TP. Hồ Chí Minh: Bất chấp dịch bệnh nhu cầu mua biệt thự, nhà phố vẫn tăng

Bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, trong quý III/2021, nhu cầu mua biệt thự, nhà phố tại TP. Hồ Chí Minh vẫn tăng cao, tỷ lệ hấp thụ nguồn cung mới đạt 68%. Điều này cho thấy nhu cầu thị trường vẫn tốt.

Cung – cầu diễn biến trái chiều

Nguồn cung mới tiếp tục khan hiếm do các chủ đầu tư mở bán thận trọng trước bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ 4. Trong quý III/2021, nguồn cung mới với hơn 240 căn đến từ 3 dự án mới và 2 dự án mở bán thêm tại Bình Tân, TP. Thủ Đức và Gò Vấp. Nguồn cung sơ cấp giảm 10% theo quý và giảm 73% theo năm, với 510 căn.

TP. Hồ Chí Minh: Bất chấp dịch bệnh nhu cầu mua biệt thự, nhà phố vẫn tăng

Bất chấp dịch bệnh nhu cầu mua biệt thự, nhà phố tại TP. Hồ Chí Minh vẫn tăng. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng nguồn cung sơ cấp được ghi nhận hơn 1.000 căn, thấp nhất trong 5 năm qua và giảm 65% theo năm. Dẫn đến lượng giao dịch khoảng 790 căn, giảm 67% theo năm. Savills cho rằng, nguồn cung mới sẽ tiếp tục hạn chế trong ngắn hạn khi chỉ một vài dự án có kế hoạch mở bán trong quý IV, gồm một dự án mới và hai dự án mở bán thêm tại TP. Thủ Đức và huyện Nhà Bè. Nguồn cung mới quý IV chỉ chiếm khoảng 4% tổng nguồn cung tương lai đến năm 2024. Một số dự án đã dời kế hoạch mở bán sang năm 2022.

Nguồn cung tương lai đến 2024 dự kiến đạt gần 9.600 căn/nền. TP. Thủ Đức chiếm tỷ trọng lớn nhất với 32%, tiếp theo là Bình Chánh với 24% và Bình Tân với 11%. TP. Thủ Đức tiếp tục thu hút các dự án bất động sản nhà ở nhờ quỹ đất sẵn có, quy hoạch đô thị tốt và cơ sở hạ tầng được đầu tư.

Trước tác động của các biện pháp đóng cửa và giãn cách xã hội, người mua nhà ngày càng quan tâm đến các dự án phức hợp đa dạng tiện ích nội khu. Các quận ngoài trung tâm sẽ tiếp tục thu hút khách mua.

Savills cho biết thêm, trong 10 năm qua, khu Đông chiếm đến 70% trong tổng vốn 350.000 tỷ đồng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của TP. Hồ Chí Minh, các công trình trọng điểm có thể kể đến như cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã đi vào hoạt động, tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên và cầu Thủ Thiêm 2 đang xây dựng. TP. Thủ Đức đã có nhiều dự án phức hợp được phát triển như Vinhomes Grand Park, Vạn Phúc City và Phố Đông Village.

Lực cầu tiếp tục được thúc đẩy bởi hạ tầng

Trong 10 năm tới, UBND TP. Hồ Chí Minh dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là 970.654 tỷ đồng, cao hơn 177% so với giai đoạn trước. Giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư dự kiến là 553.500 tỷ đồng với các công trình trọng điểm được ưu tiên đầu tư như cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài qua tỉnh Tây Ninh; đường vành đai 2, 3; nâng cấp các quốc Lộ 1, 22, 50, 13; xây dựng cầu Cát Lái kết nối tỉnh Đồng Nai.

Hạ tầng kết nối giữa khu vực trung tâm thành phố với khu vực ngoại ô cũng sẽ tiếp tục được đầu tư, sau khi hoàn thành tuyến metro số 1, thành phố sẽ tiếp tục phát triển các tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương); Metro số 5 – giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn); đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai).

Đánh giá chung về thị trường, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 ở Việt Nam là rất nghiêm trọng. Dịch bệnh gây đình trệ, đứt gãy chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất của nhiều ngành, nghề, trong đó ngành bất động sản không phải là một ngoại lệ.

Bên cạnh đó, hầu hết các dự án phát triển bất động sản trên cả nước, đều phải dừng xây dựng, thi công vì lệnh giãn cách và đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị. Những dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư không thể triển khai vì cơ quan chính quyền các tỉnh thành cũng phải tập trung chống dịch làm nguồn cung trên thị trường vốn dĩ đã thiếu hụt không có cơ hội để cải thiện.

Theo đó, hoạt động giao dịch mua – bán bất động sản trên thị trường cũng bị ảnh hưởng vì không thể tiến hành gặp gỡ, trao đổi, giao nhận…, trong khi bất động sản là loại hàng hóa đặc biệt phải qua rất nhiều khâu kiểm nghiệm, pháp lý khi phát sinh giao dịch. Tuy nhiên, bởi lực cầu vẫn duy trì mạnh và sự nỗ lực tìm kiếm các giải pháp bán hàng trong tình hình mới của các sàn giao dịch nên mặc dù thị trường chịu nhiều ảnh hưởng nhưng số lượng giao dịch có thể nói là tương đối tốt./.

Văn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được trình Quốc hội lấy ý kiến trong kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, mặt hàng thuốc lá được đề xuất tăng thuế, điều này nhận được sự đồng thuận của dư luận.
Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.

Tin khác

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654.200 tỉ đồng, bằng 97,2% dự toán, trong khi thời gian từ nay đến hết năm còn 2 tháng nữa.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Xem thêm
Phiên bản di động