Đắk Nông: Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch phát triển dự án

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn bất cập, chồng chéo, gây khó khăn cho người dân cũng như ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước. Theo đó, tỉnh Đắk Nông đã tăng cường chấn chỉnh việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Chấn chỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ông Lê Trọng Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho hay thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đặc biệt là tại TP. Gia Nghĩa, sự phát triển “nóng” của thị trường bất động sản, hiện tượng đầu cơ đất đã xuất hiện tại một số khu vực thực hiện dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, kêu gọi đầu tư của tỉnh Đắk Nông, như: khu vực hồ Trung tâm, hồ Thủy điện Đắk RTíh… dẫn đến nhà đầu tư gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng do người dân đòi hỏi giá đền bù cao, tạo áp lực trong công tác bố trí tái định cư, giải quyết đất ở cho người dân, cũng như các vấn đề về môi trường, dân sinh trên địa bàn tỉnh.

Đắk Nông: Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch phát triển dự án
Đắk Nông đẩy nhanh giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch phát triển dự án.

Theo ông Lê Trọng Yên, thực tế hiện nay, các quy hoạch ngành vẫn còn có nhiều chồng chéo so với quy hoạch sử dụng đất, từ đó dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch. Các quy hoạch ngành thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung nên việc cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Tình trạng một số đối tượng lợi dụng kẽ hở trong quy định để tách nhiều thửa đất nông nghiệp theo hình thức phân lô, bán nền dẫn đến sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nguy cơ phá vỡ quy hoạch chung trên địa bàn và ảnh hưởng đến môi trường.

Tỉnh Đắk Nông được thành lập năm 2004 trên cơ sở chia tách một số huyện của tỉnh Đắk Lắk (cũ). Việc quy hoạch một số dự án trên địa bàn tỉnh còn kéo dài, nhưng chưa triển khai thực hiện ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thu ngân sách của tỉnh còn hạn chế, khi triển khai các dự án chậm, nguyên nhân chính là do thiếu vốn đầu tư.

Trước thực tế đó, tỉnh Đắk Nông đã kêu gọi thu hút nhiều dự án đầu tư ngoài ngân sách tập trung nhiều vào các dự án đô thị, khu dân cư, bất động sản… Tuy nhiên, nhận thấy việc một số nhà đầu tư đăng ký thực hiện các dự án tại Đắk Nông còn ít, năng lực yếu chưa đảm bảo triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn nhiều bất cập, chưa giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc thực tế hiện nay dẫn đến chậm trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bởi quỹ đất sạch trên địa bàn tỉnh rất ít, do đó khi thực hiện dự án phải thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và kịp thời bố trí tái định cư.

Riêng đối với khu Trung tâm hành chính tỉnh (95 ha), UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát, UBND TP. Gia Nghĩa lập quy hoạch chi tiết chỉnh trang và phê duyệt thiết kế tổng mặt bằng một số khu vực chưa giải phóng mặt bằng. Đến nay, khu Trung tâm hành chính tỉnh Đắk Nông cơ bản đã được đầu tư các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch. Những khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng nhà ở, chuyển mục đích sử dụng đất của người dân phần lớn đã được tháo gỡ, tạo điều kiện để người dân ổn định cuộc sống.

Ngăn chặn hiện tượng tung tin “thổi” giá đất

Thời gian tới, để công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được ổn định và phù hợp với điều kiện thực tế, ông Lê Trọng Yên cho hay, UBND tỉnh Đắk Nông sẽ khẩn trương triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở Quy hoạch phải thực hiện và tích hợp đồng bộ nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn toàn tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh Đắk Nông sẽ chỉ đạo chấn chỉnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trên địa bàn tỉnh. Trong đó, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; quy hoạch các ngành, lĩnh vực khác phải đảm bảo thống nhất và đồng bộ thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ngoài ra, tỉnh sẽ tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; đồng thời, tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bất động sản; theo dõi nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra và có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin “thổi” giá đất, đầu tư theo tâm lý đám đông,…; khuyến cáo đến UBND cấp xã thông báo đến người dân được biết nhằm tránh rủi ro khi giao dịch bất động sản theo nội dung Công văn số 469 ngày 17/3/2021 của Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông về việc cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền chưa đủ điều kiện kinh doanh tại các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông./.

V.T (t/h)

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.

Tin khác

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Xem thêm
Phiên bản di động