Để đầu tư công hiệu quả cần phải sửa đổi, bổ sung một số chế tài

Cho ý kiến về xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 40/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung một số quy định để sát thực tế hơn.

Bổ sung điều kiện kéo dài thời gian thực hiện kế hoạch vốn

Về xử lý kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương (NSTW) hàng năm không giải ngân hết không được phép kéo dài thời gian thực hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất sửa đổi khoản 4 Điều 44 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP theo hướng đối với số vốn không giải ngân hết trong năm kế hoạch, không cắt giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn, cho phép các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ động bố trí kế hoạch vốn ngân sách trung ương các năm còn lại tương ứng với số vốn không giải ngân hết này.

Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để đầu tư công ngày càng hiệu quả hơn
Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung thêm nhiều quy định để đầu tư công ngày càng hiệu quả hơn. Ảnh TL minh họa.

Theo Bộ Tài chính, đề xuất này có thể rủi ro cho công tác xây dựng dự toán và điều hành ngân sách nhà nước (NSNN), nhất là việc bố trí cân đối NSNN, kiểm soát bội chi và quản lý nợ công.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung điều kiện để thực hiện. Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương phải rà soát giảm việc khởi công mới các dự án để ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chậm giải ngân vốn năm trước chuyển sang năm sau; chỉ được bố trí vốn trong phạm vi dự toán được giao năm sau. Đồng thời, dự toán NSNN năm sau không bố trí “cấp bù” số vốn chậm giải ngân, bị hủy bỏ của năm trước.

Đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ cơ chế và thời điểm các bộ, địa phương báo cáo số vốn bị hủy dự toán với cơ quan Kho bạc Nhà nước và cơ quan tài chính do nguồn vốn này có phương thức giải ngân theo tài khoản đặc biệt, tại từng thời điểm sẽ có số dư tài khoản đặc biệt, số này có được coi là không giải ngân hết và bị hủy hay không.

Ngoài ra, đối với các trường hợp được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN hàng năm, tại Khoản 2 Điều 68 Luật Đầu tư công (ĐTC) năm 2019 quy định, thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch ĐTC hàng năm đến ngày 31/1 năm sau. Trường hợp bất khả kháng, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với vốn NSTW, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương (NSĐP) cho phép kéo dài thời gian thực hiện nhưng không quá 31/12 năm sau.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP cũng đã quy định về 7 trường hợp được kéo dài kế hoạch vốn. Tuy nhiên, theo ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về Báo cáo quyết toán NSNN năm 2021, nhiều trường hợp chưa phải là “bất khả kháng” theo đúng quy định của Luật ĐTC. Ví dụ như trường hợp bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ có duy nhất 1 dự án trong năm kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia; dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; dự án cơ quan đại diện và cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài…

Điểm đ Khoản 1 Điều 48 quy định, dự án bị ảnh hưởng tiến độ do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, nguyên nhân khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hàng năm. Tuy nhiên, chưa có quy định cấp có thẩm quyền xác định tính chất các dự án này.

Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để đầu tư công ngày càng hiệu quả hơn
Bộ Tài chính đề nghị thêm trường hợp được kéo dài giải ngân kế hoạch vốn. Ảnh TL minh họa

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, sửa đổi, quy định rõ nội dung “bất khả kháng” theo quy định của Luật Đầu tư công, nghiên cứu, bổ sung quy định về chủ thể có thẩm quyền quyết định dự án thuộc tiêu chí nêu trên để gắn trách nhiệm của chủ thể quản lý.

Thêm trường hợp được kéo dài giải ngân kế hoạch vốn

Liên quan đến kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN hàng năm, Bộ Tài chính cho biết, Khoản 1 Điều 48 quy định các trường hợp đối với vốn ĐTC bố trí cho dự án, dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung trường hợp đối với nhiệm vụ (chuẩn bị đầu tư, quy hoạch). Tuy nhiên, chưa có quy định đối với vốn không bố trí thông qua dự án như: vốn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, bổ sung trường hợp được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn sang năm sau đối với nguồn vốn cấp cho các ngân hàng chính sách và quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách để đảm bảo đầy đủ các đối tượng ĐTC theo quy định của Luật Đầu tư công.

Ngoài ra, vốn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý, vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách và quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là nguồn vốn ĐTC mang tính đặc thù, sử dụng hàng năm cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng và quỹ mà không phân chia cụ thể theo tiến độ và thời hạn thực hiện như các dự án ĐTC thông thường khác.

Việc cấp vốn phụ thuộc vào nhu cầu và hiệu quả sử dụng vốn, trong đó, nhu cầu vốn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan (như lãi suất trên thị trường, nhu cầu vay vốn của khách hàng...).

Do đó, việc bổ sung quy định kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn cho các ngân hàng chính sách và quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách sẽ đảm bảo điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn, tránh việc dồn cấp hết số dự toán giao trong năm khi vốn của đơn vị sử dụng chưa hiệu quả.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ trong các trường hợp kéo dài kế hoạch vốn đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi có áp dụng đối với vốn đối ứng hay không. Thực tế có nhiều trường hợp vốn đối ứng vẫn được bố trí cho các hạng mục công việc sau khi kết thúc giải ngân phần vốn ODA, vốn vay ưu đãi./.

