Những gói hỗ trợ “chạm đến trái tim”

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí hơn 26.000 tỷ đồng. Đây là gói hỗ trợ thứ hai được đưa ra kể từ đầu năm 2020, khi Việt Nam đối mặt với đại dịch Covid-19.

Cùng với các gói hỗ trợ về tài khóa miễn, giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí và lệ phí; gói hỗ trợ về tiền tệ, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn như hiện nay, các gói hỗ trợ này được ví như đã “chạm đến trái tim” người dân Việt Nam.

Hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng thần kỳ trong khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, kinh tế không tăng trưởng theo dự kiến khiến các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng, Chính phủ đã không ngần ngại, ngay lập tức ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng do dịch bệnh, bao gồm các gói hỗ trợ về tài khóa, tín dụng và an sinh xã hội…

Cụ thể như Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19... Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất cho nhiều đối tượng. Sau đó gần đúng 1 năm, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 cho nhiều đối tượng doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều thông tư hướng dẫn và triển khai thực hiện ở từng lĩnh vực cụ thể, từng bộ, ngành và địa phương trên khắp cả nước đã được ban hành.

Những gói hỗ trợ “chạm đến trái tim”

Thông qua các gói hỗ trợ kịp thời của chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã hồi sinh, ổn định sản xuất.

Kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới và 6 tháng đầu năm 2021 GDP tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 cho thấy những gói chính sách đó đã đi vào cuộc sống.

Chính vì thế ở thời điểm còn nhiều khó khăn này, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu cơ quan soạn thảo và các bộ, ngành liên quan bám sát, thực hiện nghiêm túc các kết luận của Bộ Chính trị. Theo người đứng đầu Chính phủ, "Nghị quyết phải kịp thời hiệu quả, đúng đối tượng, minh bạch, đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân và thực tế, không để xảy ra tiêu cực".

Cũng như các gói hỗ trợ trước đây, gói hỗ trợ mới này nhận được sự ủng hộ rất lớn từ dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, các gói hỗ trợ dù ít hay nhiều đều đã “chạm đến trái tim” của người dân Việt Nam, thể hiện sự sẻ chia của Chính phủ đối với các đối tượng yếu thế, đối tượng gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid-19.

Theo các chuyên gia kinh tế, với chính sách này, các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính vượt qua khó khăn, tăng sức cạnh tranh bởi dòng tiền thay vì nộp vào ngân sách nhà nước thì trước mắt chưa phải nộp mà doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền đó vào hoạt động kinh doanh nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh, mà không phải đi vay và trả lãi vay.

Gói hỗ trợ “tăng niềm tin chính sách”

Trả lời phỏng vấn báo chí, chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, từ năm 2020 việc giãn cách xã hội đã khiến một bộ phận lớn người lao động, công nhân, các tầng lớp yếu thế trong xã hội gặp khó khăn, do đó Chính phủ đã có gói an sinh xã hội mang tính nhân văn cao hỗ trợ các đối tượng này.

“Sang năm 2021, trải qua làn sóng thứ 4 của đại dịch, rất nhiều đối tượng bị ảnh hưởng cho nên Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP. Đây là gói hỗ trợ hết sức cần thiết và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tôi cho rằng với khoản hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, đây là gói tương đối lớn trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn như hiện nay” - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới và 6 tháng đầu năm 2021 GDP tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 cho thấy những gói chính sách hỗ trợ đã đi vào cuộc sống.

Nhìn lại thời gian qua, ông Đinh Trọng Thịnh cho biết, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có chính sách giãn hoãn nộp thuế và tiền thuê đất, được doanh nghiệp đánh giá cao, vì đó là lượng tiền có sẵn trong tay các doanh nghiệp và họ dùng được ngay vào hoạt động trả lương, mua nhiên nguyên vật liệu… hay cho đầu tư phát triển.

“Nhân đây tôi cũng muốn nhắc đến gói miễn giảm 30 loại phí, lệ phí cũng có tác động rất lớn đối với doanh nghiệp, gói này tác động trực tiếp làm cho chi phí sản xuất kinh doanh giảm rõ rệt, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Thịnh cho hay.

