Chính sách tài khóa đã khẳng định vai trò là trụ cột của nền kinh tế

Thời gian qua, các chính sách tài khóa đã khẳng định vai trò là trụ cột của nền kinh tế. Dù trong khó khăn, ngành Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp về giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp và người dân. Có thể nói, nguồn lực tài chính góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách tài khóa huy động nguồn lực cho phát triển

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, 2022 là một năm thành công trong thực hiện các mục tiêu về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN). Tăng trưởng GDP dự kiến từ 7,5 - 8%, CPI được kiểm soát theo mục tiêu. Thu ngân sách dự kiến đạt 1,614 triệu tỷ đồng, vượt khoảng 202,4 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 14,3% so với dự toán và tăng 2,9% so với kế hoạch năm 2021. Đáng chú ý, 2022 cũng là năm giảm thuế nhiều nhất, cao nhất trong lịch sử của ngành Tài chính với con số lên tới khoảng 233 nghìn tỷ đồng.

Trong năm 2022, để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội ban hành gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội lên đến 347 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 131 nghìn tỷ đồng đầu tư vào cơ sở hạ tầng; 14 nghìn tỷ đồng đầu tư vào y tế; 38 nghìn tỷ đồng vốn ưu đãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các chương trình tín dụng; 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2%; 6.600 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân…

Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung

Bộ Tài chính cũng đã triển khai các chính sách tài khóa tập trung vào hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, riêng năm 2022, Bộ Tài chính tham mưu trình các cấp có thẩm quyền giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất cho người dân và doanh nghiệp; giảm đến 37 khoản phí, lệ phí; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu... góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đã tham mưu Chính phủ thành lập Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19, đến nay đã huy động được gần 11 nghìn tỷ đồng, cùng với nguồn lực từ ngân sách “phủ sóng” vắc-xin, tiêm miễn phí cho toàn dân.

Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng cao, Bộ Tài chính chủ động trình các cấp có thẩm quyền giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu xuống mức sàn, giảm thuế nhập khẩu ưu đãi xuống 10% để giảm giá xăng dầu, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Các chính sách tài khóa đã góp phần huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo đường băng cho phát triển.

Thị trường tài chính là huyết mạch của nền kinh tế

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong thời gian qua, chính sách tài khóa được điều hành theo hướng chủ động, mở rộng hợp lý, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ góp phần vào việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, là tiền đề quan trọng để tạo thêm lòng tin của thị trường, nhà đầu tư, cũng như giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng trước biến động bất lợi của kinh tế - tài chính thế giới và tác động của đại dịch Covid-19, chính sách tài khóa đã được điều chỉnh thông qua việc miễn, giảm, gia hạn một số sắc thuế, phí, lệ phí. Chính việc điều hành chính sách tài khóa theo hướng mở rộng này, đã hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân có thêm nguồn lực để duy trì và khôi phục sản xuất, kinh doanh. Khi doanh nghiệp được tiếp thêm nguồn lực, vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (GDP) 2,91% năm 2020, 2,58% năm 2021 và 8,83% 9 tháng năm 2022.

Trên cơ sở minh chứng từ các con số, TS. Nguyễn Thị Mùi cho rằng, để xây dựng một nền tài chính quốc gia bền vững, thì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát là vấn đề rất quan trọng. Để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải phối hợp chặt chẽ. Chính sách tài khóa điều hành theo hướng linh hoạt; đẩy nhanh cơ cấu lại thu, chi NSNN.

Đối với thị trường tài chính, TS. Vũ Nhữ Thăng - Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng dù đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức khó lường, nhưng thị trường tài chính Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ và cân bằng hơn trong giai đoạn mới, thực hiện tốt vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, góp sức thúc đẩy phát triển kinh tế và hoàn thành các mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn 2021-2030.

Để phát triển thị trường vốn theo chiều sâu nhằm gia tăng vốn trung và dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế, theo TS. Vũ Nhữ Thăng, thị trường vốn cần được phát triển ổn định, bền vững với cơ cấu hợp lý giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế; chú trọng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế.

Cũng theo TS. Vũ Nhữ Thăng, trong ngắn hạn, ổn định kinh tế vĩ mô với trọng tâm là kiềm chế lạm phát là mục tiêu quan trọng. Về dài hạn, tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế hướng mạnh theo chiều sâu dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

* Ông Nguyễn Hồng Long - Phó Trưởng ban, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp:

Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Nguồn lực tài chính góp phần quan trọng tạo đà cho tăng trưởng
Ông Nguyễn Hồng Long

Trong thời gian từ tháng 8 năm 2021 đến nay, Chính phủ đã có 5 cuộc làm việc với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn và rất nhiều cuộc làm việc với các tập đoàn, tổng công ty lớn để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và tham gia vào việc phòng, chống dịch Covid-19. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt đồng bộ sâu sát của Chính phủ tùy từng thời điểm cụ thể và các doanh nghiệp trong cả nước tham gia tích cực, có trách nhiệm, tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều kết quả hết sức khả quan.

Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp nêu trên đặt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn một số khó khăn, tồn tại hạn chế, do đó, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Theo đó, cần tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, đảm bảo tính chủ động linh hoạt, hiệu quả phối hợp đồng bộ giữa chính sách tín dụng với chính sách tài khóa; có chính sách phù hợp công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, xăng dầu, hàng hóa dịch vụ quan trọng thiết yếu.

Bên cạnh đó, cần huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư và đẩy mạnh hơn nữa hình thức đối tác công tư; thực hiện một cách tích cực công tác xây dựng hoàn thiện thể chế cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

* Ông Vũ Chí Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế:

Cải cách hệ thống thuế đồng bộ, bền vững

Nguồn lực tài chính góp phần quan trọng tạo đà cho tăng trưởng
Ông Vũ Chí Hùng

Ngày 23/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 508/QĐ-TTg về Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 với mục tiêu hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững.

Trọng tâm công tác quản lý thuế đến năm 2030 dựa trên nền tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số.

Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025: Tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP. Đến năm 2030: Tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 16 - 17% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 14 - 15% GDP.

Chiến lược đã đề ra 13 chỉ tiêu chủ yếu theo các lĩnh vực trọng yếu của công tác quản lý thuế, chia thành 5 nhóm mục tiêu cụ thể. Về các giải pháp cải cách, Chiến lược đã đề ra các giải pháp cải cách chính sách thuế cho 9 nhóm sắc thuế chính như: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, các loại thuế liên quan đến tài sản…

* Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:

Gỡ rào cản thể chế, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Nguồn lực tài chính góp phần quan trọng tạo đà cho tăng trưởng
Ông Đậu Anh Tuấn

Đại dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn nhất là tìm kiếm khách hàng, tiếp cận vốn, những biến động của thị trường… Chỉ có 34% doanh nghiệp dự kiến mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới. Lần đầu tiên có 16,59% doanh nghiệp báo cáo dự định giảm quy mô kinh doanh hoặc đóng cửa doanh nghiệp. Đây là mức cao nhất trong kịch sử 15 năm tiến hành đánh giá, xếp hạng PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh).

Chương trình hỗ trợ phục hồi, thực hiện chính sách không đồng đều, một số nhóm chính sách nhanh, tốt và ngược lại một số nhóm chính sách triển khai còn chậm, hiệu ứng thấp. Nhóm chính sách tài khóa (giảm thuế, phí) có hiệu ứng thực tiễn tốt, tác động nhanh, diện doanh nghiệp tiếp cận rộng nhất.

Nghiên cứu VCCI thực hiện từ năm 2019 đến nay cho thấy, mâu thuẫn nhiều nhất liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư tập trung tại các Luật Đầu tư, Luật Đất đai, xây dựng, kinh doanh bất động sản… Thời gian tới, cần phải cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; đổi mới cách thức quản lý, chuyển sang hậu kiểm, quản lý rủi ro.

* Ông Francois Painchaud - Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế tại Việt Nam và Lào:

Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Á

Nguồn lực tài chính góp phần quan trọng tạo đà cho tăng trưởng
Ông Francois Painchaud

Với mức tăng trưởng mạnh đến hết tháng 9, chúng tôi đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam tăng thêm một điểm phần trăm trong năm 2022, lên mức 7% và mức tăng trưởng này thậm chí có thể còn cao hơn. Tuy nhiên, do cầu bên ngoài dự kiến ​​chậm lại và điều kiện tài chính thắt chặt hơn, chúng tôi đã điều chỉnh tăng trưởng trong năm 2023 của Việt Nam xuống 5,8%.

Mặc dù vậy mức này vẫn ngược với triển vọng mờ nhạt ở những nước khác và sẽ là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Á.

Dự báo lạm phát của Việt Nam ​​sẽ tăng lên trước khi dần trở lại dưới mức 4%. Trong bối cảnh hiện nay, chính sách tiền tệ cần tập trung vào ổn định giá cả. Nên cân nhắc một vị thế chính sách chặt chẽ hơn nếu áp lực lạm phát gia tăng và việc đảm bảo ổn định tài chính vẫn nên là ưu tiên hàng đầu.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Xem thêm
Phiên bản di động