Giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 không đạt như kỳ vọng

Trước những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, giải ngân vốn đầu tư công được coi là đòn bẩy thúc đẩy phục hồi nền kinh tế. Theo đó, trong năm 2022, cả hệ thống chính trị đã nỗ lực đưa nguồn vốn đầu tư công vào trong xã hội.

Nỗ lực đưa nguồn vốn đầu tư công phục hồi nền kinh tế

Có thể thấy, chưa năm nào Chính phủ lại ra nhiều nghị quyết, công điện, chỉ thị cùng nhiều văn bản để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công như năm 2022 (3 nghị quyết chuyên đề về giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, 5 công điện, 1 chỉ thị).

Đồng thời, 6 Tổ công tác của Chính phủ để kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 cũng được thành lập từ rất sớm. Hay tại các cuộc họp của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu Chính phủ luôn nhấn mạnh không để tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm gấp rút” trong giải ngân vốn đầu tư công.

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt trên 80% kế hoạch
Đầu tư xây dựng đường giao thông tại tỉnh Hà Giang. Ảnh: Đức Minh

Không chỉ dừng lại ở đó, đã rất nhiều lần người đứng đầu Chính phủ đã dành những ngày nghỉ cuối tuần đến kiểm tra các dự án, công trình đang có tiến độ giải ngân chậm để đôn đốc và tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà dự án, công trình đó đang gặp phải. Điều này cho thấy, Chính phủ rất coi trọng công tác giải ngân vốn đầu tư công và rất “sốt sắng” cho nhiệm vụ này.

Đặc biệt, cuối năm 2022, trong chuyến thăm và làm việc với TP. Hồ Chí Minh - “đầu tàu” kinh tế của cả nước, nhưng lại đang có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư rất thấp, người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu địa phương cần quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra, đồng thời nhấn mạnh “Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành với TP. Hồ Chí Minh để tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công, cùng thành phố đưa nguồn lực này vào phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như cả nước”…

Đối với 6 Tổ công tác do 4 Phó Thủ tướng Chính phủ và 2 tư lệnh ngành (Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) làm tổ trưởng cũng thường xuyên có những cuộc họp trực tuyến, họp trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương được phân công theo dõi để kịp thời nắm bắt những khó khăn và đôn đốc tiến độ giải ngân.

Với vai trò được giao là Tổ trưởng Tổ công tác số 6 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc từng nhiều lần nhấn mạnh, giải ngân vốn đầu tư công có vai trò quan trọng, là dòng "vốn mồi" dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Bộ trưởng cũng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương cần quan tâm đến công tác này, cần bám sát hiện trường, giải quyết ngay các nút thắt, đôn đốc chủ đầu tư thi công các công trình, dự án... để hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.

Tỷ lệ giải ngân đạt thấp

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục tạo nền tảng để cả nước thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Do đó, công tác giải ngân vốn đầu tư công càng trở nên vô cùng quan trọng để đưa nguồn vốn vào trong xã hội, tạo động lực phát triển mới cho đất nước, tuy nhiên, việc thực hiện vẫn chưa đồng đều.

Theo đó, ở bộ, ngành nào, địa phương nào có sự quyết tâm vào cuộc của các cấp lãnh đạo thì ở đó có kết quả tốt. Ngược lại, vẫn còn nhiều bộ, ngành, nhiều địa phương chưa đáp ứng được kỳ vọng của lãnh đạo Chính phủ, còn có tâm lý e ngại, sợ mắc sai phạm trong thực hiện, chưa “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân”. Vì thế, mặc dù có sự quyết tâm ngay từ đầu năm của cả hệ thống chính trị, nhưng tỷ lệ giải ngân năm 2022 vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt trên 80% kế hoạch
Công chức Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang đang thực hiện đối chiếu số liệu thanh toán vốn ngân sách với khách hàng. Ảnh: H.T

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước thanh toán từ đầu năm đến 31/1/2023 là 539.276,51 tỷ đồng, đạt 80,63% kế hoạch, đạt 92,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 78,08% kế hoạch và đạt 95,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Năm 2023, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm với tổng số vốn trên 700 nghìn tỷ đồng. Đây là tổng mức đầu tư rất lớn, tăng khoảng 140 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 25%) so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021.

Năm 2023 cũng là năm phải giải ngân toàn bộ số vốn còn lại thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy có thể thấy, khối lượng vốn cần giải ngân trong năm 2023 rất lớn.

Nhưng với sự cam kết của Chính phủ: “Ai sai thì xử lý, ai làm tốt phải bảo vệ, ủng hộ; xử lý người làm sai để bảo vệ người làm đúng” và “Chính phủ, các bộ, ngành cùng làm, cùng chung tay tháo gỡ những vướng mắc” cho thấy Chính phủ đã rất nỗ lực cho nhiệm vụ này. Có thể năm 2022, kết quả giải ngân vốn đầu tư công không được như mong đợi, nhưng đây chính là nguồn động viên to lớn để các bộ, ban, ngành, địa phương lấy làm động lực cho các năm sau để việc giải ngân vốn đầu tư công không còn là “nỗi trăn trở” mỗi khi nhắc đến./.

