Nới lỏng điều kiện vay vốn giúp khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp

Theo các đại biểu Quốc hội, thời gian tới cần khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp thông qua chính sách tiền tệ, đồng thời có các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.
Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế

Nền tảng kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo

9 tháng qua, dù còn nhiều khó khăn, nhưng kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 3,16%. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng đạt 75,5% dự toán, ước cả năm đạt và phấn đấu vượt dự toán được giao. Trong khi đó, thực hiện miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất khoảng 75.000 tỷ đồng. Bội chi NSNN và các chỉ tiêu về nợ công được kiểm soát thấp hơn giới hạn và ngưỡng cảnh báo theo Nghị quyết của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh), đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) và một số đại biểu đánh giá cao kết quả về KT-XH đạt được trong thời gian qua. Theo các đại biểu, mặc dù tình hình Covid-19 chưa có trong tiền lệ lịch sử, bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp, nhưng nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển. Nền tảng kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo, thể hiện rất rõ Quốc hội, Chính phủ năng động, kiến tạo, hành động vì lợi ích quốc gia, dân tộc, được cử tri, nhân dân đồng thuận, tín nhiệm cao.

Các đại biểu đánh giá, cân đối NSNN được đảm bảo, nhất là trong bối cảnh thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, cấp thiết như phòng, chống dịch Covid-19, triển khai các chính sách miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn các loại thuế, phí, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, tích lũy đủ nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương. Theo đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum), nửa nhiệm kỳ qua, Quốc hội đã ban hành 37 luật, nghị quyết làm cơ sở cho Chính phủ ban hành khoảng 264 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành khoảng 71 quyết định, tạo khung pháp lý thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã bình tĩnh, tự tin, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển KT-XH và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay

Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo lắng, đề nghị Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân đối với 5/15 chỉ tiêu KT - XH chủ yếu của năm 2023 dự kiến không đạt mục tiêu đề ra. Theo đó, kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5%, quý IV cần tăng 7% (quý IV/2022 tăng 5,92%); kịch bản 2, tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,5%, quý IV cần tăng 8,8%. Đây là mục tiêu đòi hỏi nỗ lực rất lớn, đề nghị cân nhắc, dự báo sát tình hình để có giải pháp cụ thể.

Một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần đánh giá kỹ hơn về các chỉ tiêu không đạt. Đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum) đề nghị Chính phủ chỉ đạo đánh giá kỹ hơn để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề ra giải pháp phù hợp đối với 5 chỉ tiêu ước cả năm 2023 không đạt mục tiêu đề ra, nhất là chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng năng suất lao động xã hội. Chỉ tiêu này đã 3 năm liên tiếp không đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời, có giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay, đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Đồng tình với 12 nhóm giải pháp chủ yếu Chính phủ đưa ra trong báo cáo trình Quốc hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) và một số đại biểu đề nghị Chính phủ có giải pháp, lộ trình cụ thể hơn trong thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH.

Đại biểu ví dụ, về tăng trưởng tín dụng và nợ xấu nội bảng, tăng trưởng tín dụng đến 11/10/2023 đạt 6,29% so với năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng cao hơn mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, báo cáo chưa nêu rõ số tăng trưởng tín dụng từng lĩnh vực là bao nhiêu, trường hợp tăng trưởng tập trung vào bất động sản trong giai đoạn này sẽ kéo theo gia tăng nợ xấu, khi phần cung bất động sản đang dư thừa, thị trường bất động sản đang trầm lắng, niềm tin vào thị trường bất động sản sụt giảm.

Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp thông qua nới lỏng điều kiện vay vốn, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần phân tích, làm rõ vấn đề này, từ đó cân nhắc kỹ lưỡng việc nới lỏng điều kiện cho vay, có các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Theo đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam), hiện nay doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khả năng tiếp cận vốn vay, nhất là các khoản vay trung, dài hạn do điều kiện vay nghiêm ngặt, chỉ tiếp cận các khoản vay ngắn hạn. Doanh nghiệp vay vốn khó khăn, hàng tồn kho lớn, trong khi đơn hàng ít, hàng tồn kho và luân chuyển chậm. Do đó, cần có giải pháp đột phá đề khơi thông nguồn vốn, nới lỏng các điều kiện cho vay vốn, hạ tiêu chuẩn đánh giá để doanh nghiệp có thêm thời gian phục hồi, trả nợ./.

