Còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ
Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 (bao gồm kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, kế hoạch vốn cân đối địa phương giao tăng, kế hoạch các năm trước chuyển sang) là 827.082 tỷ đồng. So với báo cáo của tháng 9/2023, kế hoạch vốn tăng 10.296 tỷ đồng, do các địa phương giao thêm từ nguồn cân đối.
![]() |
Còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ. Ảnh TL minh họa |
Hiện tổng số vốn đã được phân bổ là trên 758.167 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (708.252,4 tỷ đồng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 64.104 tỷ đồng. Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương các địa phương giao tăng là 64.104 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 694.064 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Có 22 bộ, cơ quan trung ương và 31 địa phương phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Do đó, tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 14.188,5 tỷ đồng, chiếm 2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn trong nước là 11.415,6 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương 10.207 tỷ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương 2.773 tỷ đồng). Riêng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chưa phân bổ là 6.174 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, nguồn vốn ngân sách trung ương (bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia) thuộc nguồn vốn trong nước chưa phân bổ hết chủ yếu là do các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đang hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết vốn năm 2023. Một số dự án của địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư như: dự án Hữu Nghị - Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; dự án hầm Hoàng Liên, tỉnh Lai Châu.
Ngoài ra, do một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá khả năng không thể giải ngân một số dự án, đề nghị hoàn trả ngân sách trung ương nên chưa phân bổ hết kế hoạch năm 2023 (như Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Kiểm toán Nhà nước...).
Nguồn vốn nước ngoài chưa phân bổ do các dự án chưa hoàn thành thủ tục. Đồng thời, các bộ ngành và địa phương cũng đề nghị hoàn trả ngân sách trung ương do các địa phương đánh giá khả năng không giải ngân hết.
Đối với vốn kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đang thực hiện lập, phê duyệt dự án nên chưa đủ điều kiện để phân bổ vốn. Hơn nữa, số vốn 1.208,2 tỷ đồng mới được Thủ tướng Chính phủ giao ngày 22/10/2023.
Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết vốn là do địa phương phân bổ phụ thuộc khả năng cân đối, phụ thuộc nguồn thu nên thực hiện phân bổ vốn nhiều lần (như TP. Hồ Chí Minh), hoặc đang trình thẩm định đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (như Khánh Hòa); địa phương chưa phân bổ hết vốn từ nguồn thu sử dụng đất (Cà Mau)./.
Tin cùng chuyên mục

Cả nước mới giải ngân được trên 59% kế hoạch vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công: Dồn lực cho chặng nước rút

Hà Nội: Nhiều nỗ lực từ Kho bạc để giải ngân vốn đầu tư công

Đồng Nai tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm

Nghệ An: Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình của tỉnh
Tin khác

Hòa Bình: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân chung của cả nước

Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 90% kế hoạch được giao

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%

Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ việc thu hồi nợ tạm ứng

Giải pháp nào đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối cùng của năm

Quảng Ninh quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm

Khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ

Còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ

Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đạt thấp
