Hoàn thiện thể chế để định giá đất sát giá thị trường, tránh thất thu ngân sách

Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) liên quan đến tài chính về đất đai và giá đất, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, giải pháp tối ưu để định giá đất sát với giá thị trường là giá đất sẽ do các tổ chức, cơ quan chuyên nghiệp về định giá đất độc lập tiến hành thực hiện.

PV: Theo ông, đâu là những tồn tại, hạn chế trong quy định về giá đất và định giá đất mà cần phải sửa đổi?

PGS.TS Ngô Trí Long
PGS.TS Ngô Trí Long

PGS.TS Ngô Trí Long: Về cơ bản, hiện nay các quy định về giá đất và định giá đất đã được pháp luật đất đai quy định trong các văn bản pháp luật đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần được tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, làm rõ những hạn chế, bất cập trong quy định về giá đất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là điều rất quan trọng và cấp thiết.

Thời gian qua cơ chế xác định giá đất còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu do việc xác định giá đất cụ thể thấp hơn so với giá thị trường gây thất thu ngân sách nhà nước, nhiều tiêu cực, tham nhũng. Nguyên nhân việc xác định giá đất và phương pháp định giá đất chưa phù hợp, chưa sát với giá trên thị trường có thể do: Thị trường quyền sử dụng đất chưa minh bạch; thông số đầu vào để áp dụng các phương pháp định giá đất thiếu chính xác, thiếu độ tin cậy (giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phản ánh đúng giá giao dịch thực tế do người dân kê khai giá đất trong hợp đồng chuyển nhượng thấp để giảm thuế thu nhập; giao dịch vẫn chủ yếu bằng tiền mặt).

Bên cạnh đó, nhiều loại đất, khu vực không có thông tin chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khó thu thập; chưa có kênh thông tin chính thống, đủ tin cậy, đáp ứng được yêu cầu của các phương pháp định giá đất, phán ánh kịp thời chính xác các biến động của giá thị trường…

PV: Ông đánh giá như thế nào về những hệ lụy của các bất cập nêu trên?

PGS.TS Ngô Trí Long: Những bất cập trên đã gây nhiều hệ lụy tiêu cực, tham nhũng về đất đai do cơ chế định giá, ảnh hưởng đến chính sách đất đai của Nhà nước và gây rối loạn thị trường bất động sản. Giá đất và định giá đất là vật cản trở cho sự phát triển thị trường đất đai, gây ra nhiều hệ lụy, tác động xấu.

Vẫn còn khoảng cách lớn về giá đất do nhà nước định giá và giá đất trên thị trường.
Vẫn còn khoảng cách lớn về giá đất do nhà nước định giá và giá đất trên thị trường.

Ở các nước phát triển, giá đất được công bố rộng rãi, khi công bố mức độ sai lệch chỉ ở mức 5% - 7%. Trong khi đó, ở Việt Nam có sự khác biệt rất lớn so với giá thị trường. Do đó, cần phải tìm cho được cơ chế nào để có thể xác định giá để Nhà nước ban hành sát với giá thị trường. Đồng thời, chúng ta cũng phải giải được câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta cũng sử dụng các phương pháp định giá như thế giới, nhưng giá đất do Nhà nước định lại rất xa so với giá thị trường.

Định giá đất là vấn đề không đơn giản, làm thế nào để mức giá của Nhà nước định phản ánh sát giá thị trường. Tôi cho rằng, đây cũng là câu hỏi được đặt ra của các nhà quản lý khi xây dựng quy định pháp luật.

PV: Được biết, ông đặt ra quan điểm là không nên đưa nguyên tắc, phương pháp định giá đất vào Luật Đất đai. Tại sao ông lại đề xuất như vậy?

PGS.TS Ngô Trí Long: Đúng là tôi cho rằng, không nên đưa nguyên tắc, phương pháp định giá đất vào Luật Đất đai. Trong hoạt động định giá tài sản nói chung, trong đó có định giá đất đai, hầu hết các nước đều xây dựng tiêu chuẩn (chuẩn mực) định giá tài sản, trong đó có định giá đất. Trong tiêu chuẩn (chuẩn mực) định giá đó bao gồm nhiều nội dung cho hoạt động định giá tài sản, trong có định giá đất: khái niệm giá trị thị trường, giá trị phi thị trường, nguyên tắc định giá, quy trình, trình tự phương pháp định giá đất, chuẩn mực đạo đức hành nghề…

Tiêu chuẩn định giá tài sản là căn cứ xây dựng bảng giá đất

Để hoàn thiện cơ chế xác định giá đất, một điểm của Nghị quyết 18-NQ/TW quy định: “Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất”. Đồng thời để thực hiện vấn đề này, thông qua Tiêu chuẩn định giá tài sản (trong đó có định giá đất và máy móc thiết bị), đây là căn cứ pháp lý để các cơ quan chức năng trung ương và địa phương trong quá trình kiểm tra giám sát các địa phương xây dựng bảng giá đất. Gắn với nó là hình thành cơ chế hữu hiệu để giám sát việc thực hiện xây dựng bảng giá đất nhằm loại trừ các trường hợp quy định bảng giá đất thấp hơn để thu hút đầu tư, giảm tiền bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất theo quy định.

