Hải quan Đà Nẵng thực hiện chuyển đổi số gắn với nâng cao chất lượng phục vụ

Cục Hải quan Đà Nẵng vừa đề xuất 3 giải pháp chính tạo nền tảng chuyển đổi số và thực hiện chuyển đổi số, trong đó chuyển đổi số gắn với việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Các thủ tục khai báo đã được điện tử hóa

Thời gian qua, Cục Hải quan Đà nẵng đạt được rất nhiều kết quả trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, quản lý hải quan, cũng như trong công tác quản lý nội bộ; qua đó đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Ngoài việc triển khai hiệu quả, đầy đủ các hệ thống thông tin góp phần quan trọng trong nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước về hải quan, Cục Hải quan Đà Nẵng còn phát triển xây dựng một số phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý nội bộ tại cục như: phần mềm báo cáo nhanh phục vụ điều hành lãnh đạo các cấp; phần mềm hỗ trợ phân tích xác định trọng điểm đường hàng không; phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; phần mềm quản lý tờ khai huỷ; phần mềm quản lý giấy phép nhập khẩu xe ô tô theo hình thức quà biếu tặng...

Đối với các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, Cục Hải quan Đà Nẵng đã triển khai kết hợp hệ thống thông quan điện tử và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong công tác giám sát hải quan, hệ thống giám sát hải quan tự động đã được đơn vị triển khai áp dụng đối với đường biển và hoàn thiện đảm bảo các yêu cầu triển khai đối với đường hàng không trong thời gian đến.

Theo Cục Hải quan Đà Nẵng, CNTT là một trong những nhân tố quan trọng đã giúp đơn vị thực hiện thành công chiến lược cải cách, hiện đại hóa hải quan những năm vừa qua.

Đến nay, thủ tục khai báo, làm thủ tục hải quan đã được điện tử hóa mọi lúc, mọi nơi, việc xử lý thông quan hàng hóa cũng đã được tự động hóa trong cả 3 khâu trước, trong và sau thông quan. Đồng thời đây cũng là tiền đề để Hải quan Đà Nẵng xây dựng kế hoạch triển khai chuyển đổi số của ngành Hải quan.

Hải quan Đà Nẵng: Chuyển đổi số gắn với nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

3 giải pháp tạo nền tảng chuyển đổi số

Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng Quách Đăng Hòa cho biết, cục xác định 8 nhiệm vụ để tham gia, triển khai hoạt động chuyển đổi số bao gồm: tham gia hoàn thiện chính sách đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý thực hiện chuyển đổi số; tham gia số hóa quy trình, số hóa dữ liệu và tổ chức triển khai các ứng dụng CNTT tích hợp, thông minh, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động nghiệp vụ; tham gia số hóa quy trình, số hóa dữ liệu và ứng dụng công nghệ mới trong công tác chỉ đạo điều hành và công tác quản lý nội ngành.

Bên cạnh đó, cơ quan hải quan triển khai dịch vụ công và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp chuyển đổi số; triển khai thủ tục hành chính trên một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; phát triển hạ tầng số, nền tảng số và dữ liệu số; đảm bảo an ninh an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực.

Nhằm đáp ứng với các nhiệm vụ, quyết sách quan trọng về chuyển đổi số trên địa bàn, Cục Hải quan Đà Nẵng đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiên tốt nhiệm vụ đề ra. Trong đó tập trung vào 3 giải pháp chính tạo nền tảng chuyển đổi số và thực hiện chuyển đổi số gồm:

Thứ nhất, chuyển đổi nhận thức, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số. Cục sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức, kỹ năng số của cán bộ công chức hải quan và tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức trong đơn vị về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đặc biệt là kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu.

Thứ hai, phát triển hạ tầng số, ứng dụng công nghệ hiện đại và bảo đảm an ninh an toàn, trong đó, gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, ứng dụng các công nghệ mới trong công tác quản lý nhà nước về hải quan, đẩy mạnh tự động hoá tất cả các lĩnh vực hải quan; đảm bảo an ninh an toàn, không làm gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ gây ảnh hướng đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Thứ ba, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở triển khai, cung cấp đẩy đủ dịch vụ công trực tuyến và có thể truy cập trên nhiều phương tiên khác nhau; nghiên cứu sử dụng dữ liệu để giảm thành phần hồ sơ của người dân, doanh nghiệp phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính; xây dựng văn hoá trong xử lý công việc và tăng cường kết nối chia sẻ dữ liệu nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp./.

Đông Mai

Tin cùng chuyên mục

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2024 thêm ít nhất 15% dự toán Quốc hội giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC về việc tăng cường các giải pháp quản lý thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính vừa có bản tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.

Tin khác

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá; quản lý; sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản
TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua Kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn đầu tư công 84.149 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến ngân sách trung ương hơn 3.237,5 tỷ đồng và vốn thuộc ngân sách địa phương gần 80.911,5 tỷ đồng.
Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ cho biết đang phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn giao năm 2024 đạt 95% trở lên. Tính đến giữa tháng 11/2024, ban đã thực hiện giải ngân được hơn 1.917 tỷ đồng, đạt hơn 71% kế hoạch vốn.
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2024 của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Điểm mới quan trọng của Luật là có nhiều quy định phân cấp, phân quyền mạnh mẽ về đầu tư công như nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia, phân cấp Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ HĐND sang UBND...
Bộ Tài chính tiếp thu, giải trình các quy định tại dự thảo Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Bộ Tài chính tiếp thu, giải trình các quy định tại dự thảo Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Dự thảo Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng chợ đã được Bộ Tài chính hoàn thiện và xin ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương. Đến nay, nhiều ý kiến góp ý đã được Cục Quản lý công sản tiếp thu, giải trình, hoàn thiện bản dự thảo mới để tiếp tục xin ý kiến trước khi ban hành.
Bộ Tài chính tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung về xác lập và xử lý tài sản xác lập sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung về xác lập và xử lý tài sản xác lập sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính đang tiếp tục xin ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, tại phiên họp sáng 22/11/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi).
Phổ biến quy định pháp luật về lĩnh vực tài sản công

Phổ biến quy định pháp luật về lĩnh vực tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính, thuộc các tình, thành phố phía Bắc (các tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra) vào ngày 22/11, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Xem thêm
Phiên bản di động