Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?

Công ty CP Việt Thái Group hỏi: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quan hệ liên kết. Tuy nhiên, công ty có các chi nhánh hạch toán độc lập chưa rõ về tư cách pháp nhân của bên liên kết để áp dụng trong quy định? Như vâỵ các chi nhánh hạch toán độc lập có được xem là bên liên kết áp dụng Nghị định 132/2020/NĐ-CP không vì nếu cùng chủ sở hữu doanh nghiệp nhưng vì hình thức hạch toán sổ sách áp dụng quy định giao dịch liên kết thì chưa phù hợp?

Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?

Trả lời vấn đề này của doanh nghiệp, Cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ pháp lý:

- Tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 quy định về người nộp thuế như sau:

“Điều 2. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam ;

b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

c) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

d) Ðơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam ;

đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

- Căn cứ Nghị định số 132/2020/NĐ-CP:

+ Tại Khoản 2 Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

…2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.”

+ Tại Khoản 1 Điều 2 quy định đối tượng áp dụng như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điều 5 Nghị định này.”

+ Tại Khoản 2 Điều 5 quy định về các bên có quan hệ liên kết như sau:

“Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

…2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:

a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;

h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

i) Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;

k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;

l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”

Căn cứ các quy định nêu trên, chi nhánh hạch toán độc lập của doanh nghiệp và doanh nghiệp là hai đối tượng nộp thuế TNDN có trách nhiệm kê khai và nộp thuế độc lập. Do đó, chi nhánh của doanh nghiệp và doanh nghiệp là các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Trường hợp, chi nhánh của doanh nghiệp và doanh nghiệp có phát sinh giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì chi nhánh của doanh nghiệp và doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP./.

Tuấn Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Chi bổ sung chế độ cho người lao động có bị tính thuế thu nhập cá nhân?

Chi bổ sung chế độ cho người lao động có bị tính thuế thu nhập cá nhân?

Doanh nghiệp hỏi: Công ty chúng tôi có chi bổ sung chế độ hỗ trợ ốm đau, thai sản cho người lao động từ chi phí công ty (ngoài mức chi theo chế độ ốm đau, thai sản của cơ quan bảo hiểm xã hội, công đoàn). Vậy số tiền hỗ trợ bổ sung này có phải tính vào thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động hay không?
Chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Doanh nghiệp hỏi, năm 2024, công ty nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quý. Qúy I năm 2025 công ty có phát sinh chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp trong quý. Vậy công ty có phải nộp tờ khai thuế TNCN hay không?
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cùng công ty, khác chi nhánh

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cùng công ty, khác chi nhánh

Công ty TNHH gang thép Hà Linh – TP Hồ Chí Minh hỏi: Năm 2024, đơn vị có tiếp nhận người lao động chuyển đến làm việc từ Chi nhánh khác trong cùng hệ thống, hiện tại người lao động đang làm việc tại đơn vị và ủy quyền cho đơn vị quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2024. Vậy khi quyết toán thuế TNCN năm 2024 đơn vị phải kê khai quyết toán thuế TNCN như thế nào đối với người lao động này?
Quyết toán thuế ra sao khi đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?

Quyết toán thuế ra sao khi đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?

Công ty thương mại dịch vụ Minh Đăng (Bình Định) hỏi: Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm có thu nhập từ hợp đồng dịch vụ, đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%. 6 tháng cuối năm ký hợp đồng lao động (cùng 1 công ty). Vậy doanh nghiệp có phải có phải kê khai phần thu nhập của hợp đồng dịch vụ khi làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
Người nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh ở đâu thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đó

Người nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh ở đâu thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đó

Người nộp thuế Mai Linh - Hà Nội hỏi: Hiện đang sinh sống tại quận Ba Đình, Hà Nội. Trong năm 2024 có làm việc, đóng BHXH tại 2 công ty lần lượt thuộc quận Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm. Vậy muốn quyết toán thuế tôi sẽ về địa chỉ nào để làm hồ sơ?

Tin khác

Quà tặng cuối năm có phải tính nộp thuế thu nhập cá nhân?

Quà tặng cuối năm có phải tính nộp thuế thu nhập cá nhân?

Người nộp thuế tên Long hỏi: Trong tiệc tất niên cuối năm, công ty có tổ chức bốc thăm may mắn với nhiều phần quà có giá trị khác nhau (giá trị từ 1 triệu đến 30 triệu). Vậy người lao động trúng giải thì các phần quà đó tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) như thế nào?
Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?

Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?

