Cơ cấu lại nền kinh tế kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô

Bên cạnh nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ cũng đưa ra thêm nhiều nhiệm vụ khác, như: tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm…
Kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
Ảnh minh họa

Năm 2022, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chịu áp lực lớn từ biến động khó lường của kinh tế thế giới và không ít bất ổn nội tại. Năm 2022 so với 2021, GDP tăng trưởng 8,2%, mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, tuy nhiên GDP 2021 chỉ tăng 2,58%; CPI tăng 3,15% đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Năm 2023, Chính phủ ưu tiên mục tiêu hồi phục kinh tế nhưng hoạt động điều hành tiếp tục chịu tác động của các yếu tố bất lợi về tỷ giá và lạm phát (do Fed vẫn đang trong lộ trình tăng lãi suất), lãi suất cao, giải ngân đầu tư công còn nhiều vướng mắc.

Kinh tế vĩ mô là những vấn đề bao trùm toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, tình trạng thất nghiệp, tổng cung, tổng cầu, thương mại quốc tế… Ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế có độ mở lớn và thị trường như tại Việt Nam.

Bởi lẽ, nếu kinh tế vĩ mô có ổn định mới tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và cuối cùng là giúp tăng trưởng kinh tế. Trái lại, tăng trưởng kinh tế cũng sẽ tạo nền tảng cho ổn định kinh tế vĩ mô thông qua bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối hàng tiền, tiết kiệm đầu tư; thu chi ngân sách Nhà nước, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, việc làm, thu nhập và bảo đảm an sinh xã hội. Một thành công lớn trong năm 2022 của Chính phủ là giữ được các mục tiêu cơ bản của vĩ mô như kiểm soát lạm phát, tỷ giá ổn định trở lại sau vài tháng biến động mạnh, hệ thống ngân hàng giữ được thanh khoản.

Đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, báo cáo của Chính phủ cho biết, cơ quan này phải thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức nhiều hơn, mới hơn, phức tạp hơn.

Tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ, vượt dự báo khi xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022. Trong đó, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga - Ukraine kéo dài; lạm phát thế giới tăng cao, xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa và hậu quả của đại dịch Covid-19 dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu; rủi ro tài chính, tiền tệ, mất an ninh năng lượng, lương thực.

Trong nước, bên cạnh những thuận lợi cơ bản như tình hình chính trị, xã hội ổn định, dịch bệnh được kiểm soát,… thì nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ cả những yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Điển hình như áp lực lạm phát tăng cao; giá xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh; các thị trường lớn, truyền thống suy giảm; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn…

“Công việc thường xuyên ngày càng nặng nề hơn. Trong khi phải xử lý nhiều vấn đề phát sinh và những tồn tại, yếu kém đã tích tụ từ lâu. Đồng thời, dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân”, báo cáo Chính phủ nhấn mạnh.

Kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô - Ảnh 1

Tuy nhiên, kết thúc năm 2022, Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu có tới 13 chỉ tiêu đạt và vượt, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt và 1 chỉ tiêu không đạt. Tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Đặc biệt, tăng trưởng GDP khoảng 8,02%, mức kỷ lục trong 12 năm và vượt chỉ tiêu đề ra. Quy mô nền kinh tế đạt 409 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mốc 400 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 313 USD so với năm 2021; quy mô xuất nhập khẩu đạt hơn 730 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt trên 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 11,2%, trong đó, vốn FDI thực hiện đạt 22,4 tỷ USD, tăng 13,5%, cao nhất trong 5 năm qua.

Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục trên 53,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu gạo 7,12 triệu tấn; trên 73% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Sản xuất công nghiệp tăng 7,69%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,1%, tiếp tục là động lực tăng trưởng; an ninh năng lượng được bảo đảm. Khu vực dịch vụ phục hồi mạnh mẽ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8%.

Ngoài ra, đời sống nhân dân được cải thiện; an sinh xã hội được triển khai thiết thực, kịp thời, hiệu quả. Khảo sát mức sống dân cư năm 2022, tình hình đời sống của hộ dân cư được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 4,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 9,5% so với năm 2021./.

Đào Hưng

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Bộ Tài chính luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bộ Tài chính luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bộ Tài chính là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân nên không tránh khỏi phát sinh khiếu nại, tố cáo. Để giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo, không để vượt cấp, Bộ Tài chính đã chú trọng công tác tiếp công dân và giải quyết kịp thời các đơn, thư.
Xem thêm
Phiên bản di động