Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân
Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân. Ảnh: TL

Chậm giải ngân do nguyên nhân "cỗ hữu"

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, lũy kế 7 tháng, chi đầu tư phát triển ước đạt khoảng 232,1 nghìn tỷ đồng, bằng 34,3% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 34,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Con số này giảm 8,4% (-21,3 nghìn tỷ đồng) so cùng kỳ năm ngoái. Cùng kỳ năm 2023 giải ngân đạt 253,4 nghìn tỷ đồng, bằng 37,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Tiến độ giải ngân đến thời điểm này là chậm. Căn bệnh cố hữu của công tác giải ngân đó là “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”, nhưng qua nhiều năm, tình trạng này cũng không được cải thiện là mấy.

Nguyên nhân giải ngân chậm bấy lâu nay đã được “mổ xẻ” kỹ càng, nhưng vẫn luôn là những nguyên nhân cố hữu. Có thể kể đến, như: Công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án chưa tốt, dẫn đến dự án chưa đủ điều kiện giao vốn; thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư mất nhiều thời gian, nhất là thủ tục phê duyệt thiết kế, đấu thầu, giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, việc cập nhật, rà soát, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng chưa phản ánh kịp thời sự thay đổi của thị trường, giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng tăng cao, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến công tác đầu tư xây dựng. Hơn thế, những khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm chủ yếu do vướng mắc về xác định giá đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành... cũng gây chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công.

Đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài giải ngân còn chậm trễ hơn. Điều này có nguyên nhân do thời gian lập đề xuất dự án đến triển khai thực hiện kéo dài, thủ tục gia hạn hiệp định và điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án mất nhiều thời gian. Ngoài ra, năng lực một số nhà thầu tư vấn còn yếu kém dẫn đến chất lượng công tác tư vấn, hồ sơ còn hạn chế.

Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, quý

Sốt ruột khi tình hình giải ngân không được cải thiện, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 8/8/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, năm 2024 phải là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Việc đẩy nhanh giải ngân sẽ tạo tiền đề thuận lợi hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc.

Để đạt được mục tiêu phấn đấu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai một loạt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư và đấu thầu dự án.

Sát sao hơn nữa, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, quý. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ.

Rõ người, rõ việc, các bộ, ngành, địa phương phải phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án.

Đồng thời, chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án, tổng hợp nhu cầu bổ sung vốn của các dự án và có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định, bảo đảm giải ngân hết số vốn đã được giao.

Thủ tướng cũng yêu cầu không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân. Đây chính là nút thắt trong triển khai dự án cần phải tập trung tháo gỡ.

Trực tiếp vào cuộc, trong sáng 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính- Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 13 của Ban Chỉ đạo.

Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu trụ sở Chính phủ với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải trên địa bàn.

Phiên họp nhằm kiểm tra, đôn đốc các công việc sau phiên họp lần thứ 12 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án. Sau 12 phiên họp, Thủ tướng Chính phủ- Trưởng Ban Chỉ đạo đã ban hành 12 kết luận; trên 400 công điện đôn đốc và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án.

Chỉ đạo tại cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, kỹ sư, công nhân, người lao động tích cực, hăng say, nỗ lực với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "3 ca, 4 kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ", "làm việc nào dứt việc đó", "đã cam kết phải thực hiện, đã hứa phải làm", đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm, hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng rốt ráo vào cuộc kiểm tra một số công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố. Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã cho phép thành lập Tổ kiểm tra các công trình trọng điểm trên địa bàn để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy việc triển khai các dự án.

Tại cuộc họp trực tuyến gần đây của Bộ Tài chính với các địa phương, đại diện nhiều địa phương đã báo cáo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và cam kết phấn đấu giải ngân đạt từ 95-100% vốn đầu tư công trên địa bàn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính hằng tháng tổng hợp tình hình giải ngân vốn đầu tư công và gửi kiến nghị với nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trên cả nước.

Được biết, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 600 km hưởng ứng và thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "500 ngày đêm cao điểm hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc" để chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước./.

Trần Thắng

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để

Tại Hội nghị lấy ý kiến nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công với các bộ, cơ quan trung ương được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, lần sửa luật này sẽ tập trung vào 2 nội dung cơ bản, trong đó sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện luật thời gian qua.
Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn

Với những bất cập trong quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công là rất cần thiết. Từ yêu cầu cấp bách này cũng như để hoàn thành dự án một luật sửa nhiều luật thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự án thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Thủ tướng chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch.
Khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024

Khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024

Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Để chính sách sớm đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đã lưu ý các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất theo Luật Đất đai năm 2024.
Tăng thu trên nền tảng số

Tăng thu trên nền tảng số

Để đảm bảo thu đạt và vượt dự toán ngân sách nhà nước được giao, Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan triển khai nhiều giải pháp, trong đó tiếp tục “tăng thu nhờ số hóa”.

Tin khác

Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công: Chuyển biến từ nhận thức cho đến thực tiễn

Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công: Chuyển biến từ nhận thức cho đến thực tiễn

Theo Bộ Tài chính, từ khi có hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tình trạng này đang dần được đẩy lùi và có nhiều chuyển biến tích cực.
Ngành Giao thông đăng ký giải ngân thêm 77.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Ngành Giao thông đăng ký giải ngân thêm 77.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) dự kiến sẽ giải ngân khoảng 77.624 tỷ đồng (tăng khoảng 5.172 tỷ đồng so với báo cáo trước đó) vốn đầu tư công cho các công trình giao thông trọng điểm.
Ngành Hải quan yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Ngành Hải quan yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước; thực hiện nghiêm quy chế làm việc của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Bộ tiêu chí quản lý rủi ro nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế

Bộ tiêu chí quản lý rủi ro nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế

Với xu hướng số lượng người nộp thuế (NNT) ngày một gia tăng, hoạt động kinh tế phát sinh ngày càng phức tạp, ngành Thuế đã đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT, đồng thời phòng chống gian lận gây thất thoát ngân sách nhà nước (NSNN).
Các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý gì trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024?

Các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý gì trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024?

Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết thi hành trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hơn 8,5 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hơn 8,5 tỷ hóa đơn điện tử

Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, tính từ khi triển khai đến hết 19/7/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 8,54 tỷ hóa đơn, trong đó 2,35 tỷ hóa đơn có mã và hơn 6,19 tỷ hóa đơn không mã. Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng, đây là nguồn dữ liệu lớn cơ quan thuế cần thực hiện rà soát, phân tích dữ liệu, phát hiện rủi ro, phòng chống gian lận về hóa đơn điện tử để chống thất thu thuế.
21.115,6 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

21.115,6 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Phân bổ chi tiết vốn đầu tư công (ĐTC) nhanh sẽ góp phần đưa tiến độ giải ngân lên nhanh. Tuy nhiên, theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện vẫn còn tới 21.115,6 tỷ đồng vốn ĐTC chưa được phân bổ chi tiết, chiếm 3,16% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52/2024/TT-BTC bãi bỏ một số thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực thuế.
7 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ngành thuế đạt 68,6%

7 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ngành thuế đạt 68,6%

7 tháng đầu năm 2024, 37/63 địa phương có tiến độ thu đạt dưới 65%. Vì vậy, thời gian tới, ngành Thuế cần tăng cường quản lý, chống thất thu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động