Vốn đầu công năm 2023: Đã phân bổ được trên 90% tổng số vốn

Bộ Tài chính cho biết, hết tháng 1/2023, tổng số vốn đầu tư công năm 2023 đã phân bổ là trên 638.613 tỷ đồng, đạt trên 90% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Phân bổ vốn theo đúng quy định

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 là 756.111,862 tỷ đồng (không bao gồm 6.753 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển đã giao tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 18/11/2022 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 hỗ trợ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao). Trong đó, vốn trong nước là 727.111,86 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng.

Trên 90% vốn đầu tư công năm 2023 đã được phân bổ
Trên 90% vốn đầu tư công năm 2023 đã được phân bổ. Ảnh TL minh họa

Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 33/52 bộ, cơ quan trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Còn lại 19 bộ, cơ quan trung ương, Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023.

Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 14/33 bộ, cơ quan trung ương và 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Sau khi nhận được báo cáo phân bổ vốn của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã rà soát và có ý kiến đối với các trường hợp phân bổ vốn không đúng quy định và đề nghị các bộ, địa phương rà soát, phân bổ vốn đảm bảo theo đúng quy định Luật Đầu tư công và Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 3/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Bộ Tài chính đã có công văn số 03/BTC-ĐT ngày 3/1/2023 về việc đôn đốc phân bổ, nhập dự toán Tabmis và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Trên 638.613 tỷ đồng đã được phân bổ

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, đến ngày 31/1/2023, tổng số vốn đầu tư công thuộc nguồn NSNN năm 2023 đã phân bổ là 638.613,081 tỷ đồng, đạt 90,32% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,198 tỷ đồng). Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương mà các địa phương giao tăng là 36.180,476 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 602.432,605 tỷ đồng, đạt 85,20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Trên 90% vốn đầu tư công năm 2023 đã được phân bổ
Việc phân bổ vốn kịp thời giúp các công trình gia tăng khối lượng hoàn thành, đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn. Ảnh minh họa: H.T

Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 104.611,593 tỷ đồng, chiếm 14,80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Cụ thể, số vốn chưa phân bổ của các bộ, cơ quan trung ương là 22.751,426 tỷ đồng, chiếm 11,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 21.682,581 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.068,845 tỷ đồng).

Số vốn chưa phân bổ tại các địa phương là 81.860,167 tỷ đồng, chiếm 15,96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 79.951,771 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.908,396 tỷ đồng).

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng nêu rõ, đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm vốn Chương trình MTQG), trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 14/33 bộ, cơ quan trung ương và 40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Đáng chú ý, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như: Hải Phòng (100%), Ninh Bình (100%), Văn phòng Trung ương Đảng (80,2%).

Nguyên nhân vốn trong nước chưa phân bổ chủ yếu là do các dự án chưa đảm bảo thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết kế hoạch vốn (trong đó chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội); vốn nước ngoài chưa phân bổ do chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay, chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ hoặc đang lấy ý kiến nhà tài trợ để hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư.

Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, có 32/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 18/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. Nguyên nhân là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn sử dụng đất, bội chi ngân sách địa phương.

Đối với vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia, đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch vốn của 39/48 địa phương. Hiện có 16/39 địa phương đã phân bổ vốn chi tiết đến danh mục dự án (tuy nhiên trong đó có 9/16 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn), 23/39 địa phương mới phân bổ vốn cho các đơn vị trực thuộc (trong đó có 8/23 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn).

Bộ Tài chính cũng cho biết, qua quá trình thực hiện việc kiểm tra, rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ Tài chính nhận thấy còn một số vấn đề còn tồn tại như: Phân bổ vốn cho một số dự án chưa đủ điều kiện giải ngân (dự án khởi công mới chưa có quyết định đầu tư; dự án chuẩn bị đầu tư chưa có dự toán chuẩn bị đầu tư được phê duyệt; phân bổ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cho một số dự án không thuộc danh mục dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội…).

Theo đó, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề nghị điều chỉnh lại kế hoạch phân bổ chi tiết theo đúng quy định làm căn cứ để nhập dự toán và kiểm soát thanh toán cho các dự án.

