Việt Nam có dư địa để tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, mức thuế suất phổ thông 10% tại Việt Nam hiện nay là thấp, cho thấy có dư địa để tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Việt Nam có dư địa để tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng (XB 18/6)
Việt Nam có dư địa để tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng (XB 18/6). Ảnh: TL

Chiều 17/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ bảy, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) gồm 4 chương, 18 điều. Dự thảo Luật về cơ bản vẫn được kế thừa từ Luật hiện hành nhưng có chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với nội dung chính sách.

Dự thảo sửa đổi quy định “Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 100 triệu đồng trở xuống” thành “Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm dưới mức do Chính phủ quy định” thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng để bảo đảm linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Dự thảo Luật vẫn giữ nguyên 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nhưng đã thu hẹp các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng trong 26 nhóm này (bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng gồm: Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ (Luật Thủy sản đã thay tên gọi mới là tàu khai thác thủy sản tại vùng khơi, vùng biển); lưu ký chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; dịch vụ bưu chính công ích; dịch vụ viễn thông công ích; dịch vụ internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; dịch vụ duy trì vườn thú; dịch vụ duy trì vườn hoa, công viên; dịch vụ duy trì cây xanh đường phố; dịch vụ chiếu sáng công cộng).

Dự thảo Luật đã thu hẹp các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5% từ 15 nhóm hàng hóa, dịch vụ xuống còn 12 nhóm hàng hóa, dịch vụ, đồng thời bỏ 2 loại hàng hóa.

Cụ thể: Bỏ 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ (thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa qua chế biến; đường, phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm rỉ đường, bã mía, bã bùn; hoạt động văn hóa, hoạt động triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim) và 2 loại hàng hóa (nhựa thông sơ chế; các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học).

Báo cáo thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, dự thảo Luật sửa đổi quy định mức doanh thu hằng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (theo quy định của Luật hiện hành) thành “dưới mức do Chính phủ quy định”. Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc sửa đổi, điều chỉnh quy định về ngưỡng doanh thu hằng năm thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng là cần thiết để phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và cần được quy định cụ thể trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Về việc bổ sung đối tượng áp dụng thuế suất 5%, dự thảo Luật chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ như phân bón, tàu khai thác thủy sản tại vùng khơi, vùng biển, các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ diện không chịu thuế sang nhóm hàng hóa áp dụng mức thuế suất 5%. Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, Chính phủ đánh giá kỹ và báo cáo đầy đủ hơn về tác động của việc sửa đổi chính sách này, từ góc độ tác động đối với các ngành sản xuất trong nước cũng như từ góc độ tác động đối với người nông dân.

Về định hướng tăng mức thuế suất phổ thông 10%, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, mức thuế suất phổ thông 10% hiện là thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cho thấy, Việt Nam có dư địa để tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh cần mở rộng cơ sở thu. Hiện, một số nước trong khu vực ASEAN đã và đang tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng như một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách từ sau đại dịch. Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 cũng đã xác định định hướng “nghiên cứu tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo lộ trình”.

"Đề nghị Chính phủ đánh giá tác động đối với một số phương án tăng thuế suất theo lộ trình để cân nhắc khả năng quy định lộ trình tăng thuế suất trong dự án Luật một cách phù hợp, sau khi nền kinh tế đã được phục hồi, có thể vào cuối giai đoạn 5 năm 2026-2030"- ông Lê Quang Mạnh nói.

Tiến Thành

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) của cả nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của loại tài sản này, giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, trong 6 tháng đầu năm, tổng số thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang có dấu hiệu chậm lại, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là phải giải ngân được trên 95% kế hoạch vốn năm 2024. Đây là thách thức lớn cho những tháng còn lại của năm. Sốt ruột trước tiến độ giải ngân “rùa bò” hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa “nhắc nhở” các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2024, nguồn thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh, vượt 15,3% so với cùng kỳ.

Tin khác

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất, trong 6 tháng cuối năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp thu thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp và khai thác tốt các nguồn thu còn dư địa, cụ thể như nguồn thu từ đất.
36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43/TT-BTC ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều sửa đổi về đối tượng chịu thuế.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.
Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Tính đến ngày 14/6/2024, tỉnh Quảng Ninh đã giải ngân 2.351 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 15,5% kế hoạch vốn (15.130 tỷ đồng), dự kiến giải ngân đến hết 6 tháng đầu năm 2024 đạt 30,8%.
Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn điện tử

Theo Tổng cục Thuế, từ khi triển khai đến hết 17/5/2024, số lượng hóa đơn điện tử (HĐĐT) cơ quan Thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn, trong đó 2,16 tỷ hóa đơn có mã và hơn 5,62 tỷ hóa đơn không mã.
Kho bạc Nhà nước yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Kho bạc Nhà nước yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa có công văn 2790/KBNN-KSC yêu cầu KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sẽ sớm ban hành nghị định về thuế tối thiểu toàn cầu

Sẽ sớm ban hành nghị định về thuế tối thiểu toàn cầu

Ngày 20/6 tại Đà Nẵng, Tổng cục Thuế tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo nghị định thuế tối thiểu toàn cầu. Dự kiến, sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định sẽ được trình Chính phủ ban hành vào tháng 10/2024.
Ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động