Công ty CP Việt Thái Group hỏi: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quan hệ liên kết. Tuy nhiên, công ty có các chi nhánh hạch toán độc lập chưa rõ về tư cách pháp nhân của bên liên kết để áp dụng trong quy định? Như vâỵ các chi nhánh hạch toán độc lập có được xem là bên liên kết áp dụng Nghị định 132/2020/NĐ-CP không vì nếu cùng chủ sở hữu doanh nghiệp nhưng vì hình thức hạch toán sổ sách áp dụng quy định giao dịch liên kết thì chưa phù hợp?
Cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp chế xuất áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp chế xuất áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Công Ty TNHH Soul-Net, hỏi: Công ty nhập khẩu phần mềm đựng trong USB. Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế khi nhập khẩu, sau đó xuất phần mềm vào khu chế xuất. Vậy khi suất vào khu chế xuất thì thuế suất cho danh mục hàng hóa: Phần mềm trên chịu thuế suất là bao nhiêu?
Hóa đơn đầu vào sử dụng mã số thuế của công ty hay mã số thuế của chi nhánh?

Hóa đơn đầu vào sử dụng mã số thuế của công ty hay mã số thuế của chi nhánh?

Công ty có các chi nhánh trong cùng tỉnh, hạch toán phụ thuộc, đang kê khai tập trung tại trụ sở chính. Vậy hóa đơn đầu vào lấy theo mã số thuế của công ty hay theo mã số thuế của chi nhánh?
Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Công ty TNHH Minh Chiểu (Quảng Ngãi) hỏi: Công ty bán hàng cho khu chế xuất, để đủ điều kiện xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) bán ra thuế 0%, đầu vào vẫn được kê khai khấu trừ, thì công ty cần bên mua cung cấp hồ sơ pháp lý gì?
Doanh nghiệp có được trừ số tiền thuê đất đã nộp vào kỳ nộp thuế sau?

Doanh nghiệp có được trừ số tiền thuê đất đã nộp vào kỳ nộp thuế sau?

Công ty CP kinh doanh tổng hợp Ninh Thuận hỏi: Theo Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg ngày 3/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023, thời hạn nộp hồ sơ kể từ ngày 20/11/2023 đến hết ngày 31/3/2024. Nhưng quy định thời hạn nộp tiền thuê đất kỳ 1 của năm 2023 là ngày 30/11/2023 (đã nộp hồ sơ gia hạn) và kỳ 2 của năm 2023 là ngày 31/10/2023. Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp đã nộp 100% tiền thuê đất năm 2023 thì việc giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023 có được giảm trong kỳ tính tiền thuê đất năm 2024 hay không?
Khoản trợ cấp thêm khi nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí có chịu thuế khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Khoản trợ cấp thêm khi nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí có chịu thuế khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Công ty Bảo Hiểm PVI Nam Trung Bộ hỏi: Trợ cấp thêm khi nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí của người lao động, gồm có hỗ trợ từ quỹ tiền lương và quỹ phúc lợi của công ty có chịu thuế khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không?
Hướng dẫn hủy 1 mã số thuế đối với trường hợp 1 cá nhân có 2 mã số thuế

Hướng dẫn hủy 1 mã số thuế đối với trường hợp 1 cá nhân có 2 mã số thuế

Trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì có thể thực hiện huỷ 1 mã số thuế online được không? Cách thức thực hiện như như nào?
Hàng hóa cho, biếu, tặng không bị tính vào chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế

Hàng hóa cho, biếu, tặng không bị tính vào chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế

Công ty TNHH MTV Thương mại Thành Phát (Quảng Ngãi) hỏi: 1. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ thì thuế giá trị gia tăng (GTGT) nộp theo phương pháp khấu trừ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), đúng không? (biết rằng theo Luật thuế GTGT thì: Thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào)?
Hướng dẫn lập hóa đơn cho hàng hóa gửi bán qua sàn thương mại điện tử

Hướng dẫn lập hóa đơn cho hàng hóa gửi bán qua sàn thương mại điện tử

Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Quốc tế CRH hỏi: Trong năm 2024, cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ có làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa gửi bán cho sàn thương mại điện tử ở nước ngoài (Amazon). Cứ 15 ngày 1 lần, bên Amazon gửi Bảng kê thông báo xác nhận số lượng, số tiền thu được của từng mặt hàng đã bán trong kỳ đó cho cơ sở kinh doanh tại Việt Nam. Xin hỏi, cơ sở kinh doanh lập hoá đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu gửi bán sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu hay cơ sở kinh doanh lập hoá đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu gửi bán tại thời điểm sàn thương mại điện tử Amazon gửi Bảng kê xác nhận số lượng, số tiền thu được của các mặt hàng đã bán cho cơ sở kinh doanh tại Việt Nam?
Xem thêm
Phiên bản di động