Doanh nghiệp FDI sẽ nộp bổ sung 14.600 tỷ đồng khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày trước Quốc hội tờ trình của Chính phủ về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế và thuế tối thiểu toàn cầu.
Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu mở ra các cơ hội mới cho Việt Nam
Cần nghiên cứu kỹ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để không ảnh hưởng tới thu hút đầu tư của Việt Nam. Ảnh: TL

Tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào môi trường pháp lý

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế TTTC, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng thuế TTTC từ năm 2024, để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế TTTC (15%), trong đó có các đối tác có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore....

Trước bối cảnh nêu trên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế TTTC. Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, việc ban hành chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu tại Việt Nam là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định về thuế TTTC mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, cụ thể như: tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung, tăng cường hội nhập quốc tế, giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.

Tại báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS) Lê Quang Mạnh trình bày, đa số ý kiến trong UBTCNS cho rằng, cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc diện điều chỉnh của thuế TTTC có thể kê khai thuế TNDN bổ sung tại Việt Nam, thay vì để họ nộp khoản thuế bổ sung này tại nước mẹ.

Mặt khác, việc sớm ban hành nghị quyết sẽ thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện thuế TTTC từ 1/1/2024, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý tại Việt Nam.

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu mở ra các cơ hội mới cho Việt Nam
Khu liên hợp công nghiệp tại Bình Dương thu hút nhiều doanh nghiệp FDI. Ảnh: CTV

Hệ thống ưu đãi thuế không còn phù hợp

Ước tính 122 tập đoàn nộp thuế bổ sung khoảng 14.600 tỷ đồng

Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ đã tính toán dựa trên số liệu quyết toán thuế TNDN năm 2022 và dự kiến có khoảng 122 tập đoàn đầu tư nước ngoài sẽ thuộc diện điều chỉnh của nghị quyết với tổng số thuế TNDN nộp bổ sung là 14.600 tỷ đồng.

Đối với các tập đoàn trong nước, báo cáo của Chính phủ dự kiến có 6 tập đoàn sẽ thuộc diện điều chỉnh của nghị quyết và dự kiến số thuế TNDN bổ sung có thể thu từ các khoản đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn này là khoảng 73 tỷ đồng (trong trường hợp các nước nhận đầu tư không áp dụng thuế TTTC).

Cũng theo báo cáo thẩm tra, trong bối cảnh và xu thế mới về thực hiện thuế TTTC, việc tiếp tục duy trì hệ thống ưu đãi thuế TNDN hiện hành là không phù hợp và không còn có tác dụng trên thực tế, trong khi chi phí về miễn giảm thuế làm giảm thu ngân sách hàng năm hàng chục nghìn tỷ đồng. Do đó, các chuyên gia đều cho rằng, việc thực hiện thuế TTTC mở ra cơ hội để Việt Nam tiến hành rà soát, đánh giá lại hiệu quả của hệ thống ưu đãi thuế hiện hành. Theo cơ quan thẩm tra, cần nghiên cứu thay thế chính sách ưu đãi hiện hành dựa trên lợi nhuận (thông qua việc miễn, giảm thuế) bằng các biện pháp ưu đãi dựa trên chi phí một cách phù hợp.

Sau khi nghe các báo cáo, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về nội dung này. Đánh giá chung, các đại biểu đều thống nhất với sự cần thiết ban hành nghị quyết về áp dụng các quy định của thuế TTTC để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Bên cạnh việc nhấn mạnh ban hành chính sách về thuế TTTC là hết sức cần thiết, đại biểu Thích Đức Thiện (Bình Định) cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu để vừa đảm bảo lợi ích về thuế, nhưng cũng phải đảm bảo môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Khi thu thuế TNDN bổ sung nên có ưu tiên trở lại cho các tập đoàn, không phải bằng thuế mà bằng chính sách hướng theo mục tiêu Chính phủ đã và đang tập trung.

“Vừa qua trong chuyến công tác của Thủ tướng đi Mỹ, nhiều tập đoàn lớn muốn vào Việt Nam, nếu chúng ta không giải quyết nhanh thì có thể không đón được 'đại bàng'” - đại biểu nói.

