Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh

PV: Vừa qua, Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm thử kiểm kê tài sản công (TSC) tại 2 bộ và 6 địa phương. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các đơn vị làm tốt là gì thưa ông và Bộ Tài chính có giải pháp gì để hỗ trợ các đơn vị tổng hợp được số liệu một cách tốt nhất?

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Ông Nguyễn Tân Thịnh: Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm kê thử nghiệm và tập huấn cho các bộ, ngành, địa phương. Bài học kinh nghiệm tại những nơi làm tốt tôi xin gói gọn trong mấy chữ đó là “nhận thức đúng, quyết tâm cao, hành động quyết liệt”. Bởi chỉ có nhận thức đúng, quyết tâm cao và hành động quyết liệt thì mọi công việc đều “trôi” và các nơi làm tốt họ đã thực hiện đúng như vậy nên đã thu được kết quả tốt.

Đến 31/12/2024, hoàn thành công tác kiểm kê tài sản công

Theo lộ trình đặt ra tại Đề án Tổng kiểm kê TSC, đến ngày 31/12/2024 hoàn thành công tác chuẩn bị phục vụ tổng kiểm kê TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý; đến 31/3/2025 hoàn thành việc kiểm kê; đến 15/6/2025 các đơn vị phải gửi báo cáo về Bộ Tài chính; đến 31/7/2025, Bộ Tài chính hoàn thành việc tổng hợp kết quả báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai công tác kiểm kê TSC cơ bản bảo đảm tiến độ.

Phạm vi kiểm kê TSC lần này rất lớn với khoảng 100.000 đơn vị và nhiều loại TS khác nhau. Để hỗ trợ cho các bộ, ngành, địa phương có thể tổng hợp được số liệu một cách tốt nhất, chính xác nhất, Bộ Tài chính đã xây dựng hệ thống mẫu biểu và chỉ tiêu kiểm kê để áp dụng đồng bộ, thống nhất trong phạm vi cả nước. Đồng thời, Bộ Tài chính đã xây dựng Phần mềm Tổng kiểm kê TSC. Phần mềm này cho phép các đơn vị thực hiện kiểm kê, lập biên bản kiểm kê, gửi báo cáo kết quả kiểm kê và duyệt số liệu trên hệ thống, sau đó hệ thống tự động tổng hợp số liệu thống kê.

Theo đó, khi thực hiện kiểm kê tài sản (TS), các đơn vị chỉ mất thời gian đầu để kiểm kê, còn lại các công việc tổng hợp sẽ do Phần mềm này hỗ trợ.

Ngoài ra, tại nhiều huyện, sở có đông các tổ chức, đơn vị, chúng tôi đã cử cán bộ trực tiếp tới nơi để hướng dẫn về mặt nghiệp vụ cũng như cách thức sử dụng Phần mềm Tổng kiểm TSC. Đồng thời, công bố danh sách cán bộ hỗ trợ cho từng bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt, Cục Quản lý công sản đã thực hiện các video, clip hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc” cho từng loại nghiệp vụ ở trên nền tảng mạng xã hội. Theo đó, các đơn vị có vướng mắc gì có thể mở các video, clip này là có thể làm được.

PV: Hiện nay chúng ta đang thực hiện sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy. Vậy việc sắp xếp lại này có ảnh hưởng gì đến việc tổng kiểm kê TSC, và Bộ Tài chính đã có giải pháp gì để việc tổng kiểm kê diễn ra thuận lợi, thưa ông?

Ông Nguyễn Tân Thịnh: Đợt tổng kiểm kê lần này diễn ra trong bối cảnh rất đặc biệt, đó là cả nước đang trong quá trình sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc kiểm kê. Đơn cử như những đơn vị mà lẽ ra thuộc đối tượng kiểm kê của cơ quan chủ quản này nhưng sau khi thực hiện sáp nhập sẽ không còn cơ quan chủ quản đó nữa mà chuyển sang một cơ quan chủ quan mới. Hay như người thực hiện nhiệm vụ kiểm kê trong ban chỉ đạo kiểm kê hoặc trong tổ kiểm kê của cơ quan này thì tới đây sẽ sang cơ quan khác.

Lường trước các tình huống này, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hướng dẫn xử lý TS của các đơn vị khi thực hiện sắp xếp lại và tinh gọn bộ máy. Tại văn bản, Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể việc kiểm kê TS đối với từng trường hợp khi sắp xếp lại theo hình thức sáp nhập, hợp nhất, chia tách.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có chỉ đạo đối với các đơn vị thuộc diện sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy vẫn phải thực hiện nhiệm vụ kiểm kê TS như bình thường. Đến lúc các đơn vị thực hiện đề án sắp xếp lại, tinh gọn được phê duyệt thì các đơn vị cũ có trách nhiệm bàn giao TS sang cho đơn vị mới để đơn vị mới tiếp nhận, tiếp tục quản lý, không tạo khoảng trống của TSC, từ đó tránh được việc thất thoát TS.

PV: Xin ông cho biết, ngoài việc phòng, chống lãng phí TSC, số liệu kiểm kê này còn được phục vụ cho các mục đích nào nữa?

Ông Nguyễn Tân Thịnh: Để thực hiện tổng kiểm kê TSC lần này, Bộ Tài chính đã đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, nguồn lực. Do đó, các số liệu, thông tin, kết quả của tổng kiểm kê sẽ sử dụng để xây dựng chiến lược, kế hoạch và là nền tảng để ra các quyết định về quản lý đối với TSC. Đồng thời, các số liệu, thông tin này cũng giúp các cơ quan quản lý, các cấp, ngành, địa phương đánh giá lại thực trạng quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị xem đã làm tốt hay chưa. Đặc biệt, các thông tin về TSC sẽ giúp hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong quản lý, sử dụng TSC.

Trước đây, chúng ta đã mong muốn làm điều này rồi nhưng lại chưa có con số tổng thể về TS. Qua đợt tổng kiểm kê này, chúng ta sẽ có con số đầy đủ, chính xác hơn để từ đó thực hiện phân loại TS và sẽ có những giải pháp tốt hơn về mặt cơ chế, chính sách. Đặc biệt, qua đợt tổng kiểm kê này sẽ có giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý TS.

PV: Xin cảm ơn ông!

Vân Hà

Tin cùng chuyên mục

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.

Tin khác

Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính vừa có bản tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá; quản lý; sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản
TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua Kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn đầu tư công 84.149 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến ngân sách trung ương hơn 3.237,5 tỷ đồng và vốn thuộc ngân sách địa phương gần 80.911,5 tỷ đồng.
Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ cho biết đang phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn giao năm 2024 đạt 95% trở lên. Tính đến giữa tháng 11/2024, ban đã thực hiện giải ngân được hơn 1.917 tỷ đồng, đạt hơn 71% kế hoạch vốn.
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2024 của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Điểm mới quan trọng của Luật là có nhiều quy định phân cấp, phân quyền mạnh mẽ về đầu tư công như nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia, phân cấp Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ HĐND sang UBND...
Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Xem thêm
Phiên bản di động