Bổ sung chế tài xử lý vi phạm về quản lý khoáng sản tại khu vực dự trữ quốc gia

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.
Bổ sung chế tài xử lý vi phạm về quản lý khoáng sản tại khu vực dự trữ quốc gia (xb 23.6)
Ảnh: Minh họa

Phạt từ 10 triệu đồng - 150 triệu đồng vi phạm quy định về quản lý khoáng sản

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản tại các điều của Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung Điều 54a vi phạm quy định về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện có nhiều dự án xây dựng công trình được triển khai trên khu vực đất mà bên dưới là khoáng sản thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Quy định này nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, tránh thất thoát tài nguyên khoáng sản tại khu vực nêu trên để phù hợp với quy định tại Nghị định số 51/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã được ban hành dẫn đến cần bổ sung quy định liên quan đến vi phạm quy định về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Theo dự thảo, vi phạm quy định về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được đề xuất xử phạt như sau: Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký, báo cáo khối lượng khoáng sản thu hồi với UBND cấp tỉnh nơi thực hiện dự án.

Phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng đối với hành vi không báo cáo UBND cấp tỉnh nơi có dự án để gửi văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, khoanh định phạm vi khu vực có khoáng sản bị tác động trong trường hợp khi triển khai thi công các hạng mục công trình của dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia mà bắt buộc phải san gạt, đào đắp bề mặt địa hình tác động trực tiếp đến khoáng sản dự trữ mà không thể bảo vệ nguyên trạng khoáng sản thuộc diện dự trữ và có văn bản chấp thuận việc thu hồi làm cơ sở UBND cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư quyết định việc thu hồi khoáng sản.

Hành vi thu hồi khoáng sản vượt quá phạm vi hoặc khối lượng khoáng sản mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khoanh định và được UBND cấp tỉnh nơi có dự án cho phép hoặc lập báo cáo sai về khối lượng khoáng sản thu hồi trình UBND cấp tỉnh sẽ bị phạt từ 50 đến 100 triệu đồng.

Phạt tiền từ 100 đến 150 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng việc thực hiện dự án đầu tư, xây dựng công trình để khai thác khoáng sản nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân vi phạm bị buộc phải cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép thu hồi hoặc phạm vi dự án về trạng thái an toàn; buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực khoáng sản; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc…

Khoáng sản tại khu vực dự trữ quốc gia phải được bảo vệ nghiêm ngặt

Về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, đầu tháng 4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2021/NĐ-CP về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Theo đó, khoáng sản tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của Luật Khoáng sản, nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Nghị định này.

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại các khu vực đã khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm: Bảo vệ khoáng sản trong phạm vi khu vực triển khai dự án theo quy định.

Bên cạnh đó, nghiêm cấm lợi dụng việc thực hiện dự án đầu tư, xây dựng công trình để khai thác khoáng sản nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Trường hợp vi phạm quy định này, ngoài việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm và khối lượng khoáng sản bị khai thác trái phép, chủ đầu tư dự án còn bị đình chỉ có thời hạn việc thực hiện dự án đầu tư hoặc bị thu hồi quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Nghị định 51 cũng quy định không thực hiện dự án đầu tư sau đây tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia: Các dự án đầu tư có mục đích sử dụng đất lâu dài, trừ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng; các công trình xây dựng thuộc cấp công trình đặc biệt, cấp I theo quy định pháp luật về xây dựng, trừ dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức, cá nhân khi lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải có đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng khoáng sản đã được khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia thuộc phạm vi dự án; phải có giải pháp bảo vệ loại khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ nêu trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

Về bồi thường thiệt hại khi thu hồi dự án đầu tư, nghị định nêu rõ, trường hợp Thủ tướng Chính phủ giảm diện tích khu vực dự trữ, giảm thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc dự án quan trọng quốc gia mà ảnh hưởng trực tiếp đến dự án đầu tư thì chủ đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật khác có liên quan.

Nhà nước không chịu trách nhiệm đền bù cho chủ đầu tư dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia khi đã hết thời gian dự trữ khoáng sản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ./.

