Vận dụng khuôn khổ chiến lược nợ trung hạn trong quản lý nợ công

Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế tổ chức hội thảo chuyên đề tham vấn xây dựng chương trình quản lý nợ công vận dụng khuôn khổ chiến lược nợ trung hạn (MTDS).

Tham dự hội thảo có ông Samer Sabb- Chuyên gia Khu vực tài chính Quỹ Tiền tệ quốc tế; ông Lars Jessen - Chuyên gia Ngân hàng Thế giới và ông Bill Northfield - Cố vấn quản lý nợ, cùng với 50 đại biểu đến từ Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Vụ Ngân sách Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Khuyến nghị trong xây dựng kế hoạch vay, trả nợ

Theo ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, kể từ năm 2012, với sự hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đã sử dụng khuôn khổ Chiến lược quản lý nợ trung hạn để làm cơ sở xây dựng các công cụ quản lý nợ chủ động gồm có: Chiến lược quản lý nợ giai đoạn 10 năm, Kế hoạch vay trả nợ công giai đoạn 5 năm và Chương trình quản lý nợ công 3 năm, Kế hoạch vay trả nợ công hàng năm.

Quản lý nợ công vận dụng khuôn khổ chiến lượng nợ trung hạn
Quang cảnh hội thảo.

Đây là công cụ do WB/IMF nghiên cứu, phát triển nhằm hỗ trợ các chính phủ tính toán, lựa chọn phương án huy động vốn vay nhằm đạt được cơ cấu nợ phù hợp với khẩu vị rủi ro của mỗi nước trên cơ sở đánh giá dự báo các yếu tố về vĩ mô như: GDP, lạm phát, thu chi ngân sách nhà nước; điều kiện tài chính như nghĩa vụ trả nợ của danh mục nợ hiện hành, đồng tiền, lãi suất, kỳ hạn, ân hạn...; điều kiện thị trường vốn và khả năng vay vốn qua các kênh khác nhau của Chính phủ.

Cũng theo ông Võ Hữu Hiển, trong bối cảnh vĩ mô có nhiều diễn biến khó dự đoán, cùng với việc Việt Nam đã tốt nghiệp các khoản vay IDA của WB, phải chuyển hướng sang huy động vốn thông qua các công cụ nợ với điều kiện tiệm cận thị trường, công tác quản lý nợ công ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức. Việc tăng cường năng lực cán bộ, luôn cập nhật các thông lệ, thực tiễn và công cụ quản lý nợ công hiện đại, so sánh đặc điểm chi phí - rủi ro giữa các công cụ nợ trong nước và nước ngoài để lựa chọn nguồn huy động vốn phù hợp là yêu cầu thường xuyên của Bộ Tài chính.

Quản lý nợ công vận dụng khuôn khổ chiến lượng nợ trung hạn
Ông Võ Hữu Hiển phát biểu khai mạc hội thảo.

Với mục tiêu đó, từ ngày 15 - 21/11/2022 Bộ Tài chính đã phối hợp với IMF và WB tổ chức Khoá đào tạo cập nhật mô hình Chương trình quản lý nợ trung hạn (MTDS).

Ông Võ Hữu Hiển nhấn mạnh, hội thảo chuyên đề được tổ chức nhằm mục đích tổng kết lại các trao đổi, đánh giá của các chuyên gia và học viên tại khóa đào tạo về dự báo nhu cầu vay và dự kiến trả nợ, điều kiện tài chính, lựa chọn các nguồn vốn vay và quy mô vay vốn, cơ sở dự báo lãi suất và tỷ giá. Trên cơ sở đó các chuyên gia IMF/WB đánh giá kết quả nghiên cứu sơ bộ MTDS đối với Việt Nam để đưa ra khuyến nghị trong xây dựng kế hoạch vay trả nợ.

Theo ông Samer Sabb - Chuyên gia Khu vực tài chính Quỹ Tiền tệ quốc tế trong những năm gầy đây, Việt Nam đã đạt tiến bộ mạnh mẽ trong công tác quản lý nợ công, đồng thời mong muốn tiệm cận gần hơn đến các chuẩn mực quốc tế trong công tác quản lý nợ công. Chính vì vậy, tại hội thảo này, các chuyên gia của WB, IMF cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu đề ra.

Còn nhiều thách thức trong quản lý nợ công

Theo các chuyên gia của WB và IMF, Việt Nam đạt tiến bộ về quản lý nợ công từ khi ban hành Luật Quản lý nợ công năm 2017. Tuy nhiên, theo ông Lars Jessen - Chuyên gia Ngân hàng Thế giới, thách thức trong quản lý nợ công của Việt Nam vẫn còn, như: kế hoạch và chiến lược vay nợ hiện tại mới tập trung vào các chỉ tiêu an toàn nợ, chưa định hướng đầy đủ cho công tác quản lý nợ công từ quan điểm huy động và quản lý rủi ro; xác định nhiệm vụ vay trong năm còn khó khăn, chậm điều chỉnh.

Quản lý nợ công vận dụng khuôn khổ chiến lượng nợ trung hạn
Ông Lars Jessen - Chuyên gia Ngân hàng Thế giới tham luận tại hội thảo.

Công tác quản lý nợ công còn phân tán, chưa có cơ sở dữ liệu nợ công thống nhất, độ trễ còn lớn, bên cạnh đó còn một số công cụ nợ với điều kiện chưa theo thị trường, chưa triển khai nghiệp vụ quản lý nợ công chủ động (như phái sinh, quản lý tài sản và nợ phải trả,…)

Vì vậy, định hướng vay nước ngoài của Chính phủ đó là tận dụng các khoản vay ODA còn lại và tranh thủ huy động hợp lý các khoản vay ưu đãi đã cam kết. Đồng thời, từng bước chuyển dịch từ vay cho chương trình, dự án sang phương thức vay hỗ trợ ngân sách để gia tăng tính chủ động, hiệu quả trong sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi điều kiện vay trên thị trường quốc tế để đảm bảo huy động nguồn lực tối ưu vào đúng thời điểm. Phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển và để cơ cấu lại nợ của Chính phủ khi điều kiện thị trường thuận lợi.

Tại hội thảo các đại biểu chia sẻ về các vấn đề trong công tác xây dựng kế hoạch vay, trả nợ hiện nay như: Nhu cầu chi của ngân sách; dự kiến trả nợ; lựa chọn công cụ và quy mô huy động; nhu cầu đáp ứng vốn của thị trường; chính sách của các bên cho vay...
Đức Minh

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Xem thêm
Phiên bản di động