Trên thế giới có Tiêu chuẩn định giá tài sản của Hiệp hội Định giá quốc tế. Từng khu vực, cũng như từng nước đều xây dựng ban hành tiêu chuẩn định giá riêng của mình. Đây là cơ sở pháp lý để cho các định giá viên căn cứ vào đó thực hiện hoạt động định giá tài sản nói chung, trong đó có định giá đất. Đồng thời, đó cũng là căn cứ pháp lý cho cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra việc xây dựng bảng giá và giá đất cụ thể của các địa phương.

Hiện tại ở nước ta, Bộ Tài chính đã ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, bao gồm thẩm định giá tài sản và thẩm định giá doanh nghiệp; Bộ Xây dựng ban hành phương pháp định giá bất động sản; còn Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành phương pháp định giá đất.

Chính phủ cần xây dựng và ban hành “Tiêu chuẩn định giá tài sản Việt Nam”, trong đó có xác định giá đất (gồm các khái niệm, các thuật ngữ, nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình và phương pháp định giá tài sản…). Để xây dựng Tiêu chuẩn định giá tài sản của Việt Nam có tính thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế, có thể giao cho một bộ chức năng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực định giá.

Theo tôi, giải pháp tối ưu nhất để định giá sát với giá thị trường là giá đất sẽ do các tổ chức, cơ quan chuyên nghiệp về định giá đất độc lập tiến hành thực hiện. Các tổ chức định giá đất độc lập sẽ thực hiện những hoạt động cụ thể ở từng địa phương như xây dựng bảng giá đất trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xác định giá đất cụ thể đối với từng trường hợp pháp luật quy định… Việc định giá đất sát giá thị trường sẽ góp phần quan trọng chống thất thu ngân sách.

PV: Xin cảm ơn ông!

Định giá đất phải đảm bảo khách quan, minh bạch

Giá đất và định giá đất là một trong những nội dung quan trọng của Luật Đất đai. Giá đất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như hoạt động quản lý của Nhà nước về đất đai. Giá đất không chỉ là cơ sở để phục vụ cho hoạt động giao dịch quyền sử dụng đất, góp phần ổn định thị trường đất đai, là cơ sở để đền bù đất khi Nhà nước thu hồi đất mà còn góp phần nâng cao hiệu quả về sử dụng đất và đóng góp vào việc đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt là khi giải quyết tranh chấp đất đai cũng như xây dựng, thực hiện luật pháp về đất đai. Thông qua kết quả định giá đất sẽ giúp cho Nhà nước và người sử dụng đất có những quyết định đúng đắn trong quản lý, kinh doanh, quyền sử dụng đất.

Đặc biệt, các tổ chức định giá đất cần thực hiện một cách khách quan các tiêu chuẩn định giá đất. Chẳng hạn, trong trường hợp xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi phải xác định theo phương thức giá đất được xác định dựa trên tiêu chuẩn định giá và sự thoả thuận với chủ thể có quyền sử dụng đất, trường hợp không thoả thuận được về giá thì chủ thể bị thu hồi đất có quyền yêu cầu cơ quan định giá thẩm định giá đất, hoặc trường hợp một bên không đồng ý với giá cơ quan thẩm định đưa ra thì có quyền yêu cầu cơ quan định giá khác thẩm định lại giá đất tính bồi thường… Có như vậy, hoạt động định giá đất mới đảm bảo được tính khách quan, minh bạch và giá đất do cơ quan định giá đất xác định sẽ phản ánh đúng giá trị của thị trường.

