Thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1,8 triệu tỷ đồng, nhiều yếu tố góp phần tăng thu

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng, bằng 127,8% dự toán, tăng 15% so với năm 2021 (ngân sách trung ương đạt 125,8% dự toán; ngân sách địa phương đạt 129,9% dự toán).

Nhiều yếu tố góp phần tăng thu ngân sách

Đóng góp cho tổng số thu hơn 1,8 triệu tỷ đồng, thu nội địa vượt 21,8% dự toán, tăng 9,9%; thu từ dầu thô vượt 176% dự toán (giá dầu bình quân khoảng 105 USD/thùng, tăng 45 USD/thùng so dự toán), tăng 74,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 43,9% dự toán, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 vượt dự toán chủ yếu do hoạt động kinh tế tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng khả quan (GDP tăng 8,02%); tổng mức bán lẻ tăng 19,8%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,8%, xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%, xuất siêu 11,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, giá dầu và một số hàng hóa, nguyên liệu đầu vào tăng cao đã góp phần tăng thu từ dầu thô và từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Thu ngân sách năm 2022 đạt hơn 1,8 triệu tỷ đồng
Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi góp phần đóng góp về cho ngân sách. Ảnh: T.T.

Một số khoản thu có mức vượt khá so với dự toán như: thuế thu nhập cá nhân vượt 38,5%, chủ yếu nhờ thị trường chứng khoán, bất động sản tăng trưởng mạnh trong năm 2021, quyết toán thuế năm 2021 từ các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chứng khoán... được nộp trong quý I/2022.

Ngoài ra, các khoản thu về nhà, đất vượt 54,5% do thị trường bất động sản duy trì đà phát triển từ cuối năm 2021, các địa phương đã đẩy mạnh triển khai công tác giải phóng mặt bằng, đấu giá đất, đôn đốc thu tiền sử dụng đất và xử lý thu hồi nợ đọng của các dự án đã thực hiện giao đất, góp phần tăng thu tiền sử dụng đất năm 2022 so dự toán.

Thu từ sản xuất kinh doanh đều tăng

Có 10 khoản thu vượt dự toán, trong đó thu từ nhà, đất đạt 154,5%; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đạt 118,2% và các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh ở 3 khu vực kinh tế (thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 114,3% dự toán, tăng 7,4% so với năm trước; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 117,6% dự toán, tăng 11,5%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 121,5% dự toán, tăng 5,9%).

Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu chi của NSNN tăng 17% chủ yếu do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2022 đã có sự hồi phục, đồng thời phát sinh khoản thu tiền cổ tức năm 2020 được chia trong năm 2022 của 2 ngân hàng Vietcombank và Vietinbank khoảng 5,8 nghìn tỷ đồng, qua đó góp phần tăng thu ngân sách cho lĩnh vực này.

Cùng với đó, cơ quan Thuế, Hải quan cũng tăng cường quản lý thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn từ hóa đơn điện tử để truy dấu gian lận, rà soát những nguồn thu có tiềm năng nhưng còn thất thu để đưa vào quản lý, quyết liệt quản lý, chống thất thu, khai thác tăng thu từ hoạt động thương mại điện tử, từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Đến nay đã có 42 nhà cung cấp nước ngoài kê khai nộp thuế, với tổng số thuế đã nộp là 3,44 nghìn tỷ đồng; ước thu cả năm 2022 từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản đạt hơn 41 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 97% so năm 2021 (hơn 20 nghìn tỷ đồng). Qua đó, đã góp phần không nhỏ trong việc tăng thu ngân sách trong năm.

Nhờ đó, có 10 khoản thu vượt dự toán, trong đó thu từ nhà, đất đạt 154,5%; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đạt 118,2% và các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh ở 3 khu vực kinh tế (thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 114,3% dự toán, tăng 7,4% so với năm trước; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 117,6% dự toán, tăng 11,5%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 121,5% dự toán, tăng 5,9%).

Còn 2 khoản thu không đạt dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (đạt 72% dự toán, bằng 73,3% so cùng kỳ) do thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 18/2022/UBTVQH15 và Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 tác động làm giảm thu NSNN và thu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (đạt 12,1% dự toán) do tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp chậm.

Tổng chi ngân sách năm 2022 ước đạt 87,5 dự toán

Về chi NSNN, theo Bộ Tài chính, tổng chi NSNN 12 tháng ước đạt 1.562,3 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 82,8% dự toán Quốc hội quyết định đầu năm, đạt 75,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (bao gồm cả vốn chương trình mục tiêu năm trước chuyển sang và vốn chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội); chi trả nợ lãi đạt 94% dự toán; chi thường xuyên đạt 92,4% dự toán.

Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 trình Quốc hội
Ảnh: Minh họa.

Các nhiệm vụ chi NSNN 12 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.

Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ chi được tiếp tục thanh toán đến hết ngày 31/1/2023 (thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2022) hoặc sẽ tiếp tục được chuyển nguồn sang năm 2023 thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.

