Giải ngân vốn đầu tư công: Đã có sự bứt phá mạnh từ các địa phương

Rốt ráo, lăn xả vào cuộc để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhiều địa phương đã có thêm những cách làm riêng để kịp thời gỡ vướng cho công tác giải ngân. Vì thế, tại các địa phương này, tiến độ và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đã có sự bứt phá mạnh mẽ.

Giải ngân với quyết tâm cao

Ngày 15/9/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm. Tại Nghị quyết, Chính phủ đặt mục tiêu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm nay đạt 95 - 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giải ngân 100% vốn ngân sách địa phương và giải ngân tối thiểu 50% vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được giao trong năm nay.

Tiếp đến, ngày 17/10/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị 19/CT- TTg về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia những tháng còn lại năm 2022 và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023.

Nhiều địa phương bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công
Đã có sự bứt phá mạnh mẽ từ nhiều địa phương trong giải ngân vốn đầu tư. Ảnh TL

Thực hiện Nghị quyết và Chỉ thị của Chính phủ, các tỉnh, thành phố đã vào cuộc với quyết tâm rất cao, phấn đấu kết thúc năm ngân sách sẽ đạt tỷ lệ cao nhất so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch địa phương giao.

Theo báo cáo tổng hợp từ Bộ Tài chính, nhiều địa phương đã có sự bứt phá về tỷ lệ giải ngân so với những tháng đầu năm. Đặc biệt có 10 địa phương có sự bứt phá lớn và đang thuộc top đầu khi đạt tỷ lệ giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2022 được giao cao nhất. Cụ thể, trong 10 tháng qua, tỉnh Bình Định đang vươn lên đứng đầu cả nước khi đạt tỷ lệ giải ngân 79,6%. Tiếp đến là tỉnh Tiền Giang với tỷ lệ giải ngân đạt 76,4%; Đồng Tháp giải ngân được 75,2%. Ở vị trí thứ 4 và thứ 5 là Tây Ninh và Lâm Đồng với tỷ lệ giải ngân lần lượt đạt 71,65 và 68,5%. Ngay sát sau các tỉnh này là Ninh Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Vĩnh Long, Sóc Trăng đều có tỷ lệ giải ngân đạt trên 63%.

Nhiều cách làm riêng được áp dụng đưa đến hiệu quả cao

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, với việc thực hiện nghiêm các giải pháp của Chính phủ, nhiều địa phương đã có thêm những cách làm riêng phù hợp với thực tiễn.

Đơn cử như tỉnh Tiền Giang, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh chọn một cơ quan chuyên môn nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các dự án đầu tư công; xây dựng cơ chế làm việc liên sở, liên địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các dự án, công trình. Ngoài ra, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Tiền Giang đã thường xuyên tổ chức các buổi giám sát, khảo sát thực tế tại các huyện, thị xã, thành phố để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các công trình, dự án đầu tư công và đưa ra các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ.

Về công tác đấu thầu, các sở, ngành của tỉnh Tiền Giang cũng rút ngắn thời gian thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kiểm soát chặt chẽ thời gian thực hiện các gói thầu thi công, thiết bị để nhanh chóng đưa công trình, dự án vào khai thác, sử dụng và đáp ứng các tiêu chí ra mắt huyện, xã nông thôn mới. Đồng thời từng huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo sâu sát công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các dự án có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn để sớm triển khai thi công.

Tỉnh Tây Ninh đang đứng ở vị trí thứ 4 trong top 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao so với tổng kế hoạch vốn được giao khi đạt 71,6%. Để có được kết quả này, tỉnh Tây Ninh đã luôn lưu ý các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh xác định nhiệm vụ điều hành giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng gắn liền với việc triển khai các gói phục hồi kinh tế góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Đặc biệt, tỉnh luôn chỉ đạo các đơn vị, địa phương phải ưu tiên kinh phí chi trả cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án, tuyệt đối không để thiếu, không để chậm và các đơn vị, địa phương đã chủ động nguồn kinh phí cho công tác này. Do đó, tỷ lệ giải ngân tại Tây Ninh đã có chuyển biến khá nhanh trong quý III và đầu quý IV.

Ninh Bình luôn là tỉnh có tỷ giải ngân vốn đầu tư cao so với mặt bằng chung của cả nước. Đến hết tháng 10 vừa qua, dự kiến tỉnh giải ngân đạt 68,2% tổng kế hoạch vốn được giao, vươn lên đứng thứ 6 trong 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước. Tỷ lệ giải ngân đã cho thấy sự quyết tâm và sát sao của các cấp ủy, chính quyền tỉnh Ninh Bình cho công tác này.

Theo báo cáo từ UBND tỉnh Ninh Bình, việc xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư công luôn được tỉnh thực hiện bài bản, đúng trình tự, thủ tục theo quy định, đảm bảo với khả năng huy động nguồn lực. Việc bố trí vốn cho dự án đảm bảo tập trung, không dàn trải, có trọng tâm, trọng điểm.

