Mức lương cơ sở tăng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cả

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, từ 1/7 mức lương cơ sở tăng lên mức 1,8 triệu, theo tính toán thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cả. Tuy nhiên, vẫn phải hết sức quan tâm đến việc kiểm soát giá để cuối năm 2023 đạt mục tiêu CPI không tăng quá 4,5%.

Điều hành giá là nghệ thuật, cần sự uyển chuyển

Trong phiên chất vấn Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đại biểu Triệu Thị Huyền (đoàn Yên Bái) băn khoăn về giải pháp tổng thể về điều hành giá thời gian tới để kiểm soát lạm phát, tránh hiệu ứng "tăng lương giá cũng tăng".

Tăng lương cơ sở không ảnh hưởng nhiều đến giá
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Trả lời đại biểu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng điều hành giá là nghệ thuật "cần sự uyển chuyển", trong điều kiện chúng ta điều hành theo kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước. Nguyên tắc là phải quan tâm đến đời sống của người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa.

Theo Phó Thủ tướng, điều hành giá phải căn cứ vào tín hiệu thị trường mà thị trường thì thay đổi hàng ngày. Do đó, phải nắm bắt thị trường để có những giải pháp, kịch bản để điều hành cho uyển chuyển và đáp ứng được yêu cầu, đạt được mục tiêu Quốc hội giao. Năm 2022, Quốc hội giao chỉ tiêu CPI tăng 4%, năm 2023 khoảng 4,5%.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, muốn giữ được giá phải đáp ứng quan hệ cung cầu, đặc biệt với mặt hàng thiết yếu. Với mặt hàng Nhà nước định giá thì phải giữ được giá, còn lại mặt hàng không định giá thì theo thị trường nhưng phải niêm yết, kiểm tra yếu tố hình thành giá. Cùng với đó phải tuyên truyền, thông tin đầy đủ về thông tin giá để đông đảo người dân hiểu và ủng hộ việc điều hành giá của Chính phủ.

"Đặc biệt, trong thời điểm tháng 7 là tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, chúng tôi tính toán rất kỹ rồi, cũng không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên chúng ta cũng phải hết sức quan tâm để kiểm soát giá, để cuối năm 2023 đạt mục tiêu CPI không vượt quá 4,5%” - Phó Thủ tướng nói.

Khó kiểm soát sở hữu chéo "ngầm"

Liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho hay nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với đánh giá của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại, bất chấp ngành ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thực hiện tái cơ cấu, hệ lụy là nguy cơ rủi ro chéo trong hệ thống tài chính ngân hàng lại bùng lên, đặc biệt khi sự kiện Vạn Thịnh Phát nổ ra đầu hồi tháng 10/2022. Do đó, đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho ý kiến về vấn đề này.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời cho hay, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đã rất quan tâm đến việc xử lý sở hữu chéo trong các ngân hàng. Với chức năng của mình, Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã tích cực tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp sở hữu đã có công khai thì đã được xử lý ngay và không còn trường hợp sở hữu chéo trên hồ sơ, sổ sách. Song trong thực tế có những trường hợp đứng tên hộ, nhờ đứng tên… nên khó xử lý, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các ngành, các cấp, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật thì mới giải quyết được.

Theo Phó Thủ tướng, sở hữu chéo còn có tác dụng nguy hiểm là không chỉ sở hữu về vốn mà còn sở hữu chéo trong đầu tư, tín dụng, làm méo mó các hoạt động kinh tế. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã thường xuyên thanh tra để tiến tới hạn chế đến mức tối đa đối với sở hữu chéo trong ngành ngân hàng.

Nêu một số giải pháp cơ bản để ngăn chặn sở hữu chéo, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc phải hoàn thiện về cơ chế, chính sách và đề nghị các đại biểu Quốc hội cùng đóng góp để hoàn thiện dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để có căn cứ pháp lý vững chắc kiểm soát, xử lý tình trạng này. Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực kiểm soát nội bộ…/.

Hoàng Yến

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, thống kê sơ bộ đến 15/7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) công bố ngày 17/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 như trong công bố hồi tháng 4/2024. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến ở mức 6,0%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Việc Quốc hội đồng ý để các luật mới được thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm (từ 1/8) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và mang lại niềm tin đối với các nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường sớm phục hồi.

Tin khác

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt thực hiện các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về giải phóng mặt bằng giúp cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt cao trong 6 tháng đầu năm. Với những nỗ lực đó, hiện Thanh Hóa đang đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Do có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, đặc biệt là việc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, nên tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Binh Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh này thu hút được hơn 824,6 triệu USD.
Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thu nộp về ngân sách nhà nước 6.124 tỷ đồng.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Mới đây tại kỳ họp thứ 17-HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP. Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
GDP quý II của Việt Nam phục hồi rất khả quan

GDP quý II của Việt Nam phục hồi rất khả quan

Tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng - đây là nhận định của Ngân hàng Standard Chartered trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam. Theo ngân hàng này, mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng GDP của Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
WB phê duyệt 107 triệu USD cho Việt Nam để phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam

WB phê duyệt 107 triệu USD cho Việt Nam để phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam

Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng thế giới (WB) vừa cho biết đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 107 triệu USD cho Việt Nam, để phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động