Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức tác động đến công tác giải ngân vốn đầu tư công

Tại báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 8 tháng, ước thực hiện 9 tháng kế hoạch năm 2023 của Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước 9 tháng cao hơn cùng kỳ năm trước những vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra cho công tác giải ngân từ nay đến cuối năm.

Ước 9 tháng giải ngân đạt trên 51% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 31/8/2023 là 300.342,6 tỷ đồng, đạt 39,47% kế hoạch (760.852,2 tỷ đồng, bao gồm kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao là 707.044,2 tỷ đồng và kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương triển khai tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 53.808,0 tỷ đồng). Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH là 38.202,182 tỷ đồng, đạt 29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Nhiều khó khăn, thách thức cho công tác giải ngân vốn đầu tư công
Tỷ lệ giải ngân có tăng so với cùng kỳ, song vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cho công tác giải ngân từ nay đến cuối năm. Ảnh TL

Ước thanh toán đến hết tháng 9/2023 là 363.310,6 tỷ đồng, đạt 47,75% kế hoạch, đạt 51,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2022 đạt 42,16% kế hoạch và đạt 46,70% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH là 49.740,216 tỷ đồng, đạt 38,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Có 12/52 bộ, cơ quan trung ương và 30/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân đạt trên 50%. Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ngân hàng Phát triển (100%), Ngân hàng Nhà nước (69,65%), Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (68,06%), Đồng Tháp (79,36%), Long An (74,98%), Tiền Giang (77,84%).

Tuy nhiên, vẫn còn 29 bộ và 3 địa phương giải ngân được dưới 30% kế hoạch vốn, trong đó có 17 bộ, cơ quang trung ương chỉ giải ngân dưới 10%.

Bộ Tài chính cho biết, mặc dù tỷ lệ giải ngân cao hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng trên cơ sở cuộc họp Tổ công tác trong thời gian vừa qua (Tổ công tác số 3 do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm tổ trưởng; Tổ công tác số 2 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm tổ trưởng) và tổng hợp theo báo cáo 8 tháng của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, việc giải ngân vốn đầu tư công còn tồn tại một số vướng mắc.

Cụ thể, trong việc giao đất, chuyển đổi đất rừng tại một số dự án còn phức tạp, mất nhiều thời gian, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (tại Bộ Giao thông vận tải và tỉnh Quảng Bình).

Thực hiện các quy định mới về an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường (Bộ Y tế, tỉnh Thừa Thiên Huế), một số dự án mang tính chất chuyên ngành phải trình duyệt nhiều bước. Các dự án thủy lợi, đê điều có tính đặc thù, công tác thi công có tính thời vụ, thời gian thi công ngắn, vừa thi công, vừa phải đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, việc khoan đê, cắt đê không thực hiện được trong mùa mưa bão; khan hiếm nguồn nguyên vật liệu, biến động giá nguyên vật liệu.

Các bộ, ngành và địa phương có nhu cầu điều chỉnh vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển triển kinh tế với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nhưng chưa thực hiện được do phải chờ hướng dẫn cụ thể của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Một số địa phương chưa tổ chức đấu giá đất nên chưa có số thu để giải ngân.

Cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa

Bộ Tài chính cho biết, theo tổng hợp, tuy chỉ có 3 địa phương tỷ lệ giải ngân dưới 30%, song có 57 địa phương còn tồn tại nhiều dự án giải ngân dưới 10% (298 dự án sử dụng NSTW hỗ trợ có mục tiêu nguồn vốn trong nước với kế hoạch triển khai là 20.379 tỷ đồng) và 109 dự án tại 41 địa phương chưa thực hiện giải ngân. Nguyên nhân chủ yếu do khâu tổ chức thực hiện, đặc biệt là các khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng do đặc thù của từng dự án. Vì vậy cần phải có sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Từ tình hình trên, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét phương án cắt giảm kế hoạch năm 2023 tương ứng kế hoạch đã bố trí cho các dự án đến hết 31/10/2023 có tỷ lệ giải ngân bằng 0% và cắt giảm kế hoạch đến hết 31/10/2023 chưa thực hiện phân bổ. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương đánh giá kiểm điểm trách nhiệm cụ thể trong việc phải cắt giảm kế hoạch, rút kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch 2024 đảm bảo sát với khả năng thực hiện.

Riêng đối với các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội được giải ngân trong thời gian 2 năm (2022-2023), tuy nhiên sau khi hoàn thiện các thủ tục đầu tư (rà soát danh mục, đăng ký, phân bổ vốn đầu tư), thực tế dự án chỉ được giải ngân trong khoảng một năm. Các dự án công nghệ thông tin thuộc Chương trình có yêu cầu phức tạp về kỹ thuật, về công nghệ, cần phải xin hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn trước khi phê duyệt dự án. Vì vậy, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ưu tiên cho phép dài thời gian thực hiện và giải ngân của các dự án công nghệ thông tin nhằm mục tiêu chuyển đổi số.

Về kế hoạch kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2023 là 54.725 tỷ đồng, dự kiến đến hết tháng 9 tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này khoảng 44,31% (thấp hơn tỷ lệ giải ngân nguồn vốn trong kế hoạch năm). Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương làm rõ lý do, trách nhiệm trong việc đề xuất việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm sau nhưng khả năng giải ngân chậm làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN.

Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cũng để nghị khẩn trương có hướng dẫn về phân bổ, giao kế hoạch, giải ngân vốn chuẩn bị đầu tư dự án theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại văn bản số 7160/VPCP-KTTH ngày 18/9/2023.

Đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ Tài chính yêu cầu tiếp tục tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về giải ngân vốn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Khẩn trương triển khai phân bổ kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án thuộc danh mục dự án được giao theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24/7/2023; có quyết định điều chỉnh kế hoạch (nếu có nhu cầu) theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về điều chỉnh vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Các tổ công tác tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương quyết liệt trong kiểm tra, đôn đốc, kiểm điểm tiến độ theo tuần để kịp thời tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án./.

Nhi An

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công: Áp lực đang rất lớn cho tháng cuối năm

Giải ngân vốn đầu tư công: Áp lực đang rất lớn cho tháng cuối năm

Hiện khả năng hấp thụ vốn đầu tư công trong toàn xã hội vẫn đang ở mức thấp. Đáng chú ý, vẫn còn nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn trung bình của cả nước. Chỉ còn đúng 1 tháng nữa là kết thúc năm, vì thế áp lực giải ngân vốn đầu tư đang rất lớn.
Cả nước mới giải ngân được trên 59% kế hoạch vốn đầu tư công

Cả nước mới giải ngân được trên 59% kế hoạch vốn đầu tư công

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân của cả nước đến thời điểm này vẫn đạt thấp khi ước hết tháng 11/2023 mới giải ngân được trên 59% kế hoạch vốn.
Giải ngân vốn đầu tư công: Dồn lực cho chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Dồn lực cho chặng nước rút

Để giải ngân hết số vốn đầu tư được giao, các địa phương đang dốc toàn lực cho chặng nước rút này.
Hà Nội: Nhiều nỗ lực từ Kho bạc để giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Nhiều nỗ lực từ Kho bạc để giải ngân vốn đầu tư công

Mặc dù kết quả giải ngân trên địa bàn thành phố chưa đạt như kỳ vọng khi mới đạt trên 58% kế hoạch vốn giao, nhưng cũng cho thấy sự nỗ lực của các cấp, ngành trên địa bàn thủ đô để góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu giải ngân đạt 95% khi kết thúc năm. Trong hành chính đó, có sự đóng góp không nhỏ của Kho bạc Nhà nước Hà Nội trong kiểm soát và thanh toán vốn.
Đồng Nai tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm

Đồng Nai tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm

"Từ nay đến cuối năm, lãnh đạo các đơn vị phải hạn chế đi công tác nước ngoài, nghỉ phép không cần thiết để tập trung thực hiện công tác giải ngân vốn đầu tư công" - đây là yêu cầu của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đưa ra để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh.

Tin khác

Nghệ An: Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình của tỉnh

Nghệ An: Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình của tỉnh

Tại tỉnh Nghệ An, hiện vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình của tỉnh. Do vậy, để đạt mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch năm 2023, trong thời điểm cuối năm này, tỉnh Nghệ An đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp.
Hòa Bình: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân chung của cả nước

Hòa Bình: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân chung của cả nước

Các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đang được tỉnh Hòa Bình nỗ lực đề ra và thực hiện trong những tháng còn lại của năm, bởi ước tính đến hết tháng 11/2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023 của tỉnh mới đạt trên 20%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.
Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 90% kế hoạch được giao

Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 90% kế hoạch được giao

Hải Phòng hiện đang đứng thứ 8 cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao khi đạt 90,5% và đạt 56% kế hoạch thành phố giao.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%

Trong 7 nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong 2 tháng cuối năm 2023 để thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tập trung nỗ lực cho công tác giải ngân vốn đầu tư công, với mức phấn đấu đạt tỷ lệ 95%.
Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ việc thu hồi nợ tạm ứng

Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ việc thu hồi nợ tạm ứng

Mặc dù kết quả thu hồi tạm ứng qua các năm tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) Ninh Thuận đều tăng và vượt chỉ tiêu đăng ký thi đua hàng năm, tuy nhiên số dư tạm ứng còn lại tại đơn vị cho thấy, vẫn còn nhiều khoản tạm ứng từ nhiều năm trước chưa được thu hồi và chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Giải pháp nào đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối cùng của năm

Giải pháp nào đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối cùng của năm

Ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư Bộ Tài chính cho rằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng không có sự bứt phá so với những tháng trước, nên mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% rất khó thực hiện. Với trách nhiệm của mình, Bộ Tài chính đang tiếp tục kiến nghị các giải pháp để giúp đưa tỷ lệ giải ngân tăng lên trong những tháng cuối cùng của năm.
Quảng Ninh quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm

Quảng Ninh quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm

Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Quảng Ninh mới giải ngân được gần 1 nửa kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 sau khi được điều chỉnh. Theo đó, áp lực giải ngân số vốn còn lại của tỉnh là rất lớn khi thời gian không còn nhiều. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Ninh vẫn kiên định và quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm.
Khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ

Khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ

Thảo luận về dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí cho phép tăng tỷ lệ vốn tham gia của nhà nước vào dự án PPP từ không quá 50% lên không quá 70%. Thời điểm này, cần một cơ chế đặc thù nhằm khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ, một trong những lĩnh vực hạ tầng quan trọng quốc gia.
Còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ

Còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ chi tiết, bằng 2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đạt thấp

Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đạt thấp

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân của cả nước ước 10 tháng chưa có sự đột phá. Nhiều bộ, ngành, địa phương giải ngân chưa cao nên rất khó có thể đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính giao vào cuối năm, như mục tiêu đã đặt ra.
Xem thêm
Phiên bản di động