Thảo Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn xử lý tiền thuê đất thực hiện hợp đồng dự án BOT

Hướng dẫn xử lý tiền thuê đất thực hiện hợp đồng dự án BOT

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 111/2024/CV-BOTBĐ ngày 8/7/2024 của Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định vướng mắc về việc miễn tiền thuê đất để thực hiện hợp đồng dự án BOT. Về vấn đề này, ngày 13/8/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đăng ký, kê khai, nộp thuế như thế nào?

Cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đăng ký, kê khai, nộp thuế như thế nào?

Theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả hoạt động thương mại điện tử, phải thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế.
Xác định đối tượng được giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng

Xác định đối tượng được giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng

Tổng cục Hải quan nhận được công văn ngày 24/7/2024 của Công ty TNHH TMDV UNICON vướng mắc về thuế suất thuế GTGT theo Nghị định số 72/2024/NĐ-CP. Về vấn đề này, ngày 8/8/2024 Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Xác định trường hợp được khoanh nợ tiền thuế

Xác định trường hợp được khoanh nợ tiền thuế

Tổng cục Thuế nhận được Văn số 1366/CTQNG-QLN ngày 8/4/2024 của Cục Thuế Quảng Ngãi về việc khoanh tiền thuế nợ. Về vấn đề này, ngày 13/8/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Hướng dẫn ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong khu kinh tế

Hướng dẫn ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong khu kinh tế

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 2125/CTHPH-TTHT ngày 3/6/2024 của Cục Thuế TP Hải Phòng về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp (DN) khoa học và công nghệ trong khu kinh tế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tin khác

Hướng dẫn áp dụng thuế giá trị gia tăng cho hàng dược phẩm

Hướng dẫn áp dụng thuế giá trị gia tăng cho hàng dược phẩm

Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 02/GV/TCHQ/2024 ngày 18/6/2024 của Công ty TNHH TMDV Giao Vận đề nghị hướng dẫn về áp dụng thuế GTGT cho hàng dược phẩm. Về vấn đề này, ngày 30/7/2024, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Phần chênh lệch thu chi được trích quỹ hay chuyển năm sau?

Phần chênh lệch thu chi được trích quỹ hay chuyển năm sau?

Bà Nguyễn Minh Phương công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1) theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Sau khi kết thúc năm tài chính, đơn vị bà có số chênh lệch thu lớn hơn chi.
Quy định hàng hóa gia công cho doanh nghiệp chế xuất

Quy định hàng hóa gia công cho doanh nghiệp chế xuất

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn Cục Hải quan Bắc Ninh thực hiện chính sách thuế đối với trường hợp doanh nghiệp (DN) chế xuất thuê DN nội địa gia công.
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng ổ bi, gối đỡ

Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng ổ bi, gối đỡ

Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể để các đơn vị thực hiện thống nhất và hiệu quả trong việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng ổ bi, gối đỡ.
Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với hàng xuất khẩu bị trả lại

Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với hàng xuất khẩu bị trả lại

Trước vướng mắc của Công ty CP Kim Tín Hưng Yên về chính sách thuế đối với hàng xuất khẩu bị trả lại, Tổng cục Hải quan đã có trả lời và hướng dẫn cụ thể.
Hướng dẫn thực hiện miễn thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu thuê gia công

Hướng dẫn thực hiện miễn thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu thuê gia công

Tổng cục Hải quan hướng dẫn Công ty CP tập đoàn Nam Thuận thực hiện chính sách thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu thuê đơn vị khác gia công.
Hướng dẫn chính sách ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân

Hướng dẫn chính sách ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân

Trả lời Công văn số 4174/CTTPHCM-QLĐ ngày 25/4/2024 của Cục Thuế TP. HCM về vướng mắc chính sách ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, ngày 30/7/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Hướng dẫn xử lý tiền chậm nộp theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP

Hướng dẫn xử lý tiền chậm nộp theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP

Tổng cục Thuế nhận được vướng mắc của một số cục thuế (Hà Nội, TP HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu và Khánh Hòa) về việc miễn tiền chậm nộp theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Về nội dung này, ngày 19/7/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Khoản chi tiền làm thêm giờ có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?

Khoản chi tiền làm thêm giờ có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?

Trả lời Công văn số 28062024-01/PIXELZ ngày 28/6/2024 của Công ty TNHH Pixelz hỏi về chi phí đối với khoản chi tiền làm thêm giờ, ngày 12/7/2024 Cục Thuế TP Hà Nội cho biết:
Hướng dẫn xử lý sai sót về chính sách thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn xử lý sai sót về chính sách thuế thu nhập cá nhân

Cục Thuế TP Hà Nội nhận được Công văn số 11-LPH/CV/LCV ngày 14/6/2024 của Công ty TNHH Lotte Properties Hà Nội vướng mắc về chính sách thuế TNCN, ngày 12/7/2024 Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Xem thêm
Phiên bản di động