Hiện nay tuy đã có những quy định cụ thể về các nguyên tắc, chuẩn mực, phẩm chất và kỹ năng cần có của các chủ thể thực hiện công việc xác định giá đất hay cơ chế giám sát, đánh giá chất lượng của hoạt động tư vấn định giá đất, nhưng những quy định này còn chung chung. Do đó, PGS.TS Ngô Trí Long đề nghị cần bổ sung các quy định về vấn đề này vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để chuyên nghiệp hóa dịch vụ tư vấn xác định giá đất.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Bến Tre: 290/290 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử

Bến Tre: 290/290 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử

Cục Thuế tỉnh Bến Tre là 1 trong 6 cục thuế địa phương vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong triển khai hiệu quả phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Kết quả trên có được là nhờ phối hợp tốt với đoàn công tác liên ngành.
Hải quan Hải Phòng tờ khai luồng Đỏ giảm mạnh

Hải quan Hải Phòng tờ khai luồng Đỏ giảm mạnh

Tỷ lệ phân luồng tờ khai năm 2023 trên địa bàn Hải Phòng đã chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ tờ khai luồng Xanh là 65,31%; luồng Vàng là 31,2% (giảm 2,44% so với năm 2022); luồng Đỏ là 3,49% (giảm 7,43% so với năm 2022).
Mở rộng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Mở rộng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành công văn chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn phối hợp với Cục Thuế Bắc Giang mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh.
Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Thời gian qua, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các bộ, ngành, địa phương qua nhiều giai đoạn chính sách đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản nắm được tổng thể nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc trung ương và địa phương đang quản lý. Tuy nhiên, tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công còn chậm.
Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó có đề xuất một số quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất.

Tin khác

Quý I/2024, ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng

Quý I/2024, ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý I/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88.354 tỷ đồng, bằng 26,3% dự toán được giao, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nghệ An: Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt trên 5.900 tỷ đồng

Nghệ An: Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt trên 5.900 tỷ đồng

UBND tỉnh Nghệ An vừa cho biết, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quý 1/2024 ước thực hiện 5.904 tỷ đồng, đạt 37,1% dự toán, bằng 134,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Mở rộng trao thưởng “hóa đơn may mắn”

Hà Nội: Mở rộng trao thưởng “hóa đơn may mắn”

Để triển khai áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền, định hướng các giải pháp tốt hơn trong hoạt động kinh doanh và chấp hành các quy định của pháp luật cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn, Cục Thuế TP . Hà Nội xác định, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được các giải pháp chủ động của cơ quan thuế.
Ưu tiên sử dụng kinh phí để chăm lo cho người yếu thế, trẻ em nghèo

Ưu tiên sử dụng kinh phí để chăm lo cho người yếu thế, trẻ em nghèo

Theo Bộ Tài chính, trong dự toán năm 2024 và định hướng các năm tiếp theo, ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên tăng chi chăm lo cho người yếu thế, trẻ em nghèo trong xã hội.
Quý I/2024, phát hiện, bắt giữ và xử lý 3.483 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan

Quý I/2024, phát hiện, bắt giữ và xử lý 3.483 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan

Quý I/2024, cơ quan Hải quan đã bắt giữ và xử lý 3.483 vụ việc vi phạm, tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 5.816,4 tỷ đồng.
15.931 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện việc xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng

15.931 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện việc xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, dự kiến sang tuần tới sẽ hoàn tất 100% cửa hàng thực hiện xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng. Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở Công thương cũng như các sở, ban ngành địa phương tiếp tục giám sát hoạt động các cây xăng trong việc xuất hoá đơn bán lẻ.
3 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã kiểm soát, thanh toán 232.989 tỷ đồng vốn chi thường xuyên

3 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã kiểm soát, thanh toán 232.989 tỷ đồng vốn chi thường xuyên

Theo Kho bạc Nhà nước (KBNN), dự kiến đến hết tháng 3/2024, toàn hệ thống đã kiểm soát, thanh toán 232.989 tỷ đồng vốn chi thường xuyên, bằng 18,4% dự toán chi thường xuyên năm 2024 của NSNN qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng).
Tín dụng đang có sự cải thiện dần theo tháng

Tín dụng đang có sự cải thiện dần theo tháng

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tín dụng đã tăng trưởng dương trở lại tính đến cuối tháng 3/2024, như vậy tín dụng đang có sự cải thiện dần theo tháng. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho hay, đến ngày 29/02/2024, tín dụng nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Như vậy tín dụng tháng 2 giảm chậm hơn so với tháng 1 (giảm -0,6%).
Nhiều chính sách tài chính ban hành trong tháng 3/2024

Nhiều chính sách tài chính ban hành trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhiều quy định mới được Bộ Tài chính ban hành.
Bộ Tài chính ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024

Bộ Tài chính ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2024. Chương trình nhằm nâng cao hiệu quả THTK, CLP, phát huy cao nhất mọi nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động