Đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất công giúp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Bộ Tài chính vừa ban hành Công văn số 2635/BTC - QLCS yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội.

Cơ bản phê duyệt xong phương án xử lý nhà, đất trong năm 2023

Tại công văn, Bộ Tài chính đề nghị chậm nhất ngày 31/5/2023, các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc rà soát tất cả các cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình.

Trên cơ sở đó, xác định chính xác số cơ sở nhà, đất phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý (các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi, đối tượng sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ); tiến độ kê khai, báo cáo, lập phương án xử lý, phê duyệt phương án xử lý. Kết quả rà soát gửi Bộ Tài chính trước ngày 15/6/2023.

Bộ Tài chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất
Bộ Tài chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Ảnh TL minh họa

Trên cơ sở kết quả rà soát, các bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý (nếu còn các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi, đối tượng sắp xếp lại nhưng chưa được phê duyệt phương án xử lý), xác định cụ thể tiến độ (thời gian) thực hiện từng khâu (lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án; tổng hợp báo cáo kê khai và phương án đề xuất; kiểm tra hiện trạng sử dụng nhà, đất; lấy ý kiến của các cơ quan, địa phương có liên quan; lập phương án xử lý; phê duyệt phương án xử lý...) và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, cá nhân có liên quan.

Bên cạnh đó, căn cứ kế hoạch sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố ban hành, thủ trưởng các cơ quan chức năng, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quản lý, sử dụng nhà, đất và cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được phân công, bảo đảm chất lượng và tiến độ.

Đối với các bộ, ngành, địa phương còn nhiều cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt phương án xử lý, Bộ Tài chính đề nghị tổ chức các đoàn công tác để trực tiếp đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, đảm bảo đến hết năm 2023, cơ bản hoàn thành việc phê duyệt phương án xử lý nhà, đất.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương thực hiện sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc trung ương quản lý trên địa bàn, đặc biệt là việc kiểm tra hiện trạng sử dụng nhà, đất, có ý kiến về phương án xử lý nhà, đất, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của địa phương theo phân cấp của Chính phủ và quy định của pháp luật, bảo đảm thời hạn theo quy định. Đồng thời, kịp thời cung cấp các thông tin về quy hoạch và các thông tin khác thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của địa phương để phục vụ việc lập, phê duyệt phương án xử lý và tổ chức xử lý nhà, đất.

Không để lãng phí, chuyển đổi sai mục đích việc sử dụng đất

Về việc xử lý các cơ sở nhà, đất bị lấn chiếm, có tranh chấp, sử dụng sai mục đích, thiếu hồ sơ pháp lý, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất rà soát các cơ sở nhà, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích (sử dụng không đúng mục đích được giao, được thuê) hoặc thiếu hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc.

Trên cơ sở đó, kiến nghị và liên hệ với cơ quan chức năng tại địa phương để giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích hoặc mất hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc nhà, đất.

Bộ Tài chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất
Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương sắp xếp, xử lý lại nhà, đất theo đúng quy định, không để lãng phí, sử dụng sai mục đích. Ảnh minh họa

Các cơ quan chức năng tại địa phương có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, xem xét, giải quyết các trường hợp nhà, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích và các trường hợp hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương và trung ương quản lý trên địa bàn.

Đối với các cơ sở nhà, đất thiếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các cơ quan chức năng của địa phương căn cứ nguồn gốc, hồ sơ pháp lý có liên quan và quy định của pháp luật về đất đai để xem xét, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng theo đúng quy định của pháp luật, không chờ đến khi sắp xếp lại, xử lý xong mới cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất.

Đối với các cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc đối tượng sắp xếp lại theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện theo Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Công văn số 12330/BTC-QLCS ngày 24/11/2022 của Bộ Tài chính và công văn này, bảo đảm việc lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo đúng quy định, không để lãng phí, sai phạm, lấn chiếm, chuyển đổi, sử dụng sai mục đích hoặc để hoang hóa.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cho biết, tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2021/NĐ-CP) đã quy định cụ thể các công việc phải triển khai thực hiện, thời hạn thực hiện các công việc sau khi phương án xử lý nhà, đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo từng hình thức xử lý cụ thể (giữ lại tiếp tục sử dụng; thu hồi; điều chuyển; chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý; bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;...), bao gồm cả các quy định về việc xử lý chuyển tiếp đối với các phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được phê duyệt trước ngày 1/9/2021.

Vì vậy, để bảo đảm việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đúng quy định của pháp luật, kịp thời đưa nhà, đất vào sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm và tạo nguồn thu cho NSNN, tránh để lãng phí, sai phạm, lấn chiếm, chuyển đổi, sử dụng sai mục đích hoặc để hoang hóa, đề nghị các bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch và tổ chức triển khai kiểm tra việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, quan tâm kiểm tra việc thực hiện phương án đối với các cơ sở nhà, đất thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý, đấu giá..., bảo đảm hoàn thành việc thực hiện phương án xử lý nhà, đất trước năm 2025 theo đúng Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội.

Trường hợp các phương án có quy định thời hạn thực hiện nhưng để quá hạn thì phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để gia hạn hoặc phê duyệt lại phương án, bảo đảm đúng quy định. Các bộ, cơ quan trung ương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý./.

