Giải pháp nào đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối cùng của năm

Ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư Bộ Tài chính cho rằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng không có sự bứt phá so với những tháng trước, nên mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% rất khó thực hiện. Với trách nhiệm của mình, Bộ Tài chính đang tiếp tục kiến nghị các giải pháp để giúp đưa tỷ lệ giải ngân tăng lên trong những tháng cuối cùng của năm.

PV: Theo quy luật trong giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC), thường vào những tháng cuối năm sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện đã sang gần giữa tháng 11 mà tỷ lệ giải ngân của cả nước mới đạt một nửa kế hoạch. Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Mục tiêu giải ngân vốn đầu tư đạt 95% khó khả thi

Ông Lê Tuấn Anh: Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, kết quả kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC năm 2023 của Tổ công tác số 5 do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm tổ trưởng tại các địa phương cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân (cả chủ quan và khách quan) ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của cả nước.

Cụ thể, là những vướng mắc về quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng cần có hướng xử lý như vấn đề chuyển đổi đất rừng, đất lúa, khai thác khoáng sản, các vướng mắc trong thực hiện các dự án thuộc chương trình mực tiêu quốc gia. Tình trạng thiếu nguyên liệu thi công tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (bị thiếu hụt cát sử dụng trong đắp nền để thi công các dự án giao thông trọng điểm).

Ngoài ra, đến tháng 9/2023 mới có hướng dẫn vốn chuẩn bị đầu tư, hướng dẫn điều chỉnh vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được bố trí vốn trong dự toán năm 2023.

Hơn nữa, các vướng mắc trong tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB), vướng quy hoạch sử dụng đất, trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường, tái định cư,... dẫn đến chậm thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng, thi công.

Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được thể hiện rõ. Việc phân bổ vốn còn bình quân, thiếu trọng tâm, trọng điểm; chưa sâu sát, thiếu đôn đốc, kiểm tra... Còn có tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Các chủ đầu tư thường dồn khối lượng hoặc tập trung thanh toán các hợp đồng vào mỗi cuối quý (ước tỷ lệ tháng này chỉ tăng hơn 4,3% so với ước tháng trước).

Một số các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn nên đến thời điểm báo cáo chưa thể giải ngân. Một số dự án đã phân bổ nhưng chưa giải ngân nên ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC thấp.

PV: Với những nguyên nhân như ông vừa chỉ ra, liệu kỳ vọng giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch vốn có thể đạt được không, thưa ông?

Ông Lê Tuấn Anh: Theo nhận xét của Bộ Tài chính, kết quả giải ngân của cả nước ước 10 tháng đạt 52% tổng kế hoạch vốn và đạt trên 56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Bên cạnh đó, giải ngân của các dự án thuộc kế hoạch các năm trước được kéo dài thực hiện trong năm 2023 cũng chỉ đạt 52,6%.

Đặc biệt hiện vẫn còn tới 15 bộ, cơ quan trung ương chỉ giải ngân được dưới 10%; 4 địa phương giải ngân dưới 30% trong tổng số 52 bộ, cơ quan trung ương và địa phương có kết quả giải ngân ước 10 tháng thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Với thực trạng này, mục tiêu giải ngân đạt tối thiểu 95% rất khó có thể thực hiện được.

PV: Tính theo năm ngân sách thì chỉ còn hơn 2 tháng nữa, trong khi nguồn vốn cần giải ngân vẫn còn rất lớn. Ông có thể cho biết, Bộ Tài chính đã đưa ra giải pháp gì để tiến độ giải ngân được đẩy nhanh?

Ông Lê Tuấn Anh: Bộ Tài chính là cơ quan được giao quản lý, thanh toán vốn. Hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Tài chính là tổ trưởng Tổ công tác số 5 của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC năm 2023 tại một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương nên đã rất sát sao với công tác này.

Theo đó, Bộ Tài chính đã thường xuyên có các buổi làm việc, kiểm tra trực tiếp và trực tuyến với các địa phương thuộc trách nhiệm quản lý của tổ. Căn cứ vào những khó khăn thực tế địa phương đang gặp phải, Bộ Tài chính đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp để tháo gỡ kịp thời. Thực tế cho thấy, tại các địa phương được kiểm tra, đôn đốc đều có tỷ lệ giải ngân cao hơn thời điểm chưa được kiểm tra.

Mục tiêu giải ngân vốn đầu tư đạt 95% khó khả thi
10 tháng giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 52% tổng kế hoạch vốn. Ảnh tư liệu minh họa

Ngoài ra, với trách nhiệm của mình, tại các kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng tháng về tiến độ giải ngân của cả nước, Bộ Tài chính đều kiến nghị các giải pháp để giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực tiếp kiểm soát và thanh toán vốn cũng đã chỉ đạo toàn hệ thống nâng cao tình thần, trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành nhiệm vụ, giải quyết ngay hồ sơ sau khi nhận được từ các chủ đầu tư gửi đến; không cho phép để tồn đọng hồ sơ nào mà không có lý do.

Trước thực trạng tỷ lệ giải ngân còn thấp như hiện nay, Bộ Tài chính đã tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về giải ngân vốn ĐTC theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tại các nghị quyết, chỉ thị, công điện về thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc điều chỉnh, điều hòa các dự án giải ngân chậm hoặc không có khả năng giải ngân sang dự án có khả năng để đẩy mạnh giải ngân, lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ kế hoạch giải ngân theo từng tuần; đánh giá khả năng thực hiện trong năm 2023 (số vốn phải kéo dài, số vốn sẽ bị hủy).

