Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).

Tại hội nghị, bà Tạ Thanh Tú - Phó Cục trưởng Cục kế hoạch Tài chính - Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo kiểm kê của Bộ Tài chính cho biết, kiểm kê là một trong các nội dung quan trọng trong quản lý tài sản công (TSC) và phải được thực hiện định kỳ vào cuối mỗi năm. Thời gian qua, công tác kiểm kê tài sản đã được các đơn vị trong ngành Tài chính triển khai định kỳ theo quy định, tuy nhiên số liệu báo cáo về TSC còn chưa bảo đảm tính chính xác, thông tin chưa được cập nhật đầy đủ, chưa kịp thời điều chỉnh biến động về tài sản, dẫn đến không phản ánh chính xác về hiện vật cũng như về giá trị tài sản theo quy định...

Do đó, bà Tú cho biết, mục tiêu của tổng kiểm kê tài sản lần này là thống kê thực trạng TSC tại các cơ quan, đơn vị của Bộ Tài chính về các mặt như: số lượng, giá trị, cơ cấu, hiện trạng sử dụng. “Đây sẽ là cơ sở để báo cáo cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng TSC. Đồng thời cũng là cơ hội để Bộ Tài chính xác định được những nội dung được, chưa được trong công tác quản lý, sử dụng TSC để từ đó kịp thời có các biện pháp chấn chỉnh” - bà Tú phát biểu.

Đồng thời, bà Tú cũng cho biết, việc tổng kiểm kê lần này là cơ hội để Bộ Tài chính đánh giá một cách đầy đủ, thực chất hơn đối với TSC tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính làm cơ sở phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành trong thời gian tới; phục vụ công tác báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSC; cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước, báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Đánh giá đầy đủ, thực chất tài sản công của toàn ngành Tài chính

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Hải

Bà Tú cho biết, việc tổng kiểm kê lần này được thực hiện trên phạm vi cả nước, thực hiện từ cấp cơ sở là đơn vị đang trực tiếp quản lý, sử dụng TSC đến các đơn vị quản lý, tổng hợp của cơ quan cấp trên. Vì vậy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo kiểm kê của Bộ Tài chính đã đề nghị các đơn vị thuộc đối tượng kiểm kê lưu ý, tập trung cao độ, làm kỹ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của số liệu kiểm kê tại đơn vị mình. Các đơn vị tổng hợp chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra tính logic, tính hợp lý của số liệu kiểm kê của các đơn vị mình tổng hợp; thông qua bộ lọc của các cơ quan tổng hợp rà soát lại số liệu kiểm kê để bảo đảm số liệu báo cáo là chính xác nhất trước khi thực hiện tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên.

Cũng tại hội nghị, ông Vũ Anh Tuấn - Trưởng phòng Quản lý tài sản, Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tài chính cho biết, để triển khai Đề án tổng kiểm kê đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 213/QĐ-TTg và Kế hoạch triển khai Đề án kiểm kê TSC tại Quyết định số 798/QĐ-BTC ngày 5/4/2024 của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kiểm kê (Quyết định số 1194/QĐ-BTC ngày 24/5/2024) do Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi làm Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo là đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ; giao cho Cục Kế hoạch - Tài chính là đơn vị giúp việc cho Ban Chỉ đạo.

Đồng thời Bộ Tài chính đã phê duyệt Kế hoạch kiểm kê TSC của Bộ Tài chính, trong đó quy định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thực hiện kiểm kê, thời điểm kiểm kê và nguyên tắc kiểm kê, kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện từng nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, lộ trình đề ra. Cụ thể là Bộ Tài chính (Cục Kế hoạch - Tài chính) phải tổng hợp kết quả kiểm kê của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) trước ngày 31/5/2025.

đánh giá đầy đủ, thực chất đối với tài sản công của toàn ngành Tài chính
Cục trưởng Cục Quản lý công sản Nguyễn Tân Thịnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh Trần Hải.

Với tư cách là đơn vị hướng dẫn thực hiện, Cục trưởng Cục Quản lý công sản Nguyễn Tân Thịnh đã giới thiệu tới các đại biểu một số nét cơ bản về Đề án tổng kiểm kê TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý theo Quyết định số 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện. Đồng thời, ông Thịnh cho biết, tại Quyết định số 213/QĐ-TTg đã đặt ra 3 mốc thời gian: đến ngày 31/12/2024 hoàn thành công tác chuẩn bị phục vụ tổng kiểm kê, đến ngày 31/3/2025 hoàn thành việc tổng kiểm kê, đến ngày 1/7/2025 hoàn thành việc tổng hợp kết quả kiểm kê TSC trên toàn quốc./.

Tô Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ cho biết đang phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn giao năm 2024 đạt 95% trở lên. Tính đến giữa tháng 11/2024, ban đã thực hiện giải ngân được hơn 1.917 tỷ đồng, đạt hơn 71% kế hoạch vốn.
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2024 của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Điểm mới quan trọng của Luật là có nhiều quy định phân cấp, phân quyền mạnh mẽ về đầu tư công như nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia, phân cấp Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ HĐND sang UBND...
Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.

Tin khác

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12183/BTC-QLCS yêu cầu các các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn kê khai, báo cáo về loại tài sản này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Tháng 10/2024 thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 38.298 tỷ đồng, tăng 16,8% so với tháng liền trước. Lũy kế 10 tháng năm 2024, số thu đạt 346.283 tỷ đồng, bằng 92,3% dự toán, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo... Trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội việc cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Vì sao còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ?

Vì sao còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ?

Bộ Tài chính đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến hơn 14.343 tỷ đồng vốn đầu tư công đến nay vẫn chưa được phân bổ.
Xem thêm
Phiên bản di động