hóa đã cũ kỹ, lạc hậu, chưa được nâng cấp. Xin hỏi, đơn vị tôi có được cho 1 tổ chức là UBND phường mượn tài sản là nhà văn hóa trung tâm huyện để sử dụng làm nhà văn hóa trung tâm của phường không?
Có được rút bảo hiểm xã hội khi người thân qua đời do tai nạn?

Có được rút bảo hiểm xã hội khi người thân qua đời do tai nạn?

Hỏi: Tôi có người nhà đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được 11 tháng. Sau đó bị tai nạn qua đời. Vậy gia đình tôi có được rút bảo hiểm không? Mức hưởng là bao nhiêu?
Có được vừa hưởng lương hưu và trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng không?

Có được vừa hưởng lương hưu và trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng không?

Hỏi: Đầu tháng 1/2024, trên đường đi công tác, tôi bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định, đến cuối tháng 3/2024, tôi được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (TNLĐ) là 85% (bị liệt hai chân). Tôi có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và nghỉ hưu từ cuối tháng 5/2024. Vậy tôi có đồng thời được hưởng trợ cấp hưu trí và trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng không?
Xem thêm
Phiên bản di động