Thị trường bất động sản: Vướng mắc pháp lý là nhiều nhất

Hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn, sức mua và thanh khoản giảm mạnh, thiếu dòng tiền. Thiếu nguồn cung nhà ở đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý, thiếu nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, thừa nhà ở cao cấp. Đồng thời, giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân nên khó tạo lập được nhà ở.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho rằng, vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản.

Thiếu nhà ở bình dân, thừa nhà ở cao cấp

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có báo cáo đề xuất xem xét bổ sung nội dung giải quyết một số khó khăn cấp bách của thị trường bất động sản.

Văn bản của HoREA nêu rõ, hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn, sức mua và thanh khoản giảm mạnh, thiếu dòng tiền. Thiếu nguồn cung nhà ở đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý, thiếu nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, thừa nhà ở cao cấp. Đồng thời, giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân nên khó tạo lập được nhà ở.

Thị trường bất động sản gặp khó: 70% là do vướng mắc về pháp lý
Để thị trường bất động sản vượt khó, cần có các giải pháp đồng bộ. Ảnh: TN
HoREA cũng cho rằng, vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.

“Do thị trường bất động sản đang rất khó khăn nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, công trình; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO…), điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước” - ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.

Ngoài ra, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đã phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động (thậm chí có tập đoàn giảm đến trên dưới 50% lực lượng lao động) tác động đến vấn đề an sinh xã hội, tác động đến nhiều hộ gia đình, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống của nhiều người lao động.

Do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản “đói vốn”, phải vay vốn ngoài xã hội…, với lãi suất rất cao. Thậm chí, phải bán bớt tài sản, chuyển nhượng dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40-50% giá hợp đồng).

Đáng chú ý, việc chuyển nhượng dự án với “giá hời” có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh có cơ hội “thâu tóm” các dự án tốt, các thương hiệu mạnh, có thể làm giảm lợi thế của các doanh nghiệp trong nước đang thống lĩnh thị trường bất động sản hiện nay.

Từ những phân tích trên, HoREA đề xuất một số giải pháp nhằm khai thông hoạt động chuyển nhượng, sáp nhập dự án bất động sản, nhà ở (M&A) và để xử lý các dự án bất động sản, nhà ở bị “đắp chiếu” do chủ đầu tư yếu kém về năng lực.

Cụ thể, HoREA đề xuất cho phép các doanh nghiệp bất động sản chuyển nhượng dự án bất động sản được áp dụng Điều 10 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội khóa 14 “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” cho phép chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Làm rõ nội dung vướng mắc để tháo gỡ

Phát biểu tại diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản” mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, những khó khăn trên diễn ra trong thời gian ngắn. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp trong khó khăn và tháo gỡ khó khăn.

Chính phủ đã thành lập Tổ công tác với sự tham gia của các bộ, ngành nhằm đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp. Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho hay, trên tinh thần làm việc, Tổ công tác bước đầu báo cáo Chính phủ để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Thông tin về các nhóm giải pháp này, ông Sinh cho biết, với nhóm giải pháp thúc đẩy dự án đang triển khai, các bộ, ngành, địa phương rà soát dự án đang triển khai đủ pháp lý, có khó khăn sẽ đôn đốc; các dự án còn vướng pháp lý làm rõ nội dung vướng mắc để tháo gỡ, nhất là dự án nhà ở thương mại. Hiện cả nước còn hơn 1.000 dự án ở nhóm giải pháp này, khi được tháo gỡ khó khăn sẽ tạo nguồn cung đáng kể cho thị trường.

Với nhóm các giải pháp liên quan đến các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, các nhà đầu tư đang triển dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chung cư cũ được hưởng ưu đãi, Chính phủ sẽ đôn đốc địa phương, ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết 11 có hiệu quả.

Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Đề án đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với mục tiêu đầu tư 1 triệu nhà ở xã hội, thời gian qua, các địa phương thực hiện 450.000 căn, đến 2025 thực hiện 571.000 căn và dự kiến đến năm 2030 cả nước có tổng số 1,4 triệu căn, góp phần tạo nguồn cung mới với giá phù hợp hơn nhưng chất lượng phải đảm bảo yêu cầu, tương đương nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu người dân.

Bên cạnh đó, việc cải tạo chung cư cũ ở thành phố lớn tiếp tục được đẩy mạnh khi cơ chế, chính sách liên quan đã được tháo gỡ, vấn đề chính là tổ chức thực hiện, góp phần cung ứng thêm sản phẩm bất động sản cho thị trường. Những giải pháp trên, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh góp phần giải quyết được nguồn cung và cơ cấu.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, cần tập trung sửa đổi các văn bản pháp luật còn chồng chéo mâu thuẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng với đó, các địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nắm bắt tình hình doanh nghiệp trên địa bàn để có giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy phát triển ổn định, lành mạnh./.

Tin cùng chuyên mục

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính vừa có bản tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá; quản lý; sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản
TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua Kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn đầu tư công 84.149 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến ngân sách trung ương hơn 3.237,5 tỷ đồng và vốn thuộc ngân sách địa phương gần 80.911,5 tỷ đồng.

Tin khác

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ cho biết đang phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn giao năm 2024 đạt 95% trở lên. Tính đến giữa tháng 11/2024, ban đã thực hiện giải ngân được hơn 1.917 tỷ đồng, đạt hơn 71% kế hoạch vốn.
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2024 của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Điểm mới quan trọng của Luật là có nhiều quy định phân cấp, phân quyền mạnh mẽ về đầu tư công như nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia, phân cấp Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ HĐND sang UBND...
Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12183/BTC-QLCS yêu cầu các các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Xem thêm
Phiên bản di động