Tháo gỡ rào cản thể chế để tăng khả năng hấp thụ của nền kinh tế

Sáng 5/12, tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, TS Cấn Văn Lực, đại diện nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế và các chuyên gia đã trình bày một số gợi ý chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội.

Kinh tế đang có dấu hiệu lỡ nhịp, gói hỗ trợ là cấp thiết

Điểm lại tình hình quốc tế và trong nước, TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 bài học kinh nghiệm quốc tế về phòng chống dịch. Đó là xác định Covid-19 là bệnh đặc hữu (endemic), chứ không phải là đại dịch (pandemic). Đẩy mạnh tiêm vaccine, triển khai hộ chiếu vaccine; thiết lập quy tắc sống chung với virus, phân vùng để mở cửa kinh tế và kiểm soát dịch bệnh. Thành lập đội ngũ tinh nhuệ (đội săn virus) bao gồm các nhà dịch tễ học, các chuyên gia về dữ liệu và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm ưu tú để kiểm soát nhanh dịch bệnh. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân, thực hiện chính sách đa mục tiêu, “vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phục hồi kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”.

Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh này, nhóm nghiên cứu cho biết kinh nghiệm quốc tế là dùng cả hai công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ, trong đó tài khóa là chủ lực. Trong đó, cơ cấu của các nước tập trung mạnh vào hạ tầng, y tế, an sinh xã hội, ít tập trung vào giãn hoãn thuế, kết hợp với hỗ trợ lãi suất.

TS Cấn Văn Lực
TS Cấn Văn Lực trình bày tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.

Theo nhóm nghiên cứu, những thách thức hiện nay của Việt Nam là dịch bệnh còn phức tạp, nguồn cung vắc-xin chưa chắc chắn, kinh tế “đang có dấu hiệu lỡ nhịp, tụt hậu”, cải cách thể chế, môi trường đầu tư, kinh doanh, cơ cấu lại nền kinh tế chậm, nợ xấu gia tăng. Do vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng yêu cầu phải có gói hỗ trợ đặc biệt về tài khóa và tiền tệ là rất cấp thiết, nếu không ta sẽ lỡ nhịp, không đạt kế hoạch 5 năm đã đề ra.

Về dư địa chính sách cho gói hỗ trợ, tính toán của nhóm nghiên cứu cho rằng dư địa mở rộng chính sách tài khóa là có phần thuận lợi hơn chính sách tiền tệ. Trong đó, thu NSNN năm 2021 đạt hơn 100% kế hoạch; thâm hụt NSNN và nợ công được kiểm soát tốt giai đoạn trước, các cân đối lớn (thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP, nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN, lạm phát…) vẫn trong ngưỡng an toàn.

Đối với chính sách tiền tệ, điều kiện thị trường tiền tệ - ngân hàng hiện nay khả quan hơn giai đoạn trước. Lạm phát ở mức khá thấp, tạo vị thế chủ động cho chính sách, theo đó có thể tăng cung tiền ở mức độ hợp lý, hỗ trợ phục hồi kinh tế; kinh nghiệm thành công trong tái cơ cấu và xử lý nợ xấu trong các giai đoạn trước giúp nâng cao năng lực, sức chống chịu của ngành ngân hàng; lộ trình bao phủ vắc-xin đạt kết quả tích cực, tạo điều kiện phục hồi kinh tế, tăng khả năng hấp thụ vốn và trả nợ của nền kinh tế. Dù vậy, dư địa hạ lãi suất và tăng trưởng tín dụng cũng không còn nhiều do lãi suất đang ở mức thấp và nợ xấu.

Với những yếu tố này, gợi ý chính sách tài khóa và tiền tệ được đưa ra là phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác; có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, có trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu; khả năng khả thi và triển khai nhanh đồng thời đảm bảo thực hiện đa mục tiêu.

