Nhân rộng các sáng kiến chuyển đổi số để phục vụ người nộp thuế

Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh chuyển đổi số, điện tử hóa công tác quản lý thuế. Cùng với cơ quan Tổng cục Thuế, cục thuế các địa phương cũng nghiên cứu, xây dựng các công cụ, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế. Các ứng dụng do cơ quan thuế địa phương xây dựng đang được nghiên cứu, phát triển phổ biến để áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Nghiên cứu triển khai rộng rãi trong toàn ngành

Tổng cục Thuế vừa tổ chức loạt các hội nghị giới thiệu các ứng dụng do cơ quan thuế địa phương xây dựng. Từ 80 công cụ, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được giới thiệu tại 3 miền Bắc - Trung - Nam, Tổng cục Thuế đã lựa chọn 19 ứng dụng do các cục thuế xây dựng liên quan đến 5 nhóm về lĩnh vực công tác thuế gồm: Công tác quản lý thuế và quản lý hộ cá nhân kinh doanh; kiểm soát dữ liệu hóa đơn điện tử; đăng ký thuế, kê khai và kiểm soát hồ sơ kê khai thuế; cung cấp các kênh hỗ trợ người nộp thuế; hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý rủi ro.

Đánh giá việc chủ động xây dựng ứng dụng CNTT vào quản lý thuế của các địa phương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho rằng, đây là sự sáng tạo, tâm huyết của các cán bộ thuế trong suốt nhiều năm qua, đóng góp rất lớn cho sự chuyển đổi với hàng trăm đề tài về CNTT đã và đang được ứng dụng trong công tác quản lý thuế. Điều này cho thấy, lãnh đạo các cục thuế đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đẩy mạnh chỉ đạo, tạo điều kiện và khuyến khích các cán bộ thuế sáng tạo để từ đó mang lại thành quả ý nghĩa trong công tác quản lý thuế về nhiệm vụ tăng thu cho ngân sách nhà nước.

29 tập thể, cá nhân được tuyên dương khen thưởng

Để ghi nhận thành tích của các cục thuế cũng như các cá nhân đã có đóng góp trong việc xây dựng, triển khai công cụ CNTT hỗ trợ công tác quản lý thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã có quyết định tặng giấy khen cho 11 tập thể và 18 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, triển khai các công cụ CNTT phục vụ công tác quản lý thuế.

“Các ứng dụng đã giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho cán bộ thuế, thay thế dần các thao tác thủ công, nắm bắt và bao quát rà soát được các đối tượng nộp thuế; đặc biệt là đối với quản lý rủi ro trong công tác hoàn thuế…, giúp cán bộ công chức thuế vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị vừa đảm bảo thực thi công vụ” - Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành nhấn mạnh.

Cục Thuế Bình Định được biết đến là một trong những đơn vị xây dựng khá nhiều các ứng dụng CNTT vào quản lý thuế. Chia sẻ về việc phát triển các ứng dụng, Cục trưởng Cục Thuế Bình Định Nguyễn Đẩu cho rằng, hiện nay Tổng cục Thuế chỉ triển khai những ứng dụng lớn, điều chỉnh chính sách mang tính toàn ngành, còn những vấn đề đặc thù phát sinh trong thực tế quản lý, phần nhiều do các cục thuế tự nghiên cứu xây dựng để phục vụ công tác quản lý tại địa bàn.

Những ứng dụng do Cục Thuế Bình Định và cục thuế khác xây dựng dù đang áp dụng riêng lẻ nhưng đều đã hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác quản lý thuế ở địa phương. “Tổng cục Thuế cần thường xuyên theo dõi và đánh giá, đối với các ứng dụng hiệu quả cao cần có hình thức biểu dương, khen thưởng để khích lệ tinh thần sáng tạo của cán bộ công chức; đồng thời, phổ biến tuyên truyền rộng rãi, để các cục thuế có mô hình tương đồng có thể tham khảo triển khai” - Cục trưởng Cục Thuế Bình Định đề nghị.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội cho rằng, các ứng dụng được giới thiệu, dù chỉ phục vụ cho việc quản lý của một địa phương nhưng các ứng dụng đã giúp tiết giảm nguồn lực. Quan trọng hơn, khi các thao tác thủ công giảm đi, thì độ chính xác trong công việc ngày càng được nâng cao. Ông Nguyễn Tiến Trường đề nghị Tổng cục Thuế cần cập nhật các ứng dụng lên mạng nội bộ để các cục thuế có thể chủ động tham khảo, trao đổi, cũng như xây dựng quy trình, các clip hướng dẫn triển khai đến từng cán bộ thuế và áp dụng ngay vào thực tiễn.

Tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin

Lan tỏa các sáng kiến chuyển đổi số để phục vụ người nộp thuế
Ảnh minh họa

Phát biểu tại chuỗi các hội nghị giới thiệu các công cụ, phần mềm do các cục thuế tự xây dựng và triển khai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, trong tiến trình phát triển CNTT ngành Thuế, một trong những dấu mốc quan trọng là từ năm 2014, Tổng cục Thuế đã triển khai xây dựng hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) thay thế các ứng dụng quản lý phân tán trước đây. Qua đó, đáp ứng được toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ, như đăng ký thuế, quản lý hồ sơ, quyết toán thuế, kế toán thuế nội địa, quản lý nợ thuế…

Với việc triển khai TMS, đến nay cơ bản hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Thuế đã được tích hợp tập trung, áp dụng cho tất cả các sắc thuế và thực hiện thống nhất trong toàn ngành. Tiếp đó năm 2021, ngành Thuế đã triển khai hệ thống hóa đơn điện tử trên toàn quốc. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu lớn và quan trọng nhất của nền kinh tế, lưu trữ tất cả các giao dịch mua bán của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…, phục vụ cho công tác quản lý thuế cũng như các chức năng quản lý vĩ mô khác của nhà nước.

Đặc biệt hiện nay, triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), ngành Thuế đang chuyển đổi toàn bộ mã số thuế sang mã số định danh cá nhân. Đây được đánh giá là những giải pháp đem lại lợi ích cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.

Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết thêm, bên cạnh những ứng dụng do Cục CNTT - Tổng cục Thuế xây dựng và triển khai tại 63 cục thuế, từ năm 2023 đến nay, các cục thuế đã tự xây dựng tổng cộng 80 công cụ, phần mềm hỗ trợ thêm cho công tác quản lý phù hợp với đặc thù địa phương. Tuy nhiên, ngoài 2 cục thuế lớn là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có ứng dụng được triển khai trên diện rộng, thì còn nhiều ứng dụng vẫn đang triển khai riêng lẻ. Do đó, trên cơ sở đánh giá khả năng triển khai diện rộng của các ứng dụng tại cơ quan thuế các cấp, Tổng cục Thuế giao Cục CNTT phối hợp với các vụ/đơn vị trong và ngoài ngành nghiên cứu hoàn thiện và đề xuất khả năng, phương án mở rộng triển khai trên toàn quốc, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thuế.

Nguồn nhân lực - giải pháp then chốt để chuyển đổi số thành công

Căn cứ vào tình hình thực tế của các cơ quan thuế địa phương cũng như năng lực trí tuệ sáng tạo của cơ sở, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo Cục CNTT tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích các cục thuế căn cứ vào quá trình triển khai nhiệm vụ của đơn vị, cần tìm ra những nhược điểm của phương thức quản lý thuế thủ công để từ đó mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất và xây dựng ứng dụng CNTT quản lý thuế hiệu quả.

Với những sáng kiến, cải tiến ứng dụng để khai thác hiệu quả dữ liệu lớn phục vụ cho bài toán quán lý thực tiễn tại địa phương, điển hình như một số ứng dụng qua thẩm định và triển khai trong thực tiễn đã phát huy hiệu quả.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho rằng, thời gian tới, nhiệm vụ triển khai ứng dụng CNTT của ngành Thuế còn rất nặng nề và cấp bách, cần sự vào cuộc khẩn trương, đồng bộ của cơ quan thuế các cấp. Vì vậy cơ quan thuế các cấp, đặc biệt là hệ thống CNTT ngành Thuế cần tập trung nguồn lực phối hợp triển khai, đồng bộ nhiều giải pháp.

Trong đó, xem phát triển nguồn nhân lực là giải pháp then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững. Đồng thời tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu; kỹ năng quản trị vận hành hệ thống CNTT cho cán bộ, công chức hàng năm, để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số và cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

V. Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, việc sửa đổi Luật về đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá.
Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương một số quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024 nhằm giúp các quy định này được thực hiện thông suốt, hiệu quả ngay từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) của cả nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của loại tài sản này, giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Tin khác

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sở tài chính địa phương đều khẳng định, trong 6 tháng cuối năm quyết tâm triển khai các biện pháp điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động, bám sát dự toán.
Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, trong 6 tháng đầu năm, tổng số thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang có dấu hiệu chậm lại, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là phải giải ngân được trên 95% kế hoạch vốn năm 2024. Đây là thách thức lớn cho những tháng còn lại của năm. Sốt ruột trước tiến độ giải ngân “rùa bò” hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa “nhắc nhở” các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2024, nguồn thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh, vượt 15,3% so với cùng kỳ.
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất, trong 6 tháng cuối năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp thu thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp và khai thác tốt các nguồn thu còn dư địa, cụ thể như nguồn thu từ đất.
36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43/TT-BTC ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều sửa đổi về đối tượng chịu thuế.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động