Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại song phương với Hàn Quốc

Chính phủ Việt Nam mong muốn tiếp tục mở rộng quan hệ thương mại song phương với Hàn Quốc đạt 100 tỷ năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng hơn.
Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại song phương với Hàn Quốc (XB 11/3)
Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại song phương với Hàn Quốc

Ngày 10/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Kyungho Choo đã đồng chủ trì cuộc họp Đối thoại về hợp tác kinh tế cấp Phó Thủ tướng Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ 2.

Hàn Quốc-Việt Nam đã trở thành hai đối tác quan trọng hàng đầu của nhau

Sau hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (từ 22/12/1992), quan hệ hợp tác giữa hai nước đã đạt được những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Lòng tin chính trị giữa hai nước không ngừng được củng cố, hai nước đã trở thành những đối tác quan trọng hàng đầu của nhau.

Hiện nay, Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí số một về đầu tư trực tiếp, lũy kế vốn đăng ký đầu tư đạt 81,3 tỷ USD; đứng thứ hai về hợp tác phát triển (3,75 tỷ USD), du lịch và lao động; đứng thứ ba về hợp tác thương mại (đạt 86,4 tỷ USD năm 2022).

Hai bên cũng có nhiều hoạt động hợp tác sâu sắc trong các lĩnh vực: Tài chính - ngân hàng, hạ tầng, giao thông, công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, nông lâm ngư nghiệp, giáo dục đào tạo, văn hóa...

Cùng với đó, hai nước còn là những đối tác quan trọng có đóng góp tích cực trong các diễn đàn, khuôn khổ hợp tác đa phương của khu vực và quốc tế.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, hiện nay, tình hình quốc tế và khu vực đang diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều yếu tố khó lường; cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có và là xu thế tất yếu buộc các quốc gia phải nắm bắt và hành động nếu không muốn tụt hậu.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, "bối cảnh này đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt, tỉnh táo để có những bước đi, quyết định đúng đắn, giúp hai nền kinh tế theo kịp diễn biến chung của tình hình thế giới và khu vực".

Về quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, nhiều thỏa thuận, giải pháp, chính sách đã có đến nay giữa hai bên đã đem lại kết quả tốt đẹp.

Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế, để hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp cũng như giao lưu giữa nhân dân hai nước.

Chính vì vậy, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng "trách nhiệm của chúng ta, các đại biểu tại cuộc đối thoại này là hết sức quan trọng".

"Các kết quả, thỏa thuận tại đối thoại ngày hôm nay có ý nghĩa rất to lớn trong việc định hướng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn tới, làm cơ sở để hai bên cùng phối hợp, triển khai hiệu quả các nội dung hợp tác kinh tế, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển bền vững", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Quyết tâm chinh phục 'mốc son' 100 tỷ USD trong năm 2023

Tại đối thoại, các bộ ngành của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc đã trao đổi các chủ đề: hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc; năng lượng và xây dựng hạ tầng; hợp tác và phát triển; công nghệ thông tin truyền thông và đầu tư; lao động và y tế.

Về chủ đề hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, các đại biểu đã đối thoại các nội dung: Tăng cường hợp tác về Sáng kiến Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và Chương trình Công tác Hợp tác kinh tế (ECWP); Xúc tiến thủ tục cho phép nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Hàn Quốc vào Việt Nam; Hợp tác ký kết Thỏa thuận về công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực Hải quan về doanh nghiệp ưu tiên (AEO MRA); Thiết lập hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (EODES)….

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đang ngày càng phát triển, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2022 đạt 86,4 tỷ USD.

Hiện nay, Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc khoảng 37,8 tỷ USD năm 2022, tăng khoảng 10% so với năm 2021 (đối với Việt Nam, nhập siêu từ Hàn Quốc mang tính tích cực vì đây là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất).
Chính phủ Việt Nam mong muốn tiếp tục mở rộng quan hệ thương mại song phương với Hàn Quốc đạt 100 tỷ năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng hơn.

Về chủ đề năng lượng và xây dựng hạ tầng, hai bên đã đối thoại các nội dung: Hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư điện khí LNG tại Việt Nam; thúc đẩy hợp tác phát triển và đầu tư dự án trong lĩnh vực hạ tầng thân thiện với môi trường; xây dựng đô thị thông minh; xây dựng dự án sân bay Long Thành; phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam; triển khai dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội; phát triển khu công nghiệp sạch tại Hưng Yên;…

Về chủ đề hợp tác và phát triển, hai bên đã trao đổi về: Chính sách ODA Việt Nam và lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA Hàn Quốc; sử dụng hình thức hợp vốn EDCF-EDPF.

Về chủ đề công nghệ thông tin truyền thông và đầu tư, hai bên đã trao đổi các nội dung: Hợp tác khoa học công nghệ và ICT; thúc đẩy hợp tác khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa Việt Nam và Hàn Quốc; hợp tác về phân phối và logistic giữa Việt Nam, Hàn Quốc.

Về chủ đề lao động và y tế, hai bên đã trao đổi về việc tiến tới ký Bản ghi nhớ về chương trình EPS (Chương trình cấp phép lao động nước ngoài); hợp tác lao động trong lĩnh vực đóng tàu; Ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc tiếp nhận chuyên gia Hàn Quốc tại Việt Nam; Hiệp định Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Hàn Quốc; Bổ sung Hàn Quốc vào danh sách tham chiếu tại quy định về đấu thầu trang thiết bị y tế tại các đơn vị công lập; Bổ sung Hàn Quốc vào danh sách tham chiếu tại quy định về về đăng ký thuốc.

NNK (TH)

Tin cùng chuyên mục

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, thống kê sơ bộ đến 15/7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD.
Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Việc Quốc hội đồng ý để các luật mới được thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm (từ 1/8) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và mang lại niềm tin đối với các nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường sớm phục hồi.

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

Với lần điều chỉnh tăng lương năm 2024, cùng với kinh nghiệm và dự báo từ những lần tăng lương trước, cơ quan quản lý ở các địa phương, trong đó có TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát tăng giá trên địa bàn.
Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt thực hiện các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về giải phóng mặt bằng giúp cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt cao trong 6 tháng đầu năm. Với những nỗ lực đó, hiện Thanh Hóa đang đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Các chuyên gia cho rằng khi tăng lương, dù là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (30%) nhưng chỉ ở khu vực công. Việc tăng giá hàng hóa dịch vụ cũng chỉ diễn ra cục bộ và được dự báo từ trước, vì vậy, cơ quan quản lý đã lường đón và có giải pháp đồng bộ nên không đáng lo ngại về lạm phát...
Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Do có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, đặc biệt là việc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, nên tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Binh Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh này thu hút được hơn 824,6 triệu USD.
Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thu nộp về ngân sách nhà nước 6.124 tỷ đồng.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Mới đây tại kỳ họp thứ 17-HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP. Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Xem thêm
Phiên bản di động