Nam Khánh (TH)

Tin cùng chuyên mục

Tài sản đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công

Tài sản đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công

Cục Quản lý công sản -Bộ Tài chính vừa thực hiện xong Dự án “Nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công”. Đây là dự án đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán tài sản công, giúp các bộ, ngành, địa phương nắm chắc nguồn lực của Nhà nước để có kế hoạch tổ chức quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công hiệu quả, phục vụ công tác quản lý, điều hành của Chính phủ.
Ban hành Kế hoạch lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Ban hành Kế hoạch lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1708/QĐ-BTNMT về Ban hành Kế hoạch lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch nhằm mục đích cụ thể hóa tiến độ, các bước triển khai thực hiện công tác lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và làm căn cứ phân công trách nhiệm cụ thể đối với các bộ, ngành; UBND cấp tỉnh.
Khẩn trương xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh

Khẩn trương xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh

Thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Công điện số 1110/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hoàn thành xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 1443/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Chính phủ trước ngày 10/1/2022

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Chính phủ trước ngày 10/1/2022

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1427/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình Luật Đất đai và một số Luật khác được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và Chương trình năm 2022.

Tin khác

Hà Nội: Kiên quyết thực hiện chấm dứt dự án đầu tư, thu hồi đất do chậm đưa vào sử dụng

Hà Nội: Kiên quyết thực hiện chấm dứt dự án đầu tư, thu hồi đất do chậm đưa vào sử dụng

Ngày 13/8, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 2622/UBND-ĐT, thực hiện các nội dung kiến nghị của HĐND thành phố tại Báo cáo số 20/BC-HĐND ngày 28/7/2021 của HĐND Thành phố.
Chuyển mục đích sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh

Chuyển mục đích sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh

Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận UBND tỉnh Hà Tĩnh chuyển mục đích sử dụng 58,15 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.
Lạng Sơn: Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2030

Lạng Sơn: Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2030

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có Công văn số 966/UBND-KT chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện.
Quảng Ninh: Kiểm soát chặt chẽ các loại thuế, phí của vật liệu thi công các công trình sử dụng ngân sách

Quảng Ninh: Kiểm soát chặt chẽ các loại thuế, phí của vật liệu thi công các công trình sử dụng ngân sách

Ngày 8/7/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản số 4351/UBND-CN chỉ đạo việc tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc nộp các loại thuế, phí đối với vật liệu là đất, cát, đá, sỏi... sử dụng san lấp mặt bằng và để thi công các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Bổ sung chế tài xử lý vi phạm về quản lý khoáng sản tại khu vực dự trữ quốc gia

Bổ sung chế tài xử lý vi phạm về quản lý khoáng sản tại khu vực dự trữ quốc gia

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.
Hà Nội được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng hơn 25 ha đất trồng lúa

Hà Nội được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng hơn 25 ha đất trồng lúa

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý để UBND TP. Hà Nội chuyển mục đích sử dụng 25,57 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.
Hà Nội lựa chọn nhà thầu thực hiện mua sắm tập trung năm 2021 đợt 1

Hà Nội lựa chọn nhà thầu thực hiện mua sắm tập trung năm 2021 đợt 1

Trung tâm Mua sắm tài sản công và thông tin, tư vấn tài chính thuộc Sở Tài chính TP. Hà Nội vừa tổ chức lựa chọn qua mạng các nhà thầu thực hiện các gói thầu mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung (đợt 1) năm 2021, với tổng giá dự toán là 271,03 tỷ đồng.
Công văn số 238/BTC-QLCS ngày 08/01/2021: Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc QLSD nhà, đất phục vụ hoạt động đối ngoại

Công văn số 238/BTC-QLCS ngày 08/01/2021: Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc QLSD nhà, đất phục vụ hoạt động đối ngoại

Công văn 12748/BTC-QLCS ngày 16/10/2020: Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất đang giao cho công ty quản lý, kinh doanh

Công văn 12748/BTC-QLCS ngày 16/10/2020: Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất đang giao cho công ty quản lý, kinh doanh

Công văn 11313/BTC-QLCS ngày 17/09/2020: Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản

Công văn 11313/BTC-QLCS ngày 17/09/2020: Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản

Xem thêm
Phiên bản di động