Thủ tướng chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch.
Thủ tướng chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Ảnh: TL

Ngày 21/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu rõ vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực kể từ ngày 1/8, trong đó có quy định về việc đấu giá quyền sử dụng đất.

Một số địa phương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đạt kết quả, góp phần bổ sung nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, một số trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm (có trường hợp cao bất thường được cơ quan thông tin đại chúng phản ánh) đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội, có thể tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh và thị trường nhà ở, bất động sản.

Từ thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch.

Cùng với đó, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao phối hợp với lãnh đạo các bộ ngành, địa phương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất.

Đồng thời, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, không để xảy ra trục lợi, đồng thời xử lý và đề xuất phương án xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất gây nhiễu loạn thị trường, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30-8.

Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương nghiên cứu, đánh giá cụ thể các tác động của kết quả đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, nhất là các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường (cung, cầu) nhà ở, bất động sản, chủ động điều tiết, giải quyết theo thẩm quyền. Đồng thời, có giải pháp xử lý hiệu quả hoặc đề xuất các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các cơ quan chức năng chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong việc đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là các hành vi câu kết thao túng thị trường, thổi giá để tạo ra thị trường không lành mạnh, không đúng thực tế để trục lợi.

Thời gian gần đây, một số huyện ngoại thành Hà Nội đã tổ chức đấu giá đất. Đáng chú ý, các lô đất đều được đấu với mức giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm.

Đơn cử như các lô đất tại xã Tiền Yên (huyện Hoài Đức), lô cao nhất trúng với giá 133 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần giá khởi điểm. Lô đất này có kí hiệu LK03-12 nằm ở vị trí góc với 2 mặt thoáng, diện tích trên 113 m2. Như vậy, người trúng đấu giá sẽ phải bỏ ra gần 15,1 tỷ đồng.

Trước đó ít ngày, cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai cũng khiến nhiều người bất ngờ khi mức giá trúng đấu giá trên 100 triệu đồng/m2.

Diệu Hoa

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để

Tại Hội nghị lấy ý kiến nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công với các bộ, cơ quan trung ương được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, lần sửa luật này sẽ tập trung vào 2 nội dung cơ bản, trong đó sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện luật thời gian qua.
Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn

Với những bất cập trong quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công là rất cần thiết. Từ yêu cầu cấp bách này cũng như để hoàn thành dự án một luật sửa nhiều luật thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự án thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Thủ tướng chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch.

Tin khác

Khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024

Khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024

Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Để chính sách sớm đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đã lưu ý các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất theo Luật Đất đai năm 2024.
Tăng thu trên nền tảng số

Tăng thu trên nền tảng số

Để đảm bảo thu đạt và vượt dự toán ngân sách nhà nước được giao, Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan triển khai nhiều giải pháp, trong đó tiếp tục “tăng thu nhờ số hóa”.
Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công: Chuyển biến từ nhận thức cho đến thực tiễn

Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công: Chuyển biến từ nhận thức cho đến thực tiễn

Theo Bộ Tài chính, từ khi có hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tình trạng này đang dần được đẩy lùi và có nhiều chuyển biến tích cực.
Ngành Giao thông đăng ký giải ngân thêm 77.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Ngành Giao thông đăng ký giải ngân thêm 77.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) dự kiến sẽ giải ngân khoảng 77.624 tỷ đồng (tăng khoảng 5.172 tỷ đồng so với báo cáo trước đó) vốn đầu tư công cho các công trình giao thông trọng điểm.
Ngành Hải quan yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Ngành Hải quan yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước; thực hiện nghiêm quy chế làm việc của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Bộ tiêu chí quản lý rủi ro nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế

Bộ tiêu chí quản lý rủi ro nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế

Với xu hướng số lượng người nộp thuế (NNT) ngày một gia tăng, hoạt động kinh tế phát sinh ngày càng phức tạp, ngành Thuế đã đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT, đồng thời phòng chống gian lận gây thất thoát ngân sách nhà nước (NSNN).
Các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý gì trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024?

Các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý gì trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024?

Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết thi hành trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hơn 8,5 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hơn 8,5 tỷ hóa đơn điện tử

Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, tính từ khi triển khai đến hết 19/7/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 8,54 tỷ hóa đơn, trong đó 2,35 tỷ hóa đơn có mã và hơn 6,19 tỷ hóa đơn không mã. Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng, đây là nguồn dữ liệu lớn cơ quan thuế cần thực hiện rà soát, phân tích dữ liệu, phát hiện rủi ro, phòng chống gian lận về hóa đơn điện tử để chống thất thu thuế.
21.115,6 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

21.115,6 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Phân bổ chi tiết vốn đầu tư công (ĐTC) nhanh sẽ góp phần đưa tiến độ giải ngân lên nhanh. Tuy nhiên, theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện vẫn còn tới 21.115,6 tỷ đồng vốn ĐTC chưa được phân bổ chi tiết, chiếm 3,16% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Xem thêm
Phiên bản di động