Tổng cục Hải quan: Xây dựng cẩm nang xử lý vi phạm hành chính về hải quan

Vấn đề vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hải quan ngày càng phức tạp, tinh vi. Trong đó, không ít những vụ việc không chỉ dừng lại ở chuyện quản lý hành chính mà phải xử lý hình sự. Tổng cục Hải quan đang xây dựng cẩm nang hướng dẫn, liệt kê các dấu hiệu có nguy cơ bỏ lọt giữa hành chính và hình sự, đưa ra dẫn chứng, vụ việc cụ thể để các đơn vị thực hiện thống nhất trong toàn ngành.
Xây dựng cẩm nang xử lý vi phạm hành chính về hải quan

Thực hiện thống nhất

Thực tế, mỗi khi có các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan, việc xác định hướng xử lý vi phạm hành chính hay xử lý hình sự không phải dễ dàng. Đây là một vấn đề “nóng”, đang được cơ quan hải quan rất quan tâm. Đó cũng là vấn đề mà các đoàn thanh tra, kiểm tra ngoài ngành có những kiến nghị, yêu cầu quyết liệt với cơ quan hải quan.

Nhằm đảm bảo công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được thực hiện đúng với tình tiết thực tế của vụ việc và phù hợp với quy định, sắp tới, Tổng cục Hải quan sẽ tổ chức hội nghị toàn ngành, thống nhất cách thức phối hợp trong việc trao đổi, tham gia ý kiến chuyên môn; quan điểm và cách thức xác định dấu hiệu vi phạm hình sự/hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Trước khi tổ chức hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao Vụ Pháp chế nghiên cứu ban hành "cẩm nang hướng dẫn", liệt kê các dấu hiệu có nguy cơ bỏ lọt giữa hành chính và hình sự, đưa ra dẫn chứng, vụ việc cụ thể để các đơn vị thực hiện thống nhất trong toàn ngành. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình công tác trọng tâm của Tổng cục Hải quan năm 2023.

Đến nay, Vụ Pháp chế đã hoàn thành xây dựng cẩm nang dưới dạng một thư mục, với tiêu đề “Rút kinh nghiệm xử lý các vụ việc vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm hình sự trong lĩnh vực hải quan” đặt trong phần Sổ tay nghiệp vụ trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung (Edoc) của ngành.

Theo ông Trần Việt Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan), cẩm nang nhằm hỗ trợ cho tất cả cán bộ công chức hải quan, đặc biệt là các công chức trực tiếp làm công tác xử lý vi phạm hành chính, chống buôn lậu tham khảo các kinh nghiệm; nhận thức được những phức tạp, bất cập trong vấn đề xử lý hành chính những vụ việc có dấu hiệu tội phạm; nhận thức được và thực sự chú trọng đến việc xác định hướng xử lý đối với vụ việc vi phạm cụ thể.

Đồng thời, cẩm nang này đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đúng với tình tiết thực tế của vụ việc và phù hợp với quy định của pháp luật; đảm bảo nguyên tắc xử lý “đúng người, đúng tội”, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế cũng như không hành chính hóa các vụ việc có dấu hiệu hình sự. Các đơn vị có thể nghiên cứu, chủ động tham khảo để vận dụng phù hợp với địa bàn, loại hình, tình huống phát sinh ở đơn vị mình.

Chủ động tham khảo và vận dụng

Cũng theo ông Hưng, thư mục này tập hợp những vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm đã được cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc một số vụ việc có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Sau mỗi vụ việc, Vụ Pháp chế đã rút ra đánh giá và bài học kinh nghiệm. Đặt trong tổng thể cả ngành với nhiều loại hình, địa bàn xuất nhập khẩu, các đơn vị sẽ tự nhận thấy cách thức điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng từ, đánh giá mức độ tin cậy của các chứng từ, tài liệu của mình đã đúng hướng, đảm bảo triệt để hay chưa.

Ngoài ra, qua các vụ việc có ý kiến của cơ quan tiến hành tố tụng, có thể đánh giá được cách thức phối hợp, sự tham gia của cơ quan tiến hành tố tụng khi xác định và đưa ra hướng xử lý vụ việc là ở mức độ nào? Có thực sự cần thiết và giải quyết triệt để được vấn đề hay không? Qua đó, tự bản thân công chức hải quan, những người được pháp luật trao thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hay khởi tố hình sự thật sự chủ động hơn nữa khi quyết định xử lý, đảm bảo nguyên tắc xử lý hành chính kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định.

Các vụ việc điển hình được lựa chọn đưa vào thư mục phải đặc thù cho địa bàn, lĩnh vực hoạt động, loại hình xuất nhập khẩu. Tiếp theo, vụ việc điển hình được lựa chọn và đưa vào cẩm nang theo hướng vụ việc có quy trình xử lý rõ ràng, hồ sơ thiết lập chặt chẽ, thể hiện được quan điểm của cơ quan hải quan, có quan điểm, ý kiến của cơ quan tiến hành tố tụng về đánh giá dấu hiệu tội phạm.

Ngoài những vụ việc do các đơn vị cung cấp, Vụ Pháp chế là đơn vị chủ trì còn chủ động thu thập, đánh giá trên cơ sở các hồ sơ vụ việc vụ trực tiếp tham gia hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị trong ngành liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính. Vụ cũng là đơn vị đưa ra những đánh giá, bài học kinh nghiệm dưới góc nhìn tổng thể của đơn vị được giao tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra về công tác xử lý vi phạm hành chính trong toàn ngành.

“Vụ Pháp chế rất mong muốn đây thực sự là một cẩm nang “sống” được duy trì, quan tâm thường xuyên và phát huy được hiệu quả trong thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính của ngành Hải quan. Các đơn vị có thể nghiên cứu, chủ động tham khảo để vận dụng phù hợp với địa bàn, loại hình, tình huống phát sinh ở đơn vị mình” - lãnh đạo Vụ Pháp chế nhấn mạnh.

Hồng Vân

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.
Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này xấp xỉ với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% trở lên.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi cho biết, mấy năm qua chưa năm nào TPHCM giải ngân đạt 95%. Khối lượng thường dồn rất lớn vào cuối năm. Năm 2025 các địa phương, đơn vị phải cố gắng chủ động hàng tuần, tháng để đạt được chỉ tiêu 95%.
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.

Tin khác

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Sau hai năm công tác đấu giá đất công không thu được kết quả như mong muốn, năm nay Đồng Nai lên kế hoạch đấu giá 30 khu đất có vị trí đắc địa, nhằm tạo nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Sau khi tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính đã đổi tên dự thảo "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công" thành "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất". Đồng thời bổ sung thêm nhiều quy định giúp cho việc sắp xếp, xử lý lại loại tài sản này đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính có Công văn số 12828/BTC-QLCS ngày 25/11/2024 gửi lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Bộ Tài chính đã tổng hợp các ý kiến và có những giải trình, tiếp thu cụ thể đối với từng ý kiến tham gia.
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 14590/BTC-QLCS hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công và tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng.
Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2024 thêm ít nhất 15% dự toán Quốc hội giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC về việc tăng cường các giải pháp quản lý thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp và Bộ sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính vừa có bản tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Xem thêm
Phiên bản di động