Giải ngân đầu tư công chính là động lực để “tăng tốc” cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Đến nay, vẫn còn 29 bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện giải ngân kế hoạch năm 2024. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ mới đây chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu giải ngân toàn bộ vốn ngân sách nhà nước năm 2024.
Giải ngân đầu tư công chính là động lực để “tăng tốc” cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Giải ngân đầu tư công chính là động lực để “tăng tốc” cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: TL

5 bộ, cơ quan trung ương và 2 địa phương đề xuất điều chỉnh giảm 1.520,7 tỷ đồng vốn đầu tư công

Có một điểm rất mới trong phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, là ngay từ đầu năm, chuyện “xin trả lại vốn”, “xin điều chuyển vốn” đã diễn ra.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 2/2024, có 5 bộ, cơ quan trung ương và 2 địa phương đề xuất điều chỉnh giảm 1.520,7 tỷ đồng để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án của các bộ, cơ quan và địa phương khác có nhu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Ngược lại, có 4 bộ, cơ quan trung ương và 10 địa phương đề xuất bổ sung 9.650,8 tỷ đồng cho các nhiệm vụ, dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Những năm trước, chuyện rà soát, điều chuyển vốn thường được thực hiện từ cuối quý III, thậm chí là tận cuối năm, khi các bộ, ngành, địa phương xét thấy không thể kịp phân bổ, giải ngân vốn kế hoạch năm. Cập rập vào cuối năm, nên đã có tình trạng vốn được thể điều chuyển, thậm chí bị hủy vốn.

Bằng chứng là cuối năm ngoái, hơn 3.700 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2023 đã bị hủy. Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý việc điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các bộ, ngành, địa phương, do “đã quá thời gian điều chỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước”.

Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, ngay từ đầu năm nay, công tác rà soát, điều chuyển vốn đã được các bộ, ngành, địa phương rốt ráo thực hiện. Chính phủ cũng đã ngay lập tức chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2024 chưa phân bổ chi tiết của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 31/3/2024 để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Việc này đảm bảo nguồn lực vừa không bị “bỏ phí”, vừa có thời gian để chủ động điều chuyển vốn, mà các địa phương nhận vốn bổ sung cũng có thời gian để giải ngân.

Hiện tại, theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 2/2024, vẫn còn 33.500 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2024 chưa được phân bổ chi tiết. Ngoài số vốn hơn 1.520 tỷ đồng được đề nghị điều chuyển, thì số còn lại, các bộ, ngành, địa phương đều xin giữ lại để phân bổ tiếp trong thời gian tới.

“Chúng tôi đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương này đẩy nhanh tiến độ phân bổ chi tiết, để kịp thời giải ngân trong năm 2024”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Năm 2024, công tác phân bổ vốn cũng đã được đẩy nhanh. Công tác giải ngân cũng vậy. Vì thế, 2 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, bằng 9,13% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn con số 6,97% của cùng kỳ năm 2023.

Dù con số là tích cực song thực tế, tỷ lệ giải ngân vẫn chưa đạt kỳ vọng. Đến nay, vẫn còn 29 bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện giải ngân kế hoạch năm 2024. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ mới đây chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu giải ngân toàn bộ vốn ngân sách nhà nước năm 2024.

“Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải tiếp tục coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm để tạo ra động lực ‘tăng tốc’ cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công”, Thủ tướng chỉ đạo.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đôn đốc giải ngân các dự án trọng điểm quốc gia

Chính phủ tiếp tục coi giải ngân đầu tư công chính là động lực để “tăng tốc” cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Lý do là, trong 3 động lực tăng trưởng truyền thống, bao gồm đầu tư công, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đầu tư công là động lực mà Việt Nam có thể chủ động “thúc đẩy mạnh mẽ” và “làm mới” nhất.

Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2024, trước hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy, hoạt động sản xuất - kinh doanh còn khó khăn, số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường lớn (gần 63.000 doanh nghiệp, tăng 22,5% so với cùng kỳ), dư nợ tín dụng giảm 1,12% so với cuối năm 2023, sức cầu của nền kinh tế còn yếu (2 tháng, sau khi trừ đi yếu tố giá cả, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 5% so với cùng kỳ)…, Thủ tướng đã chỉ đạo phải “thúc đẩy mạnh mẽ” và “làm mới” các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn…

Trong bối cảnh cả thị trường xuất khẩu và tiêu dùng nội địa đang ở mức yếu, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công chính là cách để Việt Nam tăng tốc phục hồi kinh tế. Chính vì vậy, trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2024, vừa được ban hành tuần trước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đôn đốc giải ngân đầu tư công, nhất là đối với các dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội…

“Chúng tôi kỳ vọng, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ ở mức 6%, cao hơn mức 5% năm ngoái, tạo đà cho Việt Nam lấy lại xu hướng tăng trưởng trước Covid-19. Động lực tăng trưởng chính sẽ là dòng vốn đầu tư nước ngoài, du lịch và tâm lý người tiêu dùng phục hồi” - ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC nói.

Chìa khóa tăng trưởng, thậm chí là động lực tăng trưởng mới đang nằm ở khu vực đầu tư nước ngoài và cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực mới, như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)...

Để khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung nghiên cứu, đề xuất, triển khai sớm các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư quốc tế trong lĩnh vực bán dẫn và AI; cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện Đề án Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế. Đồng thời, sớm trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, điều chế hydrogen và amoniac xanh.

Hà Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, việc sửa đổi Luật về đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá.
Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương một số quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024 nhằm giúp các quy định này được thực hiện thông suốt, hiệu quả ngay từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) của cả nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của loại tài sản này, giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Tin khác

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sở tài chính địa phương đều khẳng định, trong 6 tháng cuối năm quyết tâm triển khai các biện pháp điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động, bám sát dự toán.
Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, trong 6 tháng đầu năm, tổng số thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang có dấu hiệu chậm lại, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là phải giải ngân được trên 95% kế hoạch vốn năm 2024. Đây là thách thức lớn cho những tháng còn lại của năm. Sốt ruột trước tiến độ giải ngân “rùa bò” hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa “nhắc nhở” các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2024, nguồn thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh, vượt 15,3% so với cùng kỳ.
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất, trong 6 tháng cuối năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp thu thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp và khai thác tốt các nguồn thu còn dư địa, cụ thể như nguồn thu từ đất.
36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43/TT-BTC ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều sửa đổi về đối tượng chịu thuế.
Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.
Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn điện tử

Theo Tổng cục Thuế, từ khi triển khai đến hết 17/5/2024, số lượng hóa đơn điện tử (HĐĐT) cơ quan Thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn, trong đó 2,16 tỷ hóa đơn có mã và hơn 5,62 tỷ hóa đơn không mã.
Xem thêm
Phiên bản di động