Người dân, doanh nghiệp đánh giá cao chuyển đổi số của ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã có những bước đi chủ động, tích cực ngay từ thời kỳ đầu phát triển chính phủ điện tử, nghiên cứu các sản phẩm, thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số theo lộ trình chung của Chính phủ và đạt nhiều kết quả tích cực. Những kết quả trong chuyển đổi số của ngành Tài chính được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao.
Bộ Tài chính đi đầu trong chuyển đổi số

Chủ động chuyển đổi số

Theo ông Nguyễn Minh Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (TH&TKTC), Bộ Tài chính xác định đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) là ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số. Đến nay, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Tổng số DVCTT thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 774, trong đó 367 DVCTT toàn trình, 127 DVCTT một phần và 280 dịch vụ cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời, Bộ Tài chính đã hoàn thành kết nối, tích hợp 284 DVCTT trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Trong năm 2023, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được hình thành và đưa vào khai thác sử dụng 10/12 kho cơ sở dữ liệu quan trọng của ngành Tài chính liên quan đến các lĩnh vực trọng yếu gồm: ngân sách nhà nước, thuế, kho bạc, hải quan, chứng khoán, dự trữ, quản lý giá, tài sản công và được kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ông Phạm Quang Toàn - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin – Tổng cục Thuế cho biết, thực hiện chủ trương “Chuyển đổi số” của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã và đang nỗ lực cải cách, hiện đại công tác quản lý, từ việc hoàn thiện môi trường pháp lý đến phát triển hạ tầng số, dữ liệu số.

Đến nay, hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63, tỉnh thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc; trên 99% doanh nghiệp sử dụng khai, nộp và hoàn thuế điện tử; 100% doanh nghiệp, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử (theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP), với hơn 6 tỷ hóa đơn đã được cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý. Tổng cục Thuế đã phối hợp với 57 ngân hàng thương mại và 63 cục thuế triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử.

Đối với lĩnh vực Hải quan, ông Lê Đức Thành - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê – Tổng cục Hải quan, cho biết, Tổng cục Hải quan đã triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, hướng tới xây dựng mô hình hải quan thông minh. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để triển khai các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia. Đến nay, có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với hơn 67 nghìn doanh nghiệp đã được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Ngành Hải quan tiếp tục quản lý, giám sát và đảm bảo vận hành Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống công nghệ thông tin tập trung của ngành Hải quan ổn định 24/7, đảm bảo an ninh, an toàn, đường truyền thông suốt phục vụ đắc lực cho việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Đại diện Cục Công nghệ thông tin Kho bạc Nhà nước cho biết, 100% thủ tục hành chính lĩnh vực kho bạc đã được cung cấp DVCTT toàn trình và tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ 100% đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc tham gia Dịch vụ công trực tuyến. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý kho bạc đã triển khai rộng khắp trong toàn hệ thống Kho bạc nhà nước (KBNN). KBNN cũng đã triển khai thí điểm công nghệ ký số từ xa giúp cho người dùng của các đơn vị sử dụng ngân sách không phụ thuộc vào thiết bị vật lý để ký, cho phép kiểm tra sinh trắc học (khuôn mặt hoặc vân tay) khi sử dụng, góp phần tăng cường an toàn, an ninh thông tin mạng.

Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Trong năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết và các quyết định về chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2023 (Quyết định số 777/QĐ-BTC ngày 12/4/2023)...

Theo ông Nguyễn Việt Hà - Cục trưởng Cục TH&TKTC, xác định năm 2023 là năm Dữ liệu số quốc gia với 5 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Với vai trò của mình, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi scủa Bộ Tài chính năm 2023, trong đó, xác định thúc đẩy phát triển dữ liệu lớn về tài chính, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, nền tảng hóa đơn điện tử, nền tảng thuế điện tử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Thời gian qua, hoạt động huy động nguồn lực tài chính quốc gia cho phát triển bền vững dựa trên dữ liệu số luôn được quan tâm. TS. Nguyễn Thanh Nga - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho biết, huy động nguồn lực tài chính quốc gia đến từ 3 trụ cột.

Đầu tiêu là nguồn lực tài chính công, khung khổ pháp luật về tài chính công được cải cách mạnh mẽ để khơi thông nguồn lực cho phát triển bền vững như chính sách thuế, phí, lệ phí... Hai là nguồn lực tài chính tư nhân trong nước, trong đó tập trung phát triển thị trường tài chính, có chính sách khuyến khích xã hội hóa.... Ba là, huy động thêm nguồn bên ngoài với đa dạng các kênh huy động vốn: FDI, FPI, ODA, trái phiếu quốc tế...

Đức Minh

Tin cùng chuyên mục

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, việc sửa đổi Luật về đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá.
Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương một số quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024 nhằm giúp các quy định này được thực hiện thông suốt, hiệu quả ngay từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) của cả nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của loại tài sản này, giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Tin khác

Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, trong 6 tháng đầu năm, tổng số thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang có dấu hiệu chậm lại, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là phải giải ngân được trên 95% kế hoạch vốn năm 2024. Đây là thách thức lớn cho những tháng còn lại của năm. Sốt ruột trước tiến độ giải ngân “rùa bò” hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa “nhắc nhở” các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2024, nguồn thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh, vượt 15,3% so với cùng kỳ.
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất, trong 6 tháng cuối năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp thu thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp và khai thác tốt các nguồn thu còn dư địa, cụ thể như nguồn thu từ đất.
36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43/TT-BTC ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều sửa đổi về đối tượng chịu thuế.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.
Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Tính đến ngày 14/6/2024, tỉnh Quảng Ninh đã giải ngân 2.351 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 15,5% kế hoạch vốn (15.130 tỷ đồng), dự kiến giải ngân đến hết 6 tháng đầu năm 2024 đạt 30,8%.
Xem thêm
Phiên bản di động