Quyền lợi của nhà đầu tư khi ban hành thuế TNDN bổ sung cũng là điều đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) quan tâm. Cơ bản đồng tình với các nội dung dự thảo nghị quyết và khẳng định việc ban hành quy định về thuế TTTC là rất cần thiết, song đại biểu cũng băn khoăn việc ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư.

Đại biểu đề xuất thể hiện được trong nghị quyết là khi thu bổ sung thuế TNDN thì sẽ có chính sách ưu đãi khác để hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí đầu vào. “Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) mong muốn ưu đãi để giảm chi phí đầu vào chứ không phải bằng thuế, nên trong nghị quyết này cần thể hiện tinh thần đó” - đại biểu đề nghị.

Đại biểu Tạ Thị Yên (Bình Định):

Nghiên cứu các giải pháp phi kinh tế để thu hút dòng vốn đầu tư

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu mở ra các cơ hội mới cho Việt Nam

Thuế TTTC không mâu thuẫn với quy định về bảo hộ đầu tư với các quy định về đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, đối xử đầu tư, bồi thường thiệt hại, trưng dụng, chuyển tiền và thế quyền của các hiệp định thương mại tự do, hiệp định bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết.

Vì vậy, Quốc hội cần ban hành nghị quyết quy định về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong cơ cấu lại NSNN, hạn chế tránh thuế, chuyển giá.

Đề nghị sau khi áp dụng thuế TNDN bổ sung, Bộ Tài chính cần có đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN bổ sung với NSNN, để từ đó cân đối lại NSNN trung hạn 5 năm 2021-2025.

Để tiếp tục thu hút dòng vốn FDI, hy vọng rằng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương sẽ tìm ra được những đòn bẩy kinh tế mới, kể cả các ưu đãi khác hoặc có những giải pháp phi kinh tế mới tương xứng, hữu hiệu, toàn diện, phát huy lợi thế so sánh, cải thiện môi trường đầu tư...

Đại biểu Vũ Tuấn Anh (Phú Thọ):

Nếu không áp dụng, Việt Nam sẽ mất khoản thu thuế lớn

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu mở ra các cơ hội mới cho Việt Nam

Việc áp thuế TNDN bổ sung theo quy định thuế TTTC là cần thiết, do Việt Nam không thu thuế này thì các nước khác cũng thu.

Bản chất của thuế TTTC là với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được hưởng thuế suất ưu đãi dưới mức tối thiểu toàn cầu là 15%, họ sẽ phải nộp thêm khoản thuế bổ sung để đủ mức 15% theo quy định của OECD.

Do đó, đề nghị đi kèm với cơ chế áp thuế TTTC, cần nghiên cứu thêm chính sách hỗ trợ trở lại để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư. Các chính sách này hiện chưa được Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội.

Tuy nhiên, việc lấy trực tiếp khoản thu thêm để hỗ trợ doanh nghiệp là không khả thi, sẽ vi phạm quy định của OECD. Đây là vấn đề khó. Do đó, đại biểu cho rằng cần nghiên cứu kỹ để không ảnh hưởng đầu tư, thu hút đầu tư của Việt Nam, vừa đảm bảo giữ chân nhà đầu tư cũ và khuyến khích nhà đầu tư mới rót vốn.

H. Yến

Tin cùng chuyên mục

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12183/BTC-QLCS yêu cầu các các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.

Tin khác

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn kê khai, báo cáo về loại tài sản này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Tháng 10/2024 thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 38.298 tỷ đồng, tăng 16,8% so với tháng liền trước. Lũy kế 10 tháng năm 2024, số thu đạt 346.283 tỷ đồng, bằng 92,3% dự toán, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo... Trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội việc cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Vì sao còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ?

Vì sao còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ?

Bộ Tài chính đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến hơn 14.343 tỷ đồng vốn đầu tư công đến nay vẫn chưa được phân bổ.
Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công lần 3. Nghị định mới dự kiến sẽ thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP (Nghị định 167) của Chính phủ cũng quy định về nội dung này trước đó và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP (Nghị định 67) sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Xem thêm
Phiên bản di động