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất công giúp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất công giúp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Bộ Tài chính vừa ban hành Công văn số 2635/BTC - QLCS yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội.
Tiền Giang giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm đạt trên 31% kế hoạch vốn được giao

Tiền Giang giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm đạt trên 31% kế hoạch vốn được giao

Với tỷ lệ giải ngân 3 tháng đầu năm đạt trên 31% kế hoạch vốn được giao, tỉnh Tiền Giang đang là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân cao trong 3 tháng đầu năm.
Khánh Hòa: Nhiều dự án lớn sắp đưa vào sử dụng phục vụ người dân

Khánh Hòa: Nhiều dự án lớn sắp đưa vào sử dụng phục vụ người dân

Nhiều Dự án lớn ở tỉnh Khánh Hòa như Nhà hát biểu diễn Đó, đường giao thông từ Quốc lộ 1A đến Đầm Môn, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức khánh thành trước ngày 2/4.
Hoàn thiện thể chế để định giá đất sát giá thị trường, tránh thất thu ngân sách

Hoàn thiện thể chế để định giá đất sát giá thị trường, tránh thất thu ngân sách

Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) liên quan đến tài chính về đất đai và giá đất, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, giải pháp tối ưu để định giá đất sát với giá thị trường là giá đất sẽ do các tổ chức, cơ quan chuyên nghiệp về định giá đất độc lập tiến hành thực hiện.
Hà Giang: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Hà Giang: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Hiện tỉnh Hà Giang đang có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp thứ 2 cả nước (theo thứ tự từ thấp đến cao). Do đó, địa phương đang đẩy mạnh các giải pháp để đạt được tỷ lệ giải ngân cao nhất khi kết thúc năm.

Tin khác

Hà Nội phấn đấu năm 2023 giải ngân đạt từ 95 - 100% kế hoạch

Hà Nội phấn đấu năm 2023 giải ngân đạt từ 95 - 100% kế hoạch

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện và giải ngân dự án đầu tư công 6 tháng đầu năm 2023. Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 6 năm nay khoảng 40 - 45%; phấn đấu cả năm 2023 đạt từ 95 đến 100% kế hoạch đề ra.
Giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Các địa phương phải nhanh chóng gỡ “nút thắt”

Giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Các địa phương phải nhanh chóng gỡ “nút thắt”

3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Xây dựng nông thôn mới, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và Giảm nghèo bền vững được coi là 'đòn bẩy' giúp các tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc sinh sống rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh đồng bằng. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chương trình này, nhất là tiến độ giải ngân nguồn vốn vẫn đang rất chậm.
Yêu cầu rà soát, hoàn thiện các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công

Yêu cầu rà soát, hoàn thiện các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 2375/BTC-QLCS về việc rà soát, hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của bộ, cơ quan trung ương, địa phương về quản lý, sử dụng tài sản công.
Thúc phân bổ vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Thúc phân bổ vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Hiện nay còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn được giao, do đó đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của các công trình, dự án trong những tháng đầu năm. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 123/CĐ - TTg yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023.
Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giải quyết hệ lụy "có tiền mà không tiêu được"

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giải quyết hệ lụy "có tiền mà không tiêu được"

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hết tháng 2/2023, tiến độ giải ngân của cả nước vẫn rất chậm, vì thế tỷ lệ giải ngân đạt thấp khi mới đạt 6,55% kế hoạch vốn. Các bộ, ngành, địa phương đang rốt ráo vào cuộc, với quyết tâm không để tình trạng có tiền mà không tiêu được.
Hà Nội thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023

Hà Nội thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023

HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023 cấp thành phố.
26 bộ và 50 địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công năm 2023

26 bộ và 50 địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công năm 2023

2 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thuộc kế hoạch vốn năm 2023 của cả nước đạt thấp. Do đó, áp lực cho những tháng tiếp theo trong công tác giải ngân là rất lớn.
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định giúp giải quyết những vướng mắc trong quản lý, sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định giúp giải quyết những vướng mắc trong quản lý, sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định số 151/2017/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (NĐ151) và đang xin ý kiến rộng rãi lần 2 đối với dự thảo này trước khi trình Chính phủ.
Thừa Thiên Huế: Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Thừa Thiên Huế: Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai đồng bộ các giải pháp và quyết tâm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, đặc biệt là các dự án quan trọng, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Xin ý kiến lần 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151/2017/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

Xin ý kiến lần 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151/2017/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, để hoàn thiện các quy định chi tiết về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn thì cần phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
Xem thêm
Phiên bản di động