Nợ công trong ngưỡng an toàn

Đến cuối năm 2022, dư nợ công ước đạt 38% GDP, dư nợ Chính phủ ước đạt 34,7% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia ước đạt 36,8% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ước đạt 16,3% tổng thu NSNN, trong phạm vi Quốc hội cho phép.

Đáng chú ý, ngân sách trung ương trong năm 2022 đã chi từ dự phòng (bao gồm dự phòng năm 2021 chuyển sang) là khoảng 6,33 nghìn tỷ đồng; trong đó bổ sung kinh phí cho các bộ, cơ quan trung ương 2,28 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ cho các địa phương hơn 4 nghìn tỷ đồng..., chủ yếu là kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tạm cấp bổ sung hơn 4,36 nghìn tỷ đồng cho 32 địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, đã thực hiện xuất cấp 30,37 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.

Riêng về chi đầu tư phát triển, giải ngân 12 tháng ước đạt 75,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 77,3%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 33,65% kế hoạch (cùng kỳ năm 2021 đạt 26,77%). Có 12 bộ, cơ quan trung ương và 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 80% kế hoạch, trong khi vẫn còn 17 bộ, cơ quan trung ương và 7 địa phương tỷ lệ giải ngân vốn đạt dưới 50% kế hoạch vốn được giao.

Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Năm 2022, đã thực hiện phát hành 214,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 12,67 năm, lãi suất bình quân 3,48%/năm./.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Tính đến ngày 14/6/2024, tỉnh Quảng Ninh đã giải ngân 2.351 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 15,5% kế hoạch vốn (15.130 tỷ đồng), dự kiến giải ngân đến hết 6 tháng đầu năm 2024 đạt 30,8%.
Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn điện tử

Theo Tổng cục Thuế, từ khi triển khai đến hết 17/5/2024, số lượng hóa đơn điện tử (HĐĐT) cơ quan Thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn, trong đó 2,16 tỷ hóa đơn có mã và hơn 5,62 tỷ hóa đơn không mã.
Kho bạc Nhà nước yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Kho bạc Nhà nước yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa có công văn 2790/KBNN-KSC yêu cầu KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin khác

Sẽ sớm ban hành nghị định về thuế tối thiểu toàn cầu

Sẽ sớm ban hành nghị định về thuế tối thiểu toàn cầu

Ngày 20/6 tại Đà Nẵng, Tổng cục Thuế tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo nghị định thuế tối thiểu toàn cầu. Dự kiến, sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định sẽ được trình Chính phủ ban hành vào tháng 10/2024.
Ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Điện Biên: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm nếu để dự án chậm tiến độ

Điện Biên: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm nếu để dự án chậm tiến độ

Với mục tiêu kết thúc năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) trong toàn tỉnh đạt 95% kế hoạch vốn được giao, tỉnh Điện Biên đã thực hiện nhiều giải pháp ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ giải ngân của tỉnh đang đạt rất thấp.
Quyết liệt triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Quyết liệt triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tổng cục Thuế cho biết, tính từ khi triển khai đến nay, có 59.674 cơ sở kinh doanh đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, tăng 47,9% so với thời điểm cuối năm 2023; số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là hơn 415,3 triệu hóa đơn. Toàn ngành Thuế đang tăng tốc mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền để phục vụ người dân và người nộp thuế.
Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công

Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công

Gần nửa chặng đường của năm 2024 đã qua đi, bên cạnh những bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt thì vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang có tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí đang còn 4 bộ, cơ quan trung ương dậm chân tại chỗ khi tỷ lệ giải ngân bằng 0%. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước.
Google, Facebook, Apple…, nộp thuế hơn 4.000 tỷ đồng

Google, Facebook, Apple…, nộp thuế hơn 4.000 tỷ đồng

Thông tin về kết quả công tác quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số, Tổng cục Thuế cho biết, từ 1/1/2024 đến 15/5/2024, tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp trực tiếp qua cổng thông tin điện tử là 4.029 tỷ đồng.
Rà soát việc nộp thuế của cá nhân livestream bán hàng

Rà soát việc nộp thuế của cá nhân livestream bán hàng

Tổng cục Thuế vừa có công văn chỉ đạo các cục Thuế địa phương quyết liệt quản lý thuế thương mại điện tử, hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Ngành Tài chính quyết liệt chống thất thu thuế đối với thương mại điện tử

Ngành Tài chính quyết liệt chống thất thu thuế đối với thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong thời gian tới ngành Tài chính quyết liệt thu thuế đối với thương mại điện nhằm đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Thu 15,6 nghìn tỷ đồng thuế thương mại điện tử từ nhà cung cấp nước ngoài

Thu 15,6 nghìn tỷ đồng thuế thương mại điện tử từ nhà cung cấp nước ngoài

Chiều 4/6, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ bảy, tham gia giải trình về thu thuế đối với thương mại điện tử, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay, các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp 15,6 nghìn tỷ đồng.
Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước năm 2023

Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước năm 2023

Để cải thiện chất lượng báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) năm 2023, Kho bạc Nhà nước (KBNN) chỉ đạo các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung.
Xem thêm
Phiên bản di động