Ngành Tài chính: Ứng dụng công nghệ thông tin - mũi nhọn đột phá cải cách

Bộ Tài chính sẽ tập trung vào một trong những định hướng lớn và cũng là một mũi nhọn đột phá cải cách hành chính của ngành trong giai đoạn tới, đó là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Theo kết quả công bố mới đây về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2020 (PAR Index) của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ 2 với kết quả Chỉ số CCHC đạt 94,84%. Đây là năm thứ 7 liên tiếp (2014-2020), Bộ Tài chính nằm trong nhóm 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu PAR Index.

Cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính luôn coi cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và quyết liệt triển khai công tác này một cách đồng bộ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực tài chính. Vì vậy, công tác CCHC của Bộ Tài chính không chỉ đạt kết quả tích cực trong từng lĩnh vực riêng lẻ mà giữa các lĩnh vực đã có sự bổ trợ cho nhau, tạo hiệu ứng nâng cao hiệu quả CCHC trong tất cả lĩnh vực tài chính. Từ đó, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp, góp phần phát huy mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ứng dụng công nghệ thông tin- mũi nhọn đột phá cải cách ngành Tài chính
Ảnh: T.L

Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng, kể cả các đề án, nhiệm vụ phát sinh ngoài kế hoạch.

Công tác cải cách thể chế tài chính và những nỗ lực trong triển khai thực hiện với các giải pháp điều hành cụ thể, thiết thực đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, bám sát yêu cầu. Qua đó, không chỉ góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN), mà còn tích cực hỗ trợ cho công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với dịch bệnh.

Về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), bám sát mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính luôn chủ động trong cắt giảm TTHC, điều kiện kinh doanh. Từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm 236 TTHC, đơn giản hoá 73 TTHC.

Theo đó, từ năm 2020 đến nay (tính đến 23/6/2021), tổng số TTHC còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 895 TTHC. Trong đó, đã thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 100% TTHC, cụ thể: mức độ 1 là 94 thủ tục, mức độ 2 là 281 thủ tục, mức độ 3 là 80 thủ tục, mức độ 4 là 440 thủ tục. Hiện nay, Bộ Tài chính đã hoàn thành tích hợp, chia sẻ kết nối 285/520 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Về cơ bản, các TTHC lĩnh vực tài chính ngày càng được hoàn thiện theo hướng thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch, tăng tính liên thông, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận và thực hiện TTHC. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Về hiện đại hóa hành chính, Bộ Tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai chủ trương xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số và nền kinh tế số, từng bước đưa ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình quản lý và điều hành ngân sách và tài chính.

Theo đó, đã tập trung triển khai các hệ thống thông tin lớn, cốt lõi, mang tính tích hợp cao theo phương thức tập trung trên các lĩnh vực chuyên ngành, từng bước hình thành hệ thống thông tin tài chính tích hợp. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được nghiên cứu, xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn từng bước đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành và hoạch định chính sách của ngành Tài chính, đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu của ngành Tài chính cho các bộ, ngành, địa phương, giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính.

Thực tế cho thấy, công tác hiện đại hóa trong lĩnh vực tài chính - ngân sách đã được Bộ Tài chính chú trọng đẩy mạnh và đã đạt được những bước tiến lớn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành. Đặc biệt là trong lĩnh vực thuế và hải quan đã có quyết tâm và nỗ lực lớn để triển khai tốt các nghị quyết của Chính phủ.

Nhờ có sự chỉ đạo sát sao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp với quyết tâm cao, năm 2020 Bộ Tài chính đã hoàn thành nhiều mục tiêu, nhiệm vụ tài chính – NSNN quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao, góp phần vào hoàn thành thắng lợi mục tiêu chung của cả nước, đó là vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, ổn định an ninh trật tự xã hội.

Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cách mạng 4.0

Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, trong thời gian tới ngành Tài chính sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua để xây dựng ngành Tài chính với bộ máy tinh gọn; đội ngũ công chức đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ. Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để hiện đại hóa hoạt động của ngành nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian tới, ngành Tài chính sẽ lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế tài chính đồng bộ, hiện đại là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển của ngành nói riêng và của đất nước nói chung. Đồng thời, đổi mới toàn diện công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và công bằng, hướng tới sự phát triển nhanh, bền vững.

Ngành Tài chính sẽ xây dựng và thực hiện các giải pháp chính sách khắc phục tác động của dịch bệnh Covid-19, nhanh chóng phục hồi kinh tế, tận dụng hiệu quả các cơ hội mới cho phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, ngành Tài chính tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, uỷ quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới phân cấp ngân sách nhà nước, phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách theo hướng tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, đồng thời đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích và thúc đẩy sáng tạo của chính quyền địa phương.

Đối với công tác cải cách TTHC, sẽ tiếp tục thực hiện theo hướng thực chất, lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh; cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính cũng sẽ tập trung vào một trong những định hướng lớn và cũng là một mũi nhọn đột phá CCHC của ngành Tài chính trong giai đoạn tới đó là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để thúc đẩy CCHC. Nhóm giải pháp này nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế số với mục tiêu hướng tới là xây dựng nền tài chính số kết nối với các bên thông qua việc chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp hiện nay./.

Hiện đại hóa ngành Thuế, Hải quan, hỗ trợ doanh nghiệp

Trong lĩnh vực thuế, dịch vụ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử đã thực hiện tại 63/63 cục thuế địa phương và 100% chi cục thuế trực thuộc. Đến nay, đã có 99,67% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử; 99,18% doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử và 97,38% doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử.

