Người tiêu dùng phản hồi tích cực về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng

Trước ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP chính thức được áp dụng từ ngày 1/2/2022 đã nhận được sự phản hồi tích cực của người dân, doanh nghiệp. Giảm thuế giá trị gia tăng góp phần giảm giá thành sản phẩm, từ đó kích thích sản xuất, kích cầu tiêu dùng và giảm nguy cơ tăng lạm phát.

Kích cầu tiêu dùng và sản xuất phát triển

Theo khảo sát tại một số siêu thị kinh doanh trên địa bàn TP. Hà Nội, sau khi Nghị định 15 chính thức được áp dụng từ 1/2 đến nay, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ lớn đã hoàn tất điều chỉnh các mặt hàng theo mức giá mới nhờ giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) xuống 8%.

Chị Nguyễn Thị Huyền quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ, chị thường xuyên mua hàng ở hệ thống các siêu thị, từ ngày 1/2, các siêu thị đã giảm thuế GTGT 2% nhiều mặt hàng. Tuy mức giảm không nhiều, nhưng đây cũng là sự chia sẻ rất ý nghĩa trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Về phía doanh nghiệp, ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, mỗi năm, Tổng công ty phải nộp khoảng 100 tỷ đồng thuế GTGT, với chính sách giảm thuế GTGT 2%, giúp doanh nghiệp có thêm khoảng 20 tỷ đồng để tăng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, chính sách này có tác động tích cực đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Giảm thuế giá trị gia tăng 2%: Người tiêu dùng phản hồi tích cực
Từ ngày 1/2, các siêu thị đã giảm thuế giá trị gia tăng 2% nhiều mặt hàng. Ảnh: TL

Ông Việt cho rằng, đây là một trong những chính sách kịp thời không chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp mà còn hỗ trợ đối với người tiêu dùng trong nước. Người tiêu dùng sẽ được mua hàng hóa ít nhất rẻ hơn 2% thuế GTGT so với hiện tại. Đối với Tổng công ty May 10 cũng giúp thúc đẩy xuất khẩu nhờ giá thành cạnh tranh.

Còn theo PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính), đây là chính sách đúng đắn và kịp thời, là một trong những biện pháp kích cầu nền kinh tế trong bối cảnh thu nhập của một bộ phận dân cư giảm và một bộ phận doanh nghiệp bị khó khăn do thiếu hụt nhân công và đứt gãy chuỗi cung ứng do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Bằng chính sách này, hầu hết hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế được giảm 2% thuế GTGT. Như vậy, người tiêu dùng có thể mua được hàng với giá rẻ hơn, hỗ trợ nâng cao đời sống nhân dân và qua đó, kích thích tiêu dùng, kích thích sản xuất phát triển. Trường hợp các doanh nghiệp đã thỏa thuận mua bán theo giá đã có thuế GTGT thì tùy thuộc vào quan hệ kinh tế giữa các bên đối tác và quan hệ cung - cầu trên thị trường mà giá cả có thể giảm hoặc người bán được gia tăng lợi nhuận.

“Trong bối cảnh hiện nay, dù tác động theo hướng nào cũng đều có tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế, qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân. Ước tính với chính sách này, Nhà nước có thể “bơm” thêm cho nền kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng năm 2022. Điều cần lưu ý là, đối với những hàng hóa, dịch vụ cao cấp, không thiết yếu hoặc đang có sức mua tốt thì không thuộc diện được giảm thuế vì không cần thiết phải kích cầu, nếu vẫn giảm sẽ là sự hy sinh ngân sách nhà nước một cách vô nghĩa” - PGS.TS Lê Xuân Trường cho hay.

Cần kiểm soát để chính sách giảm thuế thực sự hiệu quả

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, việc giảm thuế GTGT sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước với sản phẩm nhập khẩu; thúc đẩy tiêu dùng; khuyến khích đầu tư vào cả sản xuất và bán lẻ. Từ việc giảm thuế GTGT sẽ tác động rất lớn đến dân sinh, giúp cho người nghèo sẽ bớt phần gánh nặng trong tiêu dùng tại thời điểm khó khăn này.

Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát

“Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, qua đó, thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, trước áp lực rất lớn do giá dầu thế giới tăng, chính sách này cũng góp phần kiềm chế lạm phát. Tất nhiên, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát thì cần có sự kết hợp của cả các chính sách tài khóa và tiền tệ đồng bộ, chứ không chỉ đơn thuần là giải pháp giảm thuế giá trị gia tăng”- PGS.TS Lê Xuân Trường

Tuy nhiên, để chính sách giảm thuế GTGT thực sự hiệu quả, ông Phú cho rằng, ngay từ khi chính sách có hiệu lực, cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Cần tiến hành đánh giá việc thực hiện 3 đến 6 tháng một lần để có thể nhìn nhận rõ tác động của chính sách đến với người dân.

Cùng với đó, việc giảm thuế GTGT phải đảm bảo cung cầu hàng hóa. Nếu giảm thuế GTGT mà giá hàng hóa lại cao hơn thị trường thì việc giảm thuế VAT là điều vô nghĩa. Vì vậy, cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm soát giá, đặc biệt với các mặt hàng có mức giá “vô lý”.

PGS.TS Lê Xuân Trường cho rằng, để thực hiện có hiệu quả chính sách này, cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước cần tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp và người dân hiểu và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Cơ quan thuế cần tập huấn kỹ lưỡng để công chức thuế có thể kịp thời giải đáp, hướng dẫn doanh nghiệp khi có vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đồng thời, mọi vướng mắc phát sinh cần kịp thời tổng hợp để ban hành văn bản hướng dẫn chung, công bố công khai, kịp thời để doanh nghiệp và người dân hiểu và thực hiện đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, cần tổ chức tiếp nhận thông tin và kiểm tra, xử lý đúng quy định pháp luật các trường hợp cố tình không thực hiện quy định pháp luật về giảm thuế GTGT./.

Đ.V

Tin cùng chuyên mục

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được trình Quốc hội lấy ý kiến trong kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, mặt hàng thuốc lá được đề xuất tăng thuế, điều này nhận được sự đồng thuận của dư luận.
Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.

Tin khác

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654.200 tỉ đồng, bằng 97,2% dự toán, trong khi thời gian từ nay đến hết năm còn 2 tháng nữa.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Xem thêm
Phiên bản di động