Ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Tại Quy chế này đã quy định cụ thể về nguyên tắc bán đấu giá tài sản, các loại tài sản bán đấu giá, điều kiện tài sản được tổ chức bán đấu giá, đối tượng được tham gia đấu giá, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản; cụ thể:
1. Về nguyên tắc bán đấu giá: được thực hiện theo nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia; Các cuộc bán đấu giá đều phải do đấu giá viên điều hành theo đúng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ về đấu giá tài sản và các quy định khác của pháp luật quan có liên quan và Quy chế này.
2. Về các loại tài sản bán đấu giá gồm: (i) Quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013; (ii) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để thực hiện việc bán đấu giá theo quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 82 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. (iii) Bán tài sản Nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008. (iv) Cây đứng và lâm sản được khai thác và lấy ra từ rừng thuộc sở hữu nhà nước.
3. Về điều kiện tài sản được tổ chức bán đấu giá:
- Quy định chung đối với các loại tài sản bán đấu giá đã được xác định giá khởi điểm theo quy định của pháp luật.
- Quy định riêng đối với từng loại tài sản theo quy định của pháp luật chuyên ngành, cụ thể: (i) tài sản nhà nước phải có quyết định bán tài sản của người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền. (ii) đối với quyền sử dụng đất phải đảm bảo được các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 119 của Luật Đất đai năm 2013; (iii) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; (iv) Đối với tài sản là cây đứng phải có phương án, thiết kế khai thác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép khai thác. Đối với tài sản là lâm sản phải có hồ sơ lâm sản bán đấu giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đối tượng tham gia đấu giá được quy định cụ thể phù hợp với từng loại tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
5. Về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản gồm: (i) Lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản;(ii) Ký hợp đồng bán đấu giá tài sản;(iii) Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản; (iv) Đăng ký tham gia đấu giá, trưng bày và xem tài sản bán đấu giá; (v) Địa điểm, thời gian và trình tự tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản; (vi) Cấp giấy chứng nhận sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản đấu giá; (vii) Thanh toán chi phí bán đấu giá tài sản; (viii) Hủy kết quả bán đấu giá tài sản.
Ngoài ra, tại Quy chế này cũng quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện của Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau./.
Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Nghệ An quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra

Giải ngân vốn đầu tư công: Đã có sự bứt phá mạnh từ các địa phương

Nhiều rào cản trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cần được gỡ bỏ

Tỉnh Thừa Thiên Huế: Giảm tiền thuê đất để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh

Hà Nội cần xác định rõ quỹ đất dành cho nhà ở xã
Tin khác

Hà Nội lưu ý các đối tượng được giảm 30% tiền thuê đất năm 2021

Phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất trong giai đoạn 2021-2030

Hà Nội bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

TP. Hồ Chí Minh kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố

Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10 tại quận Long Biên

Hòa Bình: Thu hàng tỷ đồng từ xử lý nhà đất dôi dư sau sáp nhập

Ông La Văn Thịnh được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước

Ông Nguyễn Tân Thịnh được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính

Nghệ An: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho gần 27 nghìn hộ gia đình, cá nhân