Bộ Tài chính đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch Đầu tư tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương làm rõ lý do, trách nhiệm trong việc đề xuất việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm sau nhưng khả năng giải ngân chậm làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

PV: Xin cảm ơn ông!

Vân Hà

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa: 3 nhóm dự án gặp vướng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Khánh Hòa: 3 nhóm dự án gặp vướng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 3 nhóm dự án gặp vướng mắc khiến cho tỷ lệ giải ngân của địa phương bị chậm. Tỉnh Khánh Hòa đang khẩn trương thực hiện các giải pháp để gỡ nút thắt này.
Giải ngân vốn đầu tư công: Áp lực đang rất lớn cho tháng cuối năm

Giải ngân vốn đầu tư công: Áp lực đang rất lớn cho tháng cuối năm

Hiện khả năng hấp thụ vốn đầu tư công trong toàn xã hội vẫn đang ở mức thấp. Đáng chú ý, vẫn còn nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn trung bình của cả nước. Chỉ còn đúng 1 tháng nữa là kết thúc năm, vì thế áp lực giải ngân vốn đầu tư đang rất lớn.
Giải ngân vốn đầu tư công: Dồn lực cho chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Dồn lực cho chặng nước rút

Để giải ngân hết số vốn đầu tư được giao, các địa phương đang dốc toàn lực cho chặng nước rút này.
Hà Nội: Nhiều nỗ lực từ Kho bạc để giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Nhiều nỗ lực từ Kho bạc để giải ngân vốn đầu tư công

Mặc dù kết quả giải ngân trên địa bàn thành phố chưa đạt như kỳ vọng khi mới đạt trên 58% kế hoạch vốn giao, nhưng cũng cho thấy sự nỗ lực của các cấp, ngành trên địa bàn thủ đô để góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu giải ngân đạt 95% khi kết thúc năm. Trong hành chính đó, có sự đóng góp không nhỏ của Kho bạc Nhà nước Hà Nội trong kiểm soát và thanh toán vốn.
Đồng Nai tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm

Đồng Nai tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm

"Từ nay đến cuối năm, lãnh đạo các đơn vị phải hạn chế đi công tác nước ngoài, nghỉ phép không cần thiết để tập trung thực hiện công tác giải ngân vốn đầu tư công" - đây là yêu cầu của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đưa ra để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh.

Tin khác

Hòa Bình: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân chung của cả nước

Hòa Bình: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân chung của cả nước

Các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đang được tỉnh Hòa Bình nỗ lực đề ra và thực hiện trong những tháng còn lại của năm, bởi ước tính đến hết tháng 11/2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023 của tỉnh mới đạt trên 20%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.
Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 90% kế hoạch được giao

Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 90% kế hoạch được giao

Hải Phòng hiện đang đứng thứ 8 cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao khi đạt 90,5% và đạt 56% kế hoạch thành phố giao.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%

Trong 7 nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong 2 tháng cuối năm 2023 để thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tập trung nỗ lực cho công tác giải ngân vốn đầu tư công, với mức phấn đấu đạt tỷ lệ 95%.
Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ việc thu hồi nợ tạm ứng

Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ việc thu hồi nợ tạm ứng

Mặc dù kết quả thu hồi tạm ứng qua các năm tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) Ninh Thuận đều tăng và vượt chỉ tiêu đăng ký thi đua hàng năm, tuy nhiên số dư tạm ứng còn lại tại đơn vị cho thấy, vẫn còn nhiều khoản tạm ứng từ nhiều năm trước chưa được thu hồi và chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Giải pháp nào đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối cùng của năm

Giải pháp nào đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối cùng của năm

Ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư Bộ Tài chính cho rằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng không có sự bứt phá so với những tháng trước, nên mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% rất khó thực hiện. Với trách nhiệm của mình, Bộ Tài chính đang tiếp tục kiến nghị các giải pháp để giúp đưa tỷ lệ giải ngân tăng lên trong những tháng cuối cùng của năm.
Quảng Ninh quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm

Quảng Ninh quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm

Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Quảng Ninh mới giải ngân được gần 1 nửa kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 sau khi được điều chỉnh. Theo đó, áp lực giải ngân số vốn còn lại của tỉnh là rất lớn khi thời gian không còn nhiều. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Ninh vẫn kiên định và quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm.
Khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ

Khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ

Thảo luận về dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí cho phép tăng tỷ lệ vốn tham gia của nhà nước vào dự án PPP từ không quá 50% lên không quá 70%. Thời điểm này, cần một cơ chế đặc thù nhằm khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ, một trong những lĩnh vực hạ tầng quan trọng quốc gia.
Còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ

Còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ chi tiết, bằng 2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đạt thấp

Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đạt thấp

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân của cả nước ước 10 tháng chưa có sự đột phá. Nhiều bộ, ngành, địa phương giải ngân chưa cao nên rất khó có thể đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính giao vào cuối năm, như mục tiêu đã đặt ra.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ký Công điện số 09/CĐ-BKHĐT về việc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động