Đề xuất gói hỗ trợ có quy mô hơn 10% GDP

Tính toán chi tiết, TS Cấn Văn Lực gợi ý chính sách tài khóa cần có quy mô khoảng 389.000 tỷ đồng, tương đương 4,79% GDP. Trong đó bao gồm tăng đầu tư khoảng 150.000 tỷ đồng trong 2 năm cho y tế, đào tạo nghề, chống dịch và đầu tư cho SCIC. Hỗ trợ lãi suất 20 – 30.000 tỷ đồng, bảo lãnh vay vốn 80.000 tỷ đồng và thực hiện một số chính sách giảm thuế, phí…

Về chính sách tiền tệ, nhóm nghiên cứu đề xuất tiếp tục gia hạn thực hiện Thông tư 14; hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm lãi suất thêm khoảng 0,5 – 1% trong năm 2022 và duy trì trong năm 2023; cho vay tái cấp vốn các ngân hàng để cho vay nhà ở (nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội, cải tạo chung cũ..) với quy mô khoảng 65.000 tỷ đồng. Cùng với đó giữ nguyên tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, linh hoạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 13 – 14% trong năm 2022 – 2023; luật hóa việc xử lý nợ xấu…

Ngoài ra, còn có các chính sách an sinh xã hội khác như hỗ trợ tiền thuê nhà cho lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại 4 vùng kinh tế trọng điểm, hỗ trợ đào tạo nghề với giá trị khoảng 12.800 tỷ đồng. Giảm tiền điện, nước, viễn thông, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo… với quy mô ước khoảng 37.000 tỷ đồng.

Tổng hợp các chính sách hỗ trợ này có giá trị công bố ước khoảng 843.845 tỷ đồng, tương đương khoảng 10,38% GDP.

Về nguồn lực, nhóm nghiên cứu tính toán có thể tăng thâm hụt ngân sách thêm 1% GDP mỗi năm trong 2 năm 2022 – 2023. Kết hợp với huy động nguồn lực từ tiết giảm chi phí (khoảng 29,2 nghìn tỷ); đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn (khoảng 80.000 tỷ), phát hành trái phiếu Chính phủ; rà soát các quỹ ngoài ngân sách, quỹ tại địa phương; và sử dụng một phần dự trữ ngoại hối nếu cần (khoảng 45.400 tỷ). Tổng số các giải pháp huy động nguồn lực ước khoảng 445.760 tỷ đồng.

GDP có thể tăng 6% và 7,5% trong 2 năm tới

Với kế hoạch gói hỗ trợ này, các chuyên gia ước tính trong kịch bản thông thường sẽ giúp GDP năm 2022 đạt khoảng 6% và năm 2023 là 7,5%, so với mức tương ứng là 4 % và 6% nếu không có gói hỗ trợ.

Thâm hụt ngân sách năm 2022 có thể lên tới 5,08% và 5,97% trong năm 2023. Nợ công trong kịch bản thông thường có gói hỗ trợ sẽ khoảng 44,8% GDP trong năm 2022 và 42,8% GDP trong năm 2023.

Nguồn tiền được giải ngân cũng sẽ khiến áp lực lạm phát tăng. Lạm phát năm 2022 - 2023 được dự báo ở mức 3,5 - 3,9%. Dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tăng từ 0,5 - 1,5% trong năm 2022 - 2023.

Để các gói hỗ trợ triển khai hiệu quả, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh cần triển khai nhanh chóng và có tính đến năng lực thực hiện tại các đơn vị, địa phương. Hết sức quan tâm tháo gỡ các rào cản thể chế để tăng khả năng hấp thụ, mới đảm bảo các chính sách phát huy hiệu quả. Đồng thời, tính toán tác động và có giải pháp kiểm soát rủi ro các cân đối lớn; Phối hợp nhịp nhàng chính sách; kiểm tra, giám sát chống lãng phí, lợi ích nhó...

Song song với các gói hỗ trợ, yêu cầu quan trọng là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế; cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh; kiên quyết tháo gỡ rào cản, vướng mắc nhanh nhất có thể. Xây dựng lộ trình cụ thể để trung hòa các tác động của chính sách đã nêu trên./.

H.Y

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.

Tin khác

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Xem thêm
Phiên bản di động