Trần Thắng

Tin cùng chuyên mục

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 9 được công bố ngày 25/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Nỗ lực kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Nguyên

Nỗ lực kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Nguyên

Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (nâng cấp quốc lộ 19), đặc biệt là đoạn qua đèo An Khê, đang trong giai đoạn thi công khẩn trương, vượt qua thách thức do thời tiết khắc nghiệt và địa hình hiểm trở, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10/2024 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các tỉnh Tây Nguyên.
Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn điện tử

Tính đến thời điểm 16-8-2024, hệ thống hóa đơn điện tử đã tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn. Về hoạt động khai thuế điện tử, tính đến ngày 30-6-2024, đã có 932.509 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử trên tổng số 933.274 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt tỷ lệ 99,99%.
Kiên Giang khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp

Kiên Giang khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng việc đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, tỉnh đã nghiên cứu, vận dụng nhiều giải pháp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN.

Tin khác

Nhiều vướng mắc khi thực thi 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Nhiều vướng mắc khi thực thi 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Sau hơn 1 tháng triển khai, khâu thi hành 3 luật liên quan đến bất động sản vẫn còn nhiều vướng mắc bới nguyên nhân khách quan, chủ quan.. Vì vậy, các địa phương cần khẩn trương tổ chức các hội nghị phổ biến, tập huấn về các quy định mới của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản để cơ quan chuyên ngành, cán bộ chuyên trách hiểu đúng, đủ.
Tháng 8/2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng đã thực hiện 6.863 cuộc thanh tra, kiểm tra

Tháng 8/2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng đã thực hiện 6.863 cuộc thanh tra, kiểm tra

Trong tháng 8/2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 6.863 cuộc thanh tra, kiểm tra có chất lượng; chú trọng đến những lĩnh vực có khả năng xảy ra gian lận làm thất thu ngân sách. Số tiền đã thu nộp ngân sách đạt hơn 1.307 tỷ đồng.
Ngành Ngân hàng có chính sách đảm bảo kịp thời, phù hợp hỗ trợ khách hàng sau bão số 3

Ngành Ngân hàng có chính sách đảm bảo kịp thời, phù hợp hỗ trợ khách hàng sau bão số 3

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản gửi tất cả ngân hàng thương mại yêu cầu có các chính sách một cách hợp lý, tích cực như tạm thời khoanh nợ, hoãn giãn nợ, giảm lãi ngay những khoản nào đã đến hạn, những khoản nợ sắp tới hạn cũng sẽ có cách xử lý để hỗ trợ thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngày 12/9/2024, Bộ Tài chính phát động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Tham dự có các Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, Cao Anh Tuấn. Tại buổi phát động này, đại diện Tổng cục Hải quan đã trao số tiền ủng hộ 200 triệu đồng.
Bổ sung quy định về lập Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách giúp thu hút nhà đầu tư chiến lược

Bổ sung quy định về lập Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách giúp thu hút nhà đầu tư chiến lược

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Tại dự án Luật đã bổ sung quy định Chính phủ thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác nhằm giúp thu hút nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước ở một số ngành ưu đãi đầu tư.
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công

Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công

PGS.TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho rằng, Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định “cất cánh” để trở thành nước công nghiệp.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 14,15 tỷ USD trong 8 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 14,15 tỷ USD trong 8 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 8 tháng ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đạt hơn 1.335 nghìn tỷ đồng

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đạt hơn 1.335 nghìn tỷ đồng

Thông tin mới phát đi, Bộ Tài chính cho biết, lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán, tăng 17,8% so cùng kỳ năm 2023.
8 tháng, giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp hơn cùng kỳ

8 tháng, giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp hơn cùng kỳ

Dự kiến hết tháng 8, cả nước giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 được 274.501 tỷ đồng, đạt 37,01% kế hoạch; đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. So với cùng kỳ năm 2023, tỷ lệ giải ngân đang thấp hơn 2%.
Xem thêm
Phiên bản di động