Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư chặng "nước rút" và thúc đẩy tiến độ giải ngân ngay từ đầu năm

Tháng 1 là tháng cao điểm cho công tác giải ngân vốn đầu tư công (tính theo năm ngân sách). Các địa phương đang dồn lực cho chặng cuối để đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, đồng thời đưa ra quyết tâm đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023 ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.

Bứt phá mạnh trong giải ngân

Mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng qua của cả nước vẫn đạt thấp (đạt 67,27% kế hoạch vốn giao), nhưng nhìn vào bảng tỷ lệ giải ngân của cả nước do Bộ Tài chính tổng hợp, có thể thấy nhiều địa phương đã có sự bứt phá mạnh.

Đơn cử như tỉnh Quảng Ninh, xác định đầu tư công là trụ cột quan trọng trong tăng trưởng GRDP, nên ngay từ đầu năm, tỉnh đã lên kế hoạch phân bổ chi tiết nguồn vốn đầu tư công được giao và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2022.

Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung cơ cấu lại vốn đầu tư công, giảm các công trình không thực sự cần thiết để tập trung đầu tư hoàn thành các công trình chuyển tiếp và triển khai đầu tư các dự án trọng điểm… Theo đó, tính đến hết tháng 12/2022, tỉnh Quảng Ninh đã giải ngân được gần 14.000 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch trung ương giao, bằng 95% kế hoạch điều hành của tỉnh. Dự kiến đến ngày 31/1/2023, tỉnh Quảng Ninh sẽ hoàn thành 100% giải ngân vốn đầu tư công.

Thái Nguyên cũng là 1 tỉnh có sự bứt phá mạnh. 5 tháng đầu năm 2022, tỉnh này nằm trong số những địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước, nhưng ngay sau khi có sự đốc thúc của Chính phủ cùng với việc tháo gỡ được điểm nghẽn trong công tác giải phóng mặt bằng, chỉ sau đó 2 tháng, tỉnh Thái Nguyên đã vươn lên đứng trong top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất nước. Vị trí này vẫn được tỉnh Thái Nguyên duy trì cho đến thời điểm này.

Tập trung thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm
Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư chặng "nước rút" và thúc đẩy tiến độ giải ngân ngay từ đầu năm. Ảnh: H.T

Theo báo cáo của Tổ công tác số 6, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm Tổ trưởng kiểm tra tại 6 địa phương (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Bình Dương) mới đây cho thấy, tỷ lệ giải ngân bình quân chung của các địa phương được kiểm tra tháng 10 là 35%, tháng 11 tăng lên 43% . Đối với vốn chương trình mục tiêu quốc gia trung ương giao vào tháng 5/2022 nên tỷ lệ giải ngân tháng 10 là 1,2%. Tuy nhiên, tháng 11 cũng tăng lên 10,7% kế hoạch (nguồn vốn này được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đến hết ngày 31/12/2023 theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội).

Ông Dương Bá Đức – Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương trên tăng lên đến từ việc Bộ Tài chính đã có Công văn số 12439/BTC-ĐT về kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công theo Công văn số 963/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ.

“Ngay sau khi nhận được công văn, các địa phương đã có sự chuyển biến tích cực và tỉnh Lai Châu là địa phương có chuyển biến cao nhất với số giải ngân tăng 13,1% (tháng 10 là 40,1%, tháng 11 tăng lên 53,9%). Tuy nhiên, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan nên 6 địa phương này vẫn là các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng thuộc nhóm thấp hơn bình quân chung cả nước là 58,48%” - ông Đức cho biết.

Quyết tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân ngay từ đầu năm

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là hết năm ngân sách (tính đến ngày 31/1/2023), các địa phương đang ra sức đẩy mạnh tiến độ để đạt tỷ lệ cao nhất trong giải ngân đầu tư công. Mục tiêu phấn đấu của Chính phủ là năm 2022, sẽ giải ngân được 95% vốn kế hoạch, theo đó, tháng 1/2023 sẽ là tháng cao điểm về giải ngân vốn đầu tư công. Đây cũng là tháng mà việc thực hiện, triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2023 được khởi động.

Nối tiếp kết quả đã đạt được trong năm 2022, bước sang năm 2023, tỉnh Quảng Ninh quyết tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư đối với các dự án khởi công mới bảo đảm thủ tục chặt chẽ, tuân thủ đúng quy trình, quy định; hoàn thành phân bổ vốn chi tiết và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công gắn với nâng cao chất lượng công trình, dự án. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các sở, ngành tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần ưu tiên chỉ đạo.

Năm 2022, dù đã rất nỗ lực nhưng tỷ lệ giải ngân của TP. Hồ Chí Minh vẫn đạt thấp. Hiện TP. Hồ Chí Minh đang đứng trong danh sách các địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới tỷ lệ trung bình của cả nước (theo báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính).