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Tiền Giang giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm đạt trên 31% kế hoạch vốn được giao

Tiền Giang giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm đạt trên 31% kế hoạch vốn được giao

Với tỷ lệ giải ngân 3 tháng đầu năm đạt trên 31% kế hoạch vốn được giao, tỉnh Tiền Giang đang là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân cao trong 3 tháng đầu năm.
Khánh Hòa: Nhiều dự án lớn sắp đưa vào sử dụng phục vụ người dân

Khánh Hòa: Nhiều dự án lớn sắp đưa vào sử dụng phục vụ người dân

Nhiều Dự án lớn ở tỉnh Khánh Hòa như Nhà hát biểu diễn Đó, đường giao thông từ Quốc lộ 1A đến Đầm Môn, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức khánh thành trước ngày 2/4.
Hoàn thiện thể chế để định giá đất sát giá thị trường, tránh thất thu ngân sách

Hoàn thiện thể chế để định giá đất sát giá thị trường, tránh thất thu ngân sách

Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) liên quan đến tài chính về đất đai và giá đất, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, giải pháp tối ưu để định giá đất sát với giá thị trường là giá đất sẽ do các tổ chức, cơ quan chuyên nghiệp về định giá đất độc lập tiến hành thực hiện.
Hà Giang: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Hà Giang: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Hiện tỉnh Hà Giang đang có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp thứ 2 cả nước (theo thứ tự từ thấp đến cao). Do đó, địa phương đang đẩy mạnh các giải pháp để đạt được tỷ lệ giải ngân cao nhất khi kết thúc năm.
Hà Nội phấn đấu năm 2023 giải ngân đạt từ 95 - 100% kế hoạch

Hà Nội phấn đấu năm 2023 giải ngân đạt từ 95 - 100% kế hoạch

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện và giải ngân dự án đầu tư công 6 tháng đầu năm 2023. Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 6 năm nay khoảng 40 - 45%; phấn đấu cả năm 2023 đạt từ 95 đến 100% kế hoạch đề ra.

Tin khác

Giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Các địa phương phải nhanh chóng gỡ “nút thắt”

Giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Các địa phương phải nhanh chóng gỡ “nút thắt”

3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Xây dựng nông thôn mới, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và Giảm nghèo bền vững được coi là 'đòn bẩy' giúp các tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc sinh sống rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh đồng bằng. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chương trình này, nhất là tiến độ giải ngân nguồn vốn vẫn đang rất chậm.
Yêu cầu rà soát, hoàn thiện các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công

Yêu cầu rà soát, hoàn thiện các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 2375/BTC-QLCS về việc rà soát, hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của bộ, cơ quan trung ương, địa phương về quản lý, sử dụng tài sản công.
Thúc phân bổ vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Thúc phân bổ vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Hiện nay còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn được giao, do đó đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của các công trình, dự án trong những tháng đầu năm. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 123/CĐ - TTg yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023.
Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giải quyết hệ lụy "có tiền mà không tiêu được"

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giải quyết hệ lụy "có tiền mà không tiêu được"

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hết tháng 2/2023, tiến độ giải ngân của cả nước vẫn rất chậm, vì thế tỷ lệ giải ngân đạt thấp khi mới đạt 6,55% kế hoạch vốn. Các bộ, ngành, địa phương đang rốt ráo vào cuộc, với quyết tâm không để tình trạng có tiền mà không tiêu được.
Hà Nội thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023

Hà Nội thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023

HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023 cấp thành phố.
26 bộ và 50 địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công năm 2023

26 bộ và 50 địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công năm 2023

2 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thuộc kế hoạch vốn năm 2023 của cả nước đạt thấp. Do đó, áp lực cho những tháng tiếp theo trong công tác giải ngân là rất lớn.
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định giúp giải quyết những vướng mắc trong quản lý, sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định giúp giải quyết những vướng mắc trong quản lý, sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định số 151/2017/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (NĐ151) và đang xin ý kiến rộng rãi lần 2 đối với dự thảo này trước khi trình Chính phủ.
Thừa Thiên Huế: Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Thừa Thiên Huế: Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai đồng bộ các giải pháp và quyết tâm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, đặc biệt là các dự án quan trọng, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Xin ý kiến lần 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151/2017/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

Xin ý kiến lần 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151/2017/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, để hoàn thiện các quy định chi tiết về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn thì cần phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
Lâm Đồng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Lâm Đồng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lâm Đồng đang đưa ra các giải pháp để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư công và vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động