Ông Đinh Trọng Thịnh cũng đề cập đến gói thứ 3 tương đối lớn, đó là tái cấu trúc nợ vay, không nâng nhóm nợ của ngân hàng cho các doanh nghiệp. Gói này chỉ tác động với DN đã vay vốn trong thời gian dịch bệnh bùng phát và đến 31/12/2021 theo thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông, nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp có thể vay được vốn để sản xuất rẻ hơn, giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh tốt nhất. Ngoài ra, có những gói hỗ trợ về cho vay với lãi suất thấp hoặc 0% để trả lương cho công nhân ở doanh nghiệp bị tác động xấu bởi đại dịch, gói miễn giảm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội với những doanh nghiệp khó khăn…

Có chuyên gia kinh tế cho rằng, sự xuất hiện của gói hỗ trợ mới nhất này là tất yếu, là sự tiếp tục của gói hỗ trợ doanh nghiệp đã thông qua trong năm 2020 và tiếp tục hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng mà năm ngoái triển khai. Dù là 26 nghìn tỷ đồng quy mô nhỏ hơn nhưng điều kiện tiếp cận, khả năng tiếp cận sẽ cao hơn, góp phần đảm bảo ổn định an sinh xã hội, đảm bảo sự công bằng và từ đó tăng thêm niềm tin chính sách, niềm tin tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.

Chính phủ nói đi đôi với làm

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là sự tiếp nối phù hợp để hỗ trợ an sinh xã hội bên cạnh các chương trình, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như Nghị định 52 và các chính sách về tín dụng ngân hàng. Mặc dù quy mô không phải là lớn nhưng điều kiện tiếp cận đơn giản hơn, đối tượng tiếp cận rộng hơn đã làm tăng cao tính khả thi, do đó sẽ được người dân hoan nghênh, hưởng ứng hơn.

“Nghị quyết 68 này thể hiện rõ ràng quan điểm của Chính phủ là nói đi đôi với làm. Nó cho thấy Chính phủ luôn luôn lắng nghe, tiếp thu, cầu thị, có sự đáp ứng khá linh hoạt” - TS. Nguyễn Minh Phong nhận định.

Về con số hỗ trợ theo Nghị quyết ước tính khoảng 26.000 tỷ đồng, TS. Nguyễn Minh Phong nhận định dù đây là mức khiêm nhường về quy mô, nhưng phù hợp xét trong điều kiện nước ta còn khó khăn tài chính, mức độ ảnh hưởng tới các đối tượng không liên tục và kéo dài như năm ngoái. Điểm đặc biệt của Nghị quyết này là chú trọng đến người lao động trực tiếp và người lao động tự do, khắc phục được nhiều hạn chế của các gói cho vay, hỗ trợ năm trước. Cùng với việc triển khai Nghị định 52 của Chính phủ, Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước, cùng với triển vọng tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới sắp tới, TS. Nguyễn Minh Phong tin rằng chính sách này sẽ cùng góp phần giúp Việt Nam thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch của năm 2021.

Bên cạnh đó, để đảm bảo Nghị quyết được triển khai hiệu quả tới người dân, TS. Nguyễn Minh Phong lưu ý trong quá trình triển khai phải có các tiêu chí, quy định cụ thể, công khai, minh bạch. Có thể lập đường dây nóng để hỗ trợ, giải thích chính sách cho người dân cũng như để người dân phản ánh các ý kiến, vướng mắc khi thụ hưởng chính sách, đồng thời tránh việc lạm dụng, thất thoát.

M/A

Tin cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp thì nghĩa vụ thuế như thế nào?

Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp thì nghĩa vụ thuế như thế nào?

Hỏi: Tôi kinh doanh phần mềm nhưng chưa đăng ký kinh doanh. Hiện tôi muốn mở rộng hoạt động nên có ý định thành lập công ty, nhưng băn khoăn là nếu bây giờ mới bắt đầu đăng ký thì có bị truy thu thuế thu nhập cá nhân từ các năm trước không?
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công

Trả lời Công văn số 1803/MV-2024 ngày 18/3/2024 của Công ty CP đầu tư thương mại quốc tế Minh Vượng về vướng mắc mã loại hình E62, ngày 13/5/2023 Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 4688/CTHPH-TTHT của Cục Thuế TP Hải phòng về ưu đãi thuế TNDN đối với Công ty TNHH Nippon Express Engineering (Việt Nam). Về vấn đề này, ngày 20/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Xác định chi phí được trừ khi tính thuế với dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử

Xác định chi phí được trừ khi tính thuế với dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử

