Môi trường kinh doanh Việt Nam kỳ vọng hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng

Đây là đánh giá của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong 1 - 2 năm tới tại Việt Nam.

97,5% doanh nghiệp sẽ mở rộng, duy trì kinh doanh trong 1 - 2 năm tới

Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Takeo Nakajima - Trưởng Đại diện JETRO Việt Nam cho biết, mặc dù sự phục hồi của kinh tế Việt Nam trong năm 2023 có dấu hiệu chững lại so với 2022, nhưng nhìn nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vẫn có kỳ vọng cao về sự tăng trưởng của thị trường trong nước.

Kết quả khảo sát của JETRO cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp kỳ vọng có lãi trong năm 2023 là 54,3% (có giảm 5,2 điểm phần trăm so với năm trước), tương đương với mức năm 2021 khi còn đại dịch Covid-19. Nguyên nhân là do sự sụt giảm nhu cầu trong và ngoài nước, chi phí nhân công và chi phí thu mua nguyên vật liệu tăng, sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ khác.

Tuy nhiên, triển vọng lợi nhuận kinh doanh trong năm 2024 tại Việt Nam lại được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao. Có tới 50,4% doanh nghiệp được hỏi trả lời triển vọng lợi nhuận kinh doanh trong năm nay sẽ cải thiện hơn năm 2023, trong khi tỷ lệ bình quân của khu vực ASEAN chỉ là 43,8%.

Bên cạnh đó, 41,3% doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng lợi nhuận kinh doanh sẽ đi ngang 2023, chỉ có 8,3% dự đoán tình hình lợi nhuận sẽ xấu đi.

Môi trường kinh doanh Việt Nam kỳ vọng hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng
Môi trường kinh doanh Việt Nam kỳ vọng hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Về phát triển kinh doanh trong tương lai, có 56,7% số doanh nghiệp được hỏi sẽ mở rộng kinh doanh trong 1 - 2 năm tới tại Việt Nam, cao hơn tỷ lệ bình quân của khu vực ASEAN (tỷ lệ này ở khu vực ASEAN là 47,5%). Bên cạnh đó, khoảng 40,8% doanh nghiệp cho biết sẽ duy trì hiện trạng kinh doanh trong 1 - 2 năm tới, chỉ có khoảng 2,5% doanh nghiệp được hỏi trả lời sẽ thu hẹp kinh doanh hoặc rút lui, chuyển sang nước thứ 3.

Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp chế tạo trả lời mở rộng là 47,1%, ngành phi chế tạo là 65,5%. Lý do mở rộng kinh doanh trong 1 - 2 năm tới với cả ngành chế tạo và phi chế tạo là do mở rộng nhu cầu thị trường nội địa và tăng xuất khẩu. Ngoài ra sự nỗ lực của doanh nghiệp trong cải thiện năng suất, cắt giảm chi phí cũng đươc xếp ở thứ hạng cao.

Việt Nam vẫn là một trong những thị trường hấp dẫn

Ở khảo sát lần này, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam đã có cải thiện hơn. Tỷ lệ thu mua nguyên vật liệu, linh phụ kiện tại chỗ ở Việt Nam đạt khoảng 42%, tăng 4,6 điểm phần trăm so với năm trước. Thu mua từ doanh nghiệp Nhật Bản là 30,9%, giảm 4 điểm phần trăm.

Với con số 42%, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam đã tăng gần 10% trong 10 năm. Dù vẫn ở mức thấp so với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia nhưng tốc độ tăng trưởng trong 10 năm qua lại đứng thứ 2, sau Ấn Độ.

Về triển vọng thu mua tại chỗ trong tương lai, có 43,2% doanh nghiệp trả lời sẽ mở rộng thu mua tại chỗ ở Việt Nam trong 1 đến 2 năm tới, cao hơn nhiều so với mức trung bình 28,8% của ASEAN. Xét theo ngành nghề, hơn 60% doanh nghiệp mở rộng hoạt động thu mua tại địa phương là các ngành máy móc vận chuyển, máy móc y tế/chính xác, dệt may, máy móc điện/điện tử và máy móc chung.

Đánh giá về thị trường Việt Nam, ông Takeo Nakajima cho biết, môi trường kinh doanh của Việt Nam kỳ vọng hứa hẹn về tiềm năng tăng trưởng.

“Việt Nam vẫn là một trong những thị trường hấp dẫn tiềm năng với các công ty mẹ của Nhật Bản, xếp ở vị trí thứ 2 sau Hoa Kỳ. Hiện có khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, lớn nhất trong khối ASEAN” - ông Takeo Nakajima nhấn mạnh.

Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá, môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh. Đó là có tình hình chính trị xã hội ổn định, nhân lực phong phú và có trình độ, quy mô thị trường và khả năng tăng tưởng của thị trường tốt….

Tuy nhiên, vị Trưởng đại diện JETRO Việt Nam cũng chia sẻ, Việt Nam cũng còn những rủi ro về môi trường đầu tư kinh. Đó là thủ tục hành chính còn chưa minh bạch, thời gian thực hiện thủ tục dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn dài, gây mất chi phí cho doanh nghiệp. Tiếp đó là hạn chế về cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, không rõ ràng…

“Nếu Việt Nam cải thiện được những rủi ro này thì sẽ thu hút được nhiều hơn nguồn đầu tư chất lượng cao của các doanh nghiệp Nhật Bản trong tương lai…” - ông Takeo Nakajima chia sẻ.

Luyện Vũ

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

Tin khác

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

UBND TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản báo cáo HĐND thành phố liên quan công tác sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 6/1/2020 của UBND thành phố quy định về bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2024 (Quyết định 02/2020). Theo đó, thành phố sẽ ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15/10/2024.
Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Ngày 30/9, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 9 được công bố ngày 25/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Nguyên nhân nhiều công trình giao thông trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Nguyên nhân nhiều công trình giao thông trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Tính đến giữa tháng 9/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cho các công trình giao thông trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh mới chỉ đạt gần 20% trên tổng số hơn 12.000 tỷ đồng vốn được giao trong năm 2024.
Nỗ lực kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Nguyên

Nỗ lực kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Nguyên

Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (nâng cấp quốc lộ 19), đặc biệt là đoạn qua đèo An Khê, đang trong giai đoạn thi công khẩn trương, vượt qua thách thức do thời tiết khắc nghiệt và địa hình hiểm trở, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10/2024 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các tỉnh Tây Nguyên.
Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn điện tử

Tính đến thời điểm 16-8-2024, hệ thống hóa đơn điện tử đã tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn. Về hoạt động khai thuế điện tử, tính đến ngày 30-6-2024, đã có 932.509 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử trên tổng số 933.274 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt tỷ lệ 99,99%.
Kiên Giang khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp

Kiên Giang khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng việc đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, tỉnh đã nghiên cứu, vận dụng nhiều giải pháp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN.
Xem thêm
Phiên bản di động