Trong năm 2023, để sớm đưa nguồn vốn đầu tư công vào trong xã hội, UBND TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu các chủ đầu tư phải xây dựng bảng tiến độ thực hiện dự án và cập nhật tiến độ giải ngân vốn chi tiết của từng dự án, bám sát quy trình thủ tục từng giai đoạn; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư…/.

Tô Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa: Nhiều dự án lớn sắp đưa vào sử dụng phục vụ người dân

Khánh Hòa: Nhiều dự án lớn sắp đưa vào sử dụng phục vụ người dân

Nhiều Dự án lớn ở tỉnh Khánh Hòa như Nhà hát biểu diễn Đó, đường giao thông từ Quốc lộ 1A đến Đầm Môn, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức khánh thành trước ngày 2/4.
Hoàn thiện thể chế để định giá đất sát giá thị trường, tránh thất thu ngân sách

Hoàn thiện thể chế để định giá đất sát giá thị trường, tránh thất thu ngân sách

Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) liên quan đến tài chính về đất đai và giá đất, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, giải pháp tối ưu để định giá đất sát với giá thị trường là giá đất sẽ do các tổ chức, cơ quan chuyên nghiệp về định giá đất độc lập tiến hành thực hiện.
Hà Nội phấn đấu năm 2023 giải ngân đạt từ 95 - 100% kế hoạch

Hà Nội phấn đấu năm 2023 giải ngân đạt từ 95 - 100% kế hoạch

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện và giải ngân dự án đầu tư công 6 tháng đầu năm 2023. Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 6 năm nay khoảng 40 - 45%; phấn đấu cả năm 2023 đạt từ 95 đến 100% kế hoạch đề ra.
Giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Các địa phương phải nhanh chóng gỡ “nút thắt”

Giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Các địa phương phải nhanh chóng gỡ “nút thắt”

3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Xây dựng nông thôn mới, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và Giảm nghèo bền vững được coi là 'đòn bẩy' giúp các tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc sinh sống rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh đồng bằng. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chương trình này, nhất là tiến độ giải ngân nguồn vốn vẫn đang rất chậm.
Yêu cầu rà soát, hoàn thiện các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công

Yêu cầu rà soát, hoàn thiện các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 2375/BTC-QLCS về việc rà soát, hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của bộ, cơ quan trung ương, địa phương về quản lý, sử dụng tài sản công.

Tin khác

Thúc phân bổ vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Thúc phân bổ vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Hiện nay còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn được giao, do đó đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của các công trình, dự án trong những tháng đầu năm. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 123/CĐ - TTg yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023.
Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giải quyết hệ lụy "có tiền mà không tiêu được"

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giải quyết hệ lụy "có tiền mà không tiêu được"

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hết tháng 2/2023, tiến độ giải ngân của cả nước vẫn rất chậm, vì thế tỷ lệ giải ngân đạt thấp khi mới đạt 6,55% kế hoạch vốn. Các bộ, ngành, địa phương đang rốt ráo vào cuộc, với quyết tâm không để tình trạng có tiền mà không tiêu được.
Hà Nội thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023

Hà Nội thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023

HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023 cấp thành phố.
26 bộ và 50 địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công năm 2023

26 bộ và 50 địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công năm 2023

2 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thuộc kế hoạch vốn năm 2023 của cả nước đạt thấp. Do đó, áp lực cho những tháng tiếp theo trong công tác giải ngân là rất lớn.
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định giúp giải quyết những vướng mắc trong quản lý, sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định giúp giải quyết những vướng mắc trong quản lý, sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định số 151/2017/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (NĐ151) và đang xin ý kiến rộng rãi lần 2 đối với dự thảo này trước khi trình Chính phủ.
Thừa Thiên Huế: Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Thừa Thiên Huế: Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai đồng bộ các giải pháp và quyết tâm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, đặc biệt là các dự án quan trọng, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Xin ý kiến lần 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151/2017/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

Xin ý kiến lần 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151/2017/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, để hoàn thiện các quy định chi tiết về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn thì cần phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
Lâm Đồng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Lâm Đồng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lâm Đồng đang đưa ra các giải pháp để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư công và vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
Lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Nhà nước sẽ quyết định giá đất

Lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Nhà nước sẽ quyết định giá đất

Cho ý kiến tại hội nghị lấy ý kiến về các quy định liên quan đến vấn đề tài chính đất đai trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), có ý kiến cho rằng, là đại diện chủ sở hữu đất công nên Nhà nước sẽ quyết định giá đất chứ không phải để thị trường quyết định.
Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Quyết tâm hành động và tránh đầu tư dàn trải

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Quyết tâm hành động và tránh đầu tư dàn trải

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2022 vẫn còn chậm, chưa đạt theo yêu cầu đề ra. Do vậy, các giải pháp để thúc đẩy tiến độ giải ngân 3 chương trình này vẫn đang tiếp tục được đặt ra trong năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động