Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp
Cần ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp. Ảnh TL minh họa.

Nền kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực

Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), triển vọng tăng trưởng toàn cầu được dự đoán khả quan hơn trước nhờ sự phục hồi ở Mỹ và các nền kinh tế mới nổi. Dựa trên số liệu mới nhất, “có thể thở phào nhẹ nhõm rằng chúng ta đã thoát được cuộc suy thoái toàn cầu và một thời kỳ lạm phát - đình trệ” - Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho hay.

Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều điều phải lo lắng khi môi trường toàn cầu trở nên thách thức hơn, căng thẳng chính trị ngày càng nóng và những điều bất ngờ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Theo TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, bốn đặc trưng cơ bản nhất của môi trường toàn cầu lúc này “bất ổn, bất an, bất định và bất ngờ”.

Với Việt Nam, bức tranh kinh tế có một số tín hiệu tích cực khi tốc độ tăng trưởng quý I đạt 5,66%, cao nhất từ năm 2020 đến nay. Sau năm 2023 suy yếu, tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã cao hơn mức tăng trưởng kinh tế, dần quay lại trở thành một động lực chính cho tăng trưởng.

Các con số lạc quan khác là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư công. Việt Nam đã đi ngược xu hướng thế giới khi dòng vốn FDI tiếp tục tăng mạnh. Đầu tư công cũng được giải ngân rốt ráo, tạo tác động lan tỏa cho nền kinh tế.

Tăng trưởng vẫn tiếp tục dựa nhiều vào FDI

Song, những điều đáng lo vẫn không ít. Theo TS. Võ Trí Thành, quan ngại lớn nhất là đầu tư tư nhân suy giảm. Ngay chỉ số tăng trưởng tín dụng cả quý I chỉ đạt 0,26% cũng phản ánh điều này, đặc biệt là tín dụng cho vay tiêu dùng để sửa chữa, mua nhà đã không tăng suốt từ năm 2023 đến nay. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực để gỡ về pháp lý, quy trình, giảm lãi suất cho bất động sản, yêu cầu tái cấu trúc một số tập đoàn lớn, ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội…, song thị trường bất động sản phục hồi ở mức rất thấp.

Trong lúc đó, kể từ quý I/2023 đến nay, mức tăng tiêu dùng giảm khá nhanh. Số lượng doanh nghiệp rút lui nhiều hơn số thành lập mới và quay lại thị trường. Đằng sau tất cả những con số này, “đó là vấn đề niềm tin, niềm tin của thị trường, của giới đầu tư” - ông Võ Trí Thành bình luận.

Trong số những dấu hiệu nổi lên từ tình hình kinh tế quý I, PGS.TS Trần Đình Thiên - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ nhấn mạnh đến sức khỏe của khu vực doanh nghiệp trong nước. Trong khi tăng trưởng có xu hướng phục hồi, thì số lượng doanh nghiệp rút lui lại lớn hơn số doanh nghiệp quay lại và thành lập mới, bình quân mỗi tháng trong quý I giảm 4.700 doanh nghiệp, một điều ít thấy lâu nay. “Vấn đề đặt ra là ai làm nên tăng trưởng…?” - ông Trần Đình Thiên nêu vấn đề.

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Nhìn vào các con số, có thể thấy xuất khẩu quý I tăng 17%, trong đó khu vực FDI chiếm gần 73%. Như vậy, tăng trưởng vẫn tiếp tục dựa nhiều vào FDI, trong khi doanh nghiệp Việt đáng lẽ phải đóng vai trò lớn hơn thì lại đang yếu dần. Để kinh tế phát triển thực sự lành mạnh, bền vững, tự chủ, không thể thiếu một lực lượng doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, năng động. Do đó, thúc đẩy khu vực doanh nghiệp trong nước thông qua những giải pháp như giảm mặt bằng lãi suất, giảm thủ tục hành chính là vấn đề cần ưu tiên hàng đầu khi bàn về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương khẳng định để đạt mục tiêu tăng trưởng của kịch bản cao trong năm 2024, nền kinh tế không thể thiếu vắng động lực tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, không thể thiếu vắng sự hưng phấn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.

Tập trung "hồi sức" cho doanh nghiệp

Bàn về các giải pháp cho tăng trưởng thời gian tới, các chuyên gia cho rằng thực tế rất nhiều các nhiệm vụ, giải pháp cần thiết đã được nêu trong các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, vấn đề là triển khai thực hiện. Tổng kết lại, TS Võ Trí Thành cho rằng có ba nhóm chính sách cần tập trung.

Đầu tiên là nhóm chính sách liên quan đến tài chính tiền tệ. Dù giai đoạn chịu áp lực lớn nhất về tài chính, tiền tệ là vào khoảng cuối năm 2022 đã qua, song vẫn còn nhiều vấn đề về tài chính, tiền tệ phải giải quyết để hỗ trợ cho phục hồi tăng trưởng.

Nhóm chính sách thứ hai là hàng loạt các chính sách kích cầu tiêu dùng, đầu tư xuất khẩu cho đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Rất nhiều chính sách như vậy đã được triển khai từ khi có dịch Covid và giai đoạn này vẫn cần được tiếp tục.

Cuối cùng, là nhóm chính sách tạo nền tảng mới cho phục hồi và phát triển. Đây là những chính sách đã được quan tâm, xây dựng và triển khai nhưng tiến độ trên thực tế còn rất chậm.

“Chúng ta đã làm chiến lược, quy hoạch, cơ chế đặc thù cho nhiều tỉnh thành. Chúng ta đang xây dựng những khung khổ pháp lý, chính sách để bắt kịp các xu thế mới như môi trường kinh doanh cho kinh tế xanh, kinh tế số, thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Quá trình này gần như là quyết định cho triển vọng phát triển dài hạn của Việt Nam. Chúng ta đã làm nhưng còn chậm và đặc biệt là triển khai rất phức tạp và mệt mỏi” - TS. Võ Trí Thành nhận xét.

Lấy ví dụ mức độ khả thi của Quy hoạch Điện VIII, ông lo ngại khả năng đạt được mục tiêu là không cao nếu không có những đột phá về cơ chế chính sách và cách thực thi.

Thực tế, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, những năm vừa qua, Chính phủ đã nhận diện được các thách thức và đã nỗ lực “khơi thông” nền kinh tế theo cả 3 tuyến. Một là phát triển giao thông với các tuyến đường cao tốc, bến cảng, sân bay… Tuyến thứ hai được khơi thông là các kênh dẫn vốn, trong đó có đầu tư công, thị trường trái phiếu, tái cấu trúc thị trường tài chính. Tuyến thứ ba, đó là nỗ lực “khơi thông” các thủ tục hành chính, vướng mắc pháp lý.

Dù nền kinh tế được nỗ lực khơi thông, song ông Trần Đình Thiên cũng chỉ ra do có các xung đột lợi ích nên quá trình diễn ra chậm, hiệu lực hiệu quả chưa như mong muốn, đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận. “Thách thức đang buộc chúng ta phải hành động, biến thách thức của quốc gia trở thành cơ hội cho doanh nghiệp Việt” - PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh./.

Tô Thục

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% của năm 2024.
Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.

Tin khác

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Xem thêm
Phiên bản di động