Trả lời Công văn số 2404/CV/VNPTEPAY ngày 26/4/2024 của Công ty CP thanh toán điện tử VNPT (EPAY) (sau đây gọi tắt là “Công ty EPAY”) vướng mắc về việc thanh toán chi phí bằng dịch vụ ví điện tử, ngày 20/5/2024 Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:
Xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất

Xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất

Trả lời Công văn số 1405/CTKHH-HKDCN ngày 12/3/2024 của Cục Thuế Khánh Hòa về xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất, ngày 20/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tin khác

Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Trả lời Công văn số 185/CV-TT ngày 6/5/2024 của Công ty CP Trung Tín (sau đây gọi tắt là Công ty) vướng mắc về chính sách thuế, ngày 20/5/2024 Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Hướng dẫn xuất hóa đơn đối với khoản chi hộ

Hướng dẫn xuất hóa đơn đối với khoản chi hộ

Trả lời Văn bản số 20240503/MCT-CT ngày 3/5/2024 của Công ty TNHH MC Trans Global (gọi tắt là Công ty) về việc hướng dẫn xuất hóa đơn và thuế suất thuế GTGT, ngày 20/5/2024 Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:
Hướng dẫn giảm trừ bảo hiểm khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn giảm trừ bảo hiểm khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Trả lời Công văn số 199/LĐHK-TCKT của Công ty CP Cung ứng và xuất nhập khẩu lao động Hàng Không (sau đây gọi là Công ty) vướng mắc về việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân, Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:
Nghĩa vụ thuế đối với cá nhân nước ngoài làm việc, kinh doanh tại Việt Nam

Nghĩa vụ thuế đối với cá nhân nước ngoài làm việc, kinh doanh tại Việt Nam

Hỏi: Công ty chúng tôi có ký hợp đồng thuê chuyên gia với 1 cá nhân người nước ngoài (đối tượng không cư trú) để "tư vấn và thực hiện các công việc cần thiết để hỗ trợ công ty thực hiện các công việc trong quá trình đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất". Cá nhân này không phải là thương nhân, không có đăng ký kinh doanh. Thời hạn hợp đồng là 1 năm. Phí dịch vụ được trả 1 khoản cố định hàng tháng và kết thúc dự án sẽ có thêm 1 khoản thưởng (phí dịch vụ này không bao gồm các khoản thuế phí theo quy định). Tôi xin hỏi, trường hợp này phải nộp các loại thuế theo quy định nào?
Thuế giá trị gia tăng đối với hàng miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng

Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 3148/HQBD-TXNK của Cục Hải quan Bình Dương về thuế GTGT đối với hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng. Về vấn đề này, ngày 12/4/2024 Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Hướng dẫn chính sách thuế giá trị gia tăng khi sáp nhập doanh nghiệp

Hướng dẫn chính sách thuế giá trị gia tăng khi sáp nhập doanh nghiệp

Trả lời Văn bản số 03.23/CV-RKH-THN của Công ty TNHH Rhythm Kyoshin Hà Nội đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế GTGT khi thực hiện sáp nhập DN, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Giải đáp vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân

Giải đáp vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân

Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn của Tổ chức Winrock International Institute for Agricultural Development (sau đây gọi là tắt là Tổ chức) vướng mắc về chính sách thuế TNCN, ngày 24/4/2024 Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Hướng dẫn khoản tiền nộp bổ sung do thực hiện dự án chậm tiến độ

Hướng dẫn khoản tiền nộp bổ sung do thực hiện dự án chậm tiến độ

Trả lời Công văn số 309/CTGLA-HKDCN ngày 20/2/2024 của Cục Thuế Gia Lai vướng mắc về khoản tiền nộp bổ sung do chậm tiến độ thực hiện dự án, ngày 8/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Chính sách hoàn thuế nhập khẩu khi tái xuất nguyên liệu

Chính sách hoàn thuế nhập khẩu khi tái xuất nguyên liệu

Hỏi: Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ hàng hóa theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, sau đó, chính doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ tái xuất nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đó vào khu phi thuế quan theo mã loại hình B13 thì doanh nghiệp có thuộc diện được hoàn thuế nhập khẩu không?
Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót

Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót

Trả lời Công văn số 012024/PU ngày 29/2/2024 của Công ty TNHH PURETECH Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty) hỏi về việc xuất hóa đơn trả lại dịch vụ cho thuê xưởng, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Xem thêm
Phiên bản di động