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Đã chi trả gần 2.600 tỷ đồng bồi thường

Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Đã chi trả gần 2.600 tỷ đồng bồi thường

Ban điều hành dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vừa có thông báo, đến 17g ngày 24/5/2023, các địa phương đã chi trả được 2.594 tỷ đồng cho 612 trường hợp, với diện tích khoảng 263 ha, đạt khoảng 63% mặt bằng.
Ninh Bình: Khẩn trương giải ngân vốn đầu tư công, vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Ninh Bình: Khẩn trương giải ngân vốn đầu tư công, vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Ninh Bình đang khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Thanh Hóa: Hơn 1.000 dự án chưa được phê duyệt quyết toán

Thanh Hóa: Hơn 1.000 dự án chưa được phê duyệt quyết toán

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo công khai quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công năm 2022. Theo thông báo, hiện trên địa bàn còn nhiều dự án đã hoàn thành, nhưng chưa được phê duyệt quyết toán.
Đẩy mạnh quyết toán dự án hoàn thành giúp nâng cao hiệu quả đầu tư công

Đẩy mạnh quyết toán dự án hoàn thành giúp nâng cao hiệu quả đầu tư công

Trước thực trạng nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán làm giảm hiệu quả của đầu tư công, các địa phương đang được đẩy mạnh công tác này để giúp nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công và giúp đẩy mạnh tiến độ giải ngân.
Đồng Tháp dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Đồng Tháp dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Với tỷ lệ giải ngân đạt lần lượt là 38% kế hoạch vốn được giao và đạt trên 40% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao trong 4 tháng đầu năm, tỉnh Đồng Tháp đã vươn lên dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân cao.

Tin khác

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao

Nhờ phân cấp mạnh trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nên tỷ lệ giải ngân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt cao trong các bộ, ngành trong 4 tháng đầu năm 2023.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh so với tháng trước

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh so với tháng trước

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, công tác đền bù dự án vành đai 3 tăng mạnh trong vài tuần qua đã làm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của toàn thành phố. Tính đến hết ngày 12/5, giải ngân đầu tư công thành phố đạt 8.236 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng trước, đạt 20% tổng số vốn của TP. Hồ Chí Minh được giao đợt 1.
Các dự án trọng điểm quốc gia đang có tiến độ giải ngân vốn ra sao?

Các dự án trọng điểm quốc gia đang có tiến độ giải ngân vốn ra sao?

Bộ Tài chính vừa có báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2023, trong đó có báo cáo về tiến độ giải ngân của các dự án trọng điểm quốc gia.
Nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tăng so với đầu năm

Nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tăng so với đầu năm

Có thể thấy, với sự đốc thúc của 5 Tổ công tác của Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 4 vừa qua, nhiều bộ, ngành, địa phương đã có tỷ lệ giải ngân tăng so với đầu năm.
Gỡ nút thắt, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Gỡ nút thắt, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Trao đổi với phóng viên, ông Dương Bá Đức - Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sẽ có sự bứt phá trong quý II và quý III khi các tồn tại, vướng mắc dần được tháo gỡ. Cũng theo ông Đức, việc nâng cao trách nhiệm người đứng đầu của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công sẽ tiếp tục được thực hiện nghiêm túc và là tiêu chí để bình xét thi đua khen thưởng cho các cấp, các ngành.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân 4 tháng kế hoạch năm 2023 ước đạt hơn 110.633 tỷ đồng, bằng 14,66% kế hoạch và đạt 15,65% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (18,48%). Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp trọng tâm để đẩy nhanh tiến độ.
Thái Nguyên: Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng trong những tháng tiếp theo

Thái Nguyên: Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng trong những tháng tiếp theo

Phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân 100% khi hết năm ngân sách, tỉnh Thái Nguyên đang đưa ra các giải pháp cho các tháng tiếp theo.
Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "ì ạch" của dự án đầu tư công

Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "ì ạch" của dự án đầu tư công

Theo phản ánh từ nhiều bộ, ngành, địa phương, những quy định của pháp luật hiện nay về đầu tư công đang dẫn đến khó khăn, vướng mắc gây chậm trễ trong triển khai các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Giải quyết dứt điểm tình trạng này đang là vấn đề đặt ra hiện nay.
Giải ngân vốn đầu tư công: Kho bạc giải quyết nhanh gọn các thủ tục thanh toán vốn

Giải ngân vốn đầu tư công: Kho bạc giải quyết nhanh gọn các thủ tục thanh toán vốn

Từ nhiều năm nay, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện rất nhiều cải cách thủ tục hành chính để mang đến thuận lợi cho khách hàng. Với vai trò là cơ quan kiểm soát, thanh toán vốn, để đưa nhanh dòng vốn đầu tư vào nền kinh tế, Kho bạc Nhà nước đã tiếp tục thực hiện các cải cách trong khâu kiểm soát giúp chủ đầu tư, ban quản lý dự án tiếp cận nhanh với nguồn vốn.
Yên Bái thành lập Tổ công tác đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Yên Bái thành lập Tổ công tác đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất khi hết năm ngân sách, UBND tỉnh Yên Bái vừa có quyết định thành lập Tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện, giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước và các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động