Năm 2022 dự báo lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát

Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên, sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Điều này có thể tạo áp lực lạm phát tăng lên trong năm 2022, tuy nhiên các chuyên gia kinh tế dự báo, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên khi dịch bệnh được kiểm soát

Theo Tổng cục Thống kê, bước sang năm 2022, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên, lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.

Năm 2022 dự báo lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
Năm 2022 dự báo lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Ảnh: TL

Giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng sẽ tác động vào giá thực phẩm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong CPI cũng sẽ tăng theo giá nguyên liệu dùng trong xây dựng.

Giá dịch vụ giáo dục tăng trở lại do một số địa phương kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí năm học 2021 - 2022 và ảnh hưởng của việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Ngoài ra, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại cũng tác động không nhỏ tới CPI chung.

Áp lực tăng giá trong nước còn đến từ việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công theo lộ trình thị trường, một số mặt hàng có yếu tố chi phí đầu vào tăng. Biến động của giá nhiên liệu như xăng dầu, LPG trên thị trường thế giới ở mức cao.

Xu hướng lạm phát thế giới cũng có những tác động đến kinh tế Việt Nam năm 2022. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thế giới năm 2022 được dự đoán sẽ tăng thấp hơn năm 2021 và trở lại mức bình thường trong năm 2023 chủ yếu do các yếu tố tác động đến đà tăng của lạm phát đã có dấu hiệu bình ổn hoặc đảo chiều.

Cần tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo kiểm soát lạm phát

Phân tích rõ hơn về các yếu tố tác động lạm phát trong năm 2022, báo cáo của nhóm phân tích Chứng khoán BIDV cho biết, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng giá cả hàng hóa gia tăng do chuỗi cung ứng bị gián đoạn tại Trung Quốc là do tình trạng khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc và chính sách môi trường mới của nước này.

Hiện tại, tuy chỉ số giá container vẫn đạt mức đỉnh nhưng dấu hiệu chững lại của đà tăng đã bắt đầu xuất hiện trên vận chuyển các container từ khu vực Châu Á sang Châu Âu và Bắc Mỹ. Sau một chuỗi thời gian tăng điểm liên tục, hiện tượng đà tăng đảo chiều đang là tín hiệu cho thấy xu hướng nguồn cung hồi phục trở lại khi tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc dần được cải thiện.

Trong báo cáo PMI tháng 12/2021 của Trung Quốc, chỉ số PMI tăng trở lại mức 50,9, tuy chỉ tăng nhẹ 1 điểm so với tháng 11 nhưng là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2021. Mặc dù thời gian để các mặt hàng được giao cho các nhà sản xuất tăng trở lại trong tháng 12, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy các chuỗi cung ứng đang tiến gần hơn đến việc ổn định. Yếu tố này cùng với chi phí đầu vào trung bình tăng chậm nhất trong 19 tháng đang cho thấy tình trạng cải thiện của chuỗi sản xuất cung ứng tại Trung Quốc.

Yếu tố thứ hai có thể ảnh hưởng đến lạm phát thế giới năm nay là nhu cầu tiêu dùng toàn cầu phục hồi và các quốc gia có thể sẽ thay đổi chính sách tiền tệ. Với tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu tăng nhanh, ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19 sẽ tiếp tục suy yếu khi biến chủng Omicron cho thấy mức độ nguy hại yếu hơn các chủng khác.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng dự báo lạm phát năm 2022 vẫn trong tầm kiểm soát theo mục tiêu của Chính phủ, CPI sẽ ở mức từ 2 - 3,7% thấp hơn so với mục tiêu dưới 4%.

Ông Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính) cho biết qua nghiên cứu, dự báo CPI bình quân năm 2022 sẽ tăng là từ 2% đến 3%, dưới chỉ tiêu Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi.

Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra, Tổng cục Thống kê đề xuất, đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý nên tận dụng các tháng có CPI tăng thấp để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng.

Cơ quan thống kê cũng nhấn mạnh giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Do đó, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, cần điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới.

Đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, ông Ngô Trí Long cho rằng, cần tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo kiểm soát lạm phát chung cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, cần chủ động các phương án để có thể điều chỉnh được một số hàng hóa, dịch vụ khi điều kiện cho phép.

CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với bình quân năm 2020 là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (giai đoạn 2016-2021). Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng 11/2021, tăng 0,67% so với tháng 12/2020./.

V.T

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn khai giảm trừ gia cảnh khi phát sinh người phụ thuộc

Hướng dẫn khai giảm trừ gia cảnh khi phát sinh người phụ thuộc

Tổng cục Thuế nhận được văn bản số 43087 ngày 23/8/2024 của bà Nguyễn Thị Như Hoa (MST 8012046444) về việc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là con ruột khi thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2023, về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Giải đáp vướng mắc thực hiện tiền thuê đất theo Nghị định số 103/2024/NĐ-CP

Giải đáp vướng mắc thực hiện tiền thuê đất theo Nghị định số 103/2024/NĐ-CP

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 8078/CTTPHCM-QLĐ ngày 15/8/2024, Công văn số 9416/CTTPHCM-QLĐ ngày 19/9/2024 của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh vướng mắc về tiền thuê đất theo Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ. Về vấn đề này, ngày 13/11/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Quản lý hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Quản lý hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Liên quan đến yêu cầu tăng cường quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, Tổng cục Hải quan vừa có hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thống nhất thực hiện.
Rà soát máy móc, thiết bị nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng

Rà soát máy móc, thiết bị nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng

Tổng cục Hải quan giao các đơn vị rà soát việc thực hiện chính sách thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Quy định nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa

Quy định nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa

Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 95/CV-VASEP ngày 6/9/2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đề nghị được thực hiện ghi trên nhãn hàng hóa xuất khẩu là “Sản xuất tại Việt Nam” hoặc “Sản phẩm của Việt Nam” theo quy định tại Tiết a Điểm 3 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, cụ thể: “Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu”. Trên cơ sở ý kiến trả lời của Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 30/10/2024 Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Tin khác

Hướng dẫn phân loại mặt hàng máy tăm nước

Hướng dẫn phân loại mặt hàng máy tăm nước

Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 2345/HQTPHCM-TXNK ngày 6/9/2022 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh về việc vướng mắc phân loại mặt hàng máy tăm nước, về việc này Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Hướng dẫn kê khai thuế đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh khi thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

Hướng dẫn kê khai thuế đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh khi thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

Trả lời Văn bản số 1381/2024/VCV-TB ghi ngày 23/9/2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Tây Bắc (sau đây gọi tắt “Công ty”) về việc kê khai thuế TNDN riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh khi thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, ngày 12/11/2024 Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư xây dựng

Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư xây dựng

Trả lời Công văn số 12/CTTN - KT ngày 6/6/2024 của Công ty TNHH Thời trang Thảo Nguyên về việc hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư xây dựng Nhà máy May mặc thời trang xuất khẩu Thảo Nguyên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Hướng dẫn xác định nghĩa vụ tài chính đối với đất dự án

Hướng dẫn xác định nghĩa vụ tài chính đối với đất dự án

Trả lời Công văn số 10077/CTTPHCM-QLĐ ngày 9/10/2024 và Công văn số 10128/CTTPHCM-QLĐ của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh vướng mắc về nghĩa vụ tài chính đất đai đối với dự án tại số 03 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 của Công ty Liên doanh Căn hộ Sài Gòn, ngày 11/11/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Tổng cục Thuế nhận được câu hỏi vướng mắc số 120624-12 của độc giả Nguyễn Hương gửi qua Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính về chính sách thuế TNCN. Về vấn đề này, ngày 23/10/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Hướng dẫn khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với tài sản cố định hình thành trên đất thuê

Hướng dẫn khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với tài sản cố định hình thành trên đất thuê

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 4296/CTLĐO-NVDT ngày 2/8/2024 và Công văn số 3743/CTLĐO-NVDT ngày 3/7/2024 của Cục Thuế Lâm Đồng vướng mắc về chính sách thuế. Về vấn đề này, ngày 24/10/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Xử lý tiền tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng khi sáp nhập doanh nghiệp

Xử lý tiền tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng khi sáp nhập doanh nghiệp

Trả lời Công văn số 1638/CTGLA-HKDCN ngày 19/8/2024 của Cục Thuế Gia Lai về vướng mắc khấu trừ số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền thuê đất, ngày 17/10/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Hướng dẫn thực hiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Hướng dẫn thực hiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Trả lời câu hỏi vướng mắc số 120624-32 của độc giả Trần Nguyễn Hoàng Phương gửi qua Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính về chính sách thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố

Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố

Khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh...
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?

Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?

Theo quy định, để được miễn thuế đối với tài sản di chuyển khi đi công tác cần phải cung cấp giấy xác nhận cư trú để làm thủ tục miễn thuế đối với tài sản di chuyển.
Xem thêm
Phiên bản di động