Đặc biệt, tại tỉnh Ninh Bình, các dự án chỉ được trình và quyết định chủ trương đầu tư theo đúng thẩm quyền và đã xác định rõ nguồn vốn, khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Đồng thời, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các chủ đầu tư đã tập trung thực hiện nghiêm túc các giải pháp gắn với nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn vốn. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư đã chú trọng hoàn tất các thủ tục thanh toán quyết toán vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Không nằm trong top 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, nhưng Hải Phòng cũng có những cách làm riêng, đột phá cho công tác giải ngân vốn đầu tư trên địa bàn. Theo đó, để gỡ nút thắt, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Hải Phòng đã ưu tiên bố trí vốn thực hiện dự án theo nguyên tắc: bố trí 100% chi phí giải phóng mặt bằng và 80% chi phí xây lắp.

Cũng theo báo cáo từ UBND thành phố Hải Phòng, tuy công tác giải phóng mặt bằng được phân cấp cho các quận, huyện nhưng lãnh đạo thành phố đã thường xuyên làm việc, kiểm tra với các quận, huyện để kịp thời chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh./.

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Nghệ An quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Nghệ An quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra

Theo báo cáo từ UBND tỉnh Nghệ An, một số ngành, địa phương, đơn vị chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt, nên tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh còn thấp. Việc triển khai thực hiện các dự án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục triệt để… dẫn đến nguồn vốn phải kéo dài thời gian thực hiện và số vốn chưa giải ngân còn lớn.
Giải ngân vốn đầu tư công: Đã có sự bứt phá mạnh từ các địa phương

Giải ngân vốn đầu tư công: Đã có sự bứt phá mạnh từ các địa phương

Rốt ráo, lăn xả vào cuộc để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhiều địa phương đã có thêm những cách làm riêng để kịp thời gỡ vướng cho công tác giải ngân. Vì thế, tại các địa phương này, tiến độ và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đã có sự bứt phá mạnh mẽ.

Tin khác

Nhiều rào cản trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cần được gỡ bỏ

Nhiều rào cản trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cần được gỡ bỏ

Bộ Tài chính đang dự thảo nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nghị định số 129/2017/NĐ- CP của Chính phủ quy định về nội dung này đang bộc lộ nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.
Tỉnh Thừa Thiên Huế: Giảm tiền thuê đất để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh

Tỉnh Thừa Thiên Huế: Giảm tiền thuê đất để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh

Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ giảm tiền thuê đất, giảm thuế suất giá trị gia tăng và hỗ trợ lãi suất để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Hà Nội cần xác định rõ quỹ đất dành cho nhà ở xã

Hà Nội cần xác định rõ quỹ đất dành cho nhà ở xã

Tại Hà Nội, phân khúc nhà giá rẻ, nhà xã hội ngày càng thiếu hụt, chỉ tiêu bình quân sàn nhà ở/người tại khu vực đô thị chưa đảm bảo mục tiêu. Vì vậy, Hà Nội cần xác định rõ quỹ đất dành cho nhà ở xã hội trong điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tới đây.
Hà Nội lưu ý các đối tượng được giảm 30% tiền thuê đất năm 2021

Hà Nội lưu ý các đối tượng được giảm 30% tiền thuê đất năm 2021

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa có hướng dẫn, lưu ý tới các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế các nội dung cơ bản của Quyết định 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 về việc giảm 30% tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất trong giai đoạn 2021-2030

Phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất trong giai đoạn 2021-2030

Giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ này; đảm bảo việc bố trí sử dụng nhà, đất đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Hà Nội bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Hà Nội bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Giai đoạn 2016-2020, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã thu hồi đất và giải phóng mặt bằng liên quan đến 148.407 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; đã thực hiện tái định cư cho 6.887 hộ, gồm 2.562 hộ tái định cư bằng đất, 1.345 hộ tự lo tái định cư bằng tiền, 2.980 hộ tái định cư bằng nhà chung cư.
TP. Hồ Chí Minh kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố

TP. Hồ Chí Minh kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố

UBND TP. Hồ Chí Minh đã quyết định kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố gồm 10 thành viên, do Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm làm Chủ tịch Hội đồng.
Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10 tại quận Long Biên

Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10 tại quận Long Biên

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 4309/QĐ-UBND đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10 tại ô quy hoạch ký hiệu A.7/TH (thuộc địa bàn phường Ngọc Lâm, quận Long Biên). Việc điều chỉnh quy hoạch nhằm phù hợp với thực tế quản lý sử dụng đất, làm cơ sở pháp lý để triển khai dự án đầu tư xây dựng trường tiểu học phục vụ nhu cầu học tập của khu vực phường Ngọc Lâm, quận Long Biên.
Hòa Bình: Thu hàng tỷ đồng từ xử lý nhà đất dôi dư sau sáp nhập

Hòa Bình: Thu hàng tỷ đồng từ xử lý nhà đất dôi dư sau sáp nhập

Việc quản lý, sử dụng, xử lý trụ sở làm việc sau sáp nhập đã được tỉnh Hòa Bình hết sức quan tâm và quyết liệt thực hiện, đã thu về cho ngân sách hàng tỷ đồng.
Ông La Văn Thịnh được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước

Ông La Văn Thịnh được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước

Ông La Văn Thịnh vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm có thời hạn giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, kể từ ngày 1/10/2021. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ mới, ông La Văn Thịnh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính).
Xem thêm
Phiên bản di động