Trong lĩnh vực hải quan, đến nay có 99,65% doanh nghiệp tại 100% đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc tham gia hệ thống VNACCS/VCIS; 13 bộ, ngành tham gia kết nối với 226 TTHC được đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hồ sơ đã được xử lý gần 3,89 triệu bộ hồ sơ và trên 47,7 nghìn doanh nghiệp tham gia; đã triển khai trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D bản điện tử (e-C/O form D) với 9 nước ASEAN.

M/A

Tin cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp thì nghĩa vụ thuế như thế nào?

Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp thì nghĩa vụ thuế như thế nào?

Hỏi: Tôi kinh doanh phần mềm nhưng chưa đăng ký kinh doanh. Hiện tôi muốn mở rộng hoạt động nên có ý định thành lập công ty, nhưng băn khoăn là nếu bây giờ mới bắt đầu đăng ký thì có bị truy thu thuế thu nhập cá nhân từ các năm trước không?
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công

Trả lời Công văn số 1803/MV-2024 ngày 18/3/2024 của Công ty CP đầu tư thương mại quốc tế Minh Vượng về vướng mắc mã loại hình E62, ngày 13/5/2023 Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 4688/CTHPH-TTHT của Cục Thuế TP Hải phòng về ưu đãi thuế TNDN đối với Công ty TNHH Nippon Express Engineering (Việt Nam). Về vấn đề này, ngày 20/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Xác định chi phí được trừ khi tính thuế với dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử

Xác định chi phí được trừ khi tính thuế với dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử

Trả lời Công văn số 2404/CV/VNPTEPAY ngày 26/4/2024 của Công ty CP thanh toán điện tử VNPT (EPAY) (sau đây gọi tắt là “Công ty EPAY”) vướng mắc về việc thanh toán chi phí bằng dịch vụ ví điện tử, ngày 20/5/2024 Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:
Xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất

Xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất

Trả lời Công văn số 1405/CTKHH-HKDCN ngày 12/3/2024 của Cục Thuế Khánh Hòa về xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất, ngày 20/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tin khác

Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Trả lời Công văn số 185/CV-TT ngày 6/5/2024 của Công ty CP Trung Tín (sau đây gọi tắt là Công ty) vướng mắc về chính sách thuế, ngày 20/5/2024 Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Hướng dẫn xuất hóa đơn đối với khoản chi hộ

Hướng dẫn xuất hóa đơn đối với khoản chi hộ

Trả lời Văn bản số 20240503/MCT-CT ngày 3/5/2024 của Công ty TNHH MC Trans Global (gọi tắt là Công ty) về việc hướng dẫn xuất hóa đơn và thuế suất thuế GTGT, ngày 20/5/2024 Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:
Hướng dẫn giảm trừ bảo hiểm khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn giảm trừ bảo hiểm khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Trả lời Công văn số 199/LĐHK-TCKT của Công ty CP Cung ứng và xuất nhập khẩu lao động Hàng Không (sau đây gọi là Công ty) vướng mắc về việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân, Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:
Nghĩa vụ thuế đối với cá nhân nước ngoài làm việc, kinh doanh tại Việt Nam

Nghĩa vụ thuế đối với cá nhân nước ngoài làm việc, kinh doanh tại Việt Nam

Hỏi: Công ty chúng tôi có ký hợp đồng thuê chuyên gia với 1 cá nhân người nước ngoài (đối tượng không cư trú) để "tư vấn và thực hiện các công việc cần thiết để hỗ trợ công ty thực hiện các công việc trong quá trình đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất". Cá nhân này không phải là thương nhân, không có đăng ký kinh doanh. Thời hạn hợp đồng là 1 năm. Phí dịch vụ được trả 1 khoản cố định hàng tháng và kết thúc dự án sẽ có thêm 1 khoản thưởng (phí dịch vụ này không bao gồm các khoản thuế phí theo quy định). Tôi xin hỏi, trường hợp này phải nộp các loại thuế theo quy định nào?
Thuế giá trị gia tăng đối với hàng miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng

Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 3148/HQBD-TXNK của Cục Hải quan Bình Dương về thuế GTGT đối với hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng. Về vấn đề này, ngày 12/4/2024 Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Hướng dẫn chính sách thuế giá trị gia tăng khi sáp nhập doanh nghiệp

Hướng dẫn chính sách thuế giá trị gia tăng khi sáp nhập doanh nghiệp

Trả lời Văn bản số 03.23/CV-RKH-THN của Công ty TNHH Rhythm Kyoshin Hà Nội đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế GTGT khi thực hiện sáp nhập DN, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Giải đáp vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân

Giải đáp vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân

Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn của Tổ chức Winrock International Institute for Agricultural Development (sau đây gọi là tắt là Tổ chức) vướng mắc về chính sách thuế TNCN, ngày 24/4/2024 Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Hướng dẫn khoản tiền nộp bổ sung do thực hiện dự án chậm tiến độ

Hướng dẫn khoản tiền nộp bổ sung do thực hiện dự án chậm tiến độ

Trả lời Công văn số 309/CTGLA-HKDCN ngày 20/2/2024 của Cục Thuế Gia Lai vướng mắc về khoản tiền nộp bổ sung do chậm tiến độ thực hiện dự án, ngày 8/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Chính sách hoàn thuế nhập khẩu khi tái xuất nguyên liệu

Chính sách hoàn thuế nhập khẩu khi tái xuất nguyên liệu

Hỏi: Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ hàng hóa theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, sau đó, chính doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ tái xuất nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đó vào khu phi thuế quan theo mã loại hình B13 thì doanh nghiệp có thuộc diện được hoàn thuế nhập khẩu không?
Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót

Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót

Trả lời Công văn số 012024/PU ngày 29/2/2024 của Công ty TNHH PURETECH Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty) hỏi về việc xuất hóa đơn trả lại dịch vụ cho thuê xưởng, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Xem thêm
Phiên bản di động