Giải pháp để kiểm soát lạm phát luôn nằm trong chương trình nghị sự

Chiều 29/9, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề quý III/2022, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì cuộc họp báo. Nhiều vấn đề “nóng” dư luận quan tâm đã được lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo một số vụ, cục chức năng của Bộ giải đáp một cách thấu đáo, thẳng thắn, như: tình hình thu ngân sách, điều hành giá cả đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, có hay không việc “chạy trước” quy định mới về phát hành trái phiếu riêng lẻ…

Thực thi các giải pháp để đạt chỉ tiêu về lạm phát

Thông tin tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Văn Truyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, vẫn còn dư địa trong điều hành để kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra. CPI tháng 9 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 9 tháng 2022 tăng 2,73% so với cùng kỳ.

Với các kết quả nêu trên, đại diện Cục Quản lý giá nhận định, chỉ tiêu lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đặt ra cho năm 2022 không quá 4% là “còn dư địa tương đối lớn”. Bình quân 9 tháng mới đạt 2,73% . Theo ông Nguyễn Văn Truyền, từ nay đến cuối năm, dự báo có những yếu tố đan xen làm tăng, giảm giá hàng hóa.

Thời gian tới cần tiếp tục thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, đảm bảo yếu tố cung - cầu và xử lý ngay nếu có yếu tố biến động về giá; điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm; chủ động đề xuất theo lộ trình, đánh giá kỹ tác động trong điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá; sử dụng các công cụ về điều hành giá, như kê khai giá, niêm yết giá, tổ chức thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về giá.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Phát biểu làm rõ thêm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, mục tiêu của Chính phủ vẫn là nhất quán để thực thi các giải pháp nhằm hướng tới đạt được nhiệm vụ về chỉ tiêu lạm phát đề ra hàng năm. Để làm được điều đó, 9 tháng qua, chúng ta đối mặt với áp lực lạm phát rất lớn, nên nhiệm vụ các giải pháp để kiểm soát lạm phát luôn nằm trong chương trình nghị sự của Chính phủ. Trong đó, các bộ, ngành tập trung nguồn lực, trí lực để đề ra các giải pháp đồng bộ về chính sách tài khóa, tiền tệ, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng...

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cũng nhắc đến các giải pháp chính sách tài khóa, thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí. Trong đó, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế cho người tiêu dùng, giảm thuế xăng dầu hỗ trợ sản xuất và người tiêu dùng. “Bộ Tài chính đã chuẩn bị sẵn các kịch bản, không chỉ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu mà đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, để ứng phó kịp thời, giữ giá các mặt hàng chiến lược. Thời gian tới sẽ còn nhiều thách thức, do đó chúng ta không thể chủ quan, điều hành nhịp nhàng chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế vĩ mô và lạm phát” - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.

Không có việc “chạy trước” quy định mới về phát hành trái phiếu riêng lẻ

Tại cuộc họp báo, nhiều phóng viên quan tâm đến vấn đề phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Một số câu hỏi đặt ra nghi vấn “có hiện tượng doanh nghiệp chạy trước khi quy định mới về nội dung này ra đời?”

Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP (Nghị định số 65) sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Một số phóng viên chí đặt câu hỏi “có phải cơ quan quản lý định thắt chặt hoạt động này bằng Nghị định số 65?” Giải đáp câu hỏi, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay, ngay sau khi Nghị định số 65 được ban hành, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề để phổ biến về nội dung này. Tại cuộc họp báo đó, những vấn đề tương tự đã được nêu ra và giải thích rất rõ.

Thứ trưởng khẳng định, Bộ Tài chính cũng như Chính phủ không siết chặt việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Nội dung của Nghị định số 65 đã quy định rất rõ và minh bạch các yêu cầu trong quá trình ban hành. Bên cạnh đó, xác định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tham gia phát hành. Như vậy, quá trình phát hành sẽ được minh bạch, rõ ràng và cụ thể hóa trách nhiệm. “Ai làm tốt, làm đúng mới dám minh bạch và dám phát hành. Các trường hợp cố tình làm sai sẽ lộ ngay, thậm chí còn không được ra thị trường nếu không đáp ứng yêu cầu minh bạch” – Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, Nghị định số 65 có hiệu lực ngay từ ngày ký, sau khi ban hành thì áp dụng ngay nên không có chuyện “chạy trước” và cũng không thể “chạy trước” được. Đơn vị nào không áp dụng là sai.

Đã miễn, giảm, gia hạn 157,9 nghìn tỷ đồng tiền thuế

Tính đến hết tháng 9, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm, gia hạn ước khoảng 157,9 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền gia hạn khoảng 97,9 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn, giảm khoảng 60 nghìn tỷ đồng.

Liên quan đến vấn đề mua lại trái phiếu trước hạn, bà Phạm Thị Thanh Tâm - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính cho biết: Tại Nghị định số 153/NĐ-CP trước đây và Nghị định số 65 sau này, Chính phủ quy định rất rõ 2 khía cạnh liên quan đến mua lại trái phiếu trước hạn. Một là mua lại trái phiếu trước hạn tự nguyện trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành với chủ sở hữu trái phiếu. Nội dung này được quy định tại Điều 7 Nghị định số 153/NĐ-CP.

Doanh nghiệp phát hành được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi theo thỏa thuận với chủ sở hữu trái phiếu để giảm nợ, cơ cấu lại nợ trái phiếu. Riêng đối với mua lại trước hạn trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, khi thực hiện phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trái phiếu bị hủy bỏ sau khi được mua lại. Hai là mua lại trái phiếu bắt buộc được quy định ở Nghị định số 65 đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành vi phạm quy định pháp luật, buộc phải mua lại trái phiếu trước hạn.

Theo đó, việc các doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn hoàn toàn căn cứ tình hình tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp phát hành, trong trường hợp tự nguyện mua lại trên cơ sở thỏa thuận với chủ sở hữu trái phiếu. “Không nên đánh đồng việc doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn với việc ban hành Nghị định số 65 dẫn đến siết chặt nên doanh nghiệp mới mua lại” – bà Tâm nhấn mạnh./.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua Kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn đầu tư công 84.149 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến ngân sách trung ương hơn 3.237,5 tỷ đồng và vốn thuộc ngân sách địa phương gần 80.911,5 tỷ đồng.
Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ cho biết đang phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn giao năm 2024 đạt 95% trở lên. Tính đến giữa tháng 11/2024, ban đã thực hiện giải ngân được hơn 1.917 tỷ đồng, đạt hơn 71% kế hoạch vốn.

Tin khác

Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2024 của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Điểm mới quan trọng của Luật là có nhiều quy định phân cấp, phân quyền mạnh mẽ về đầu tư công như nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia, phân cấp Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ HĐND sang UBND...
Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12183/BTC-QLCS yêu cầu các các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn kê khai